Tăng cường và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 86 - 89)

và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên

Việc huy động nhà trường, gia đình và các tổ chức đồn thể cùng có trách nhiệm tham gia vào cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên chính là nhằm xây dựng nên môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đồn thể tự giác, tích cực tham gia vào sự nghiệp “trồng người”. Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động tích cực đến q trình học tập, rèn luyện của sinh viên.

Mỗi mơi trường giáo dục đều có thế mạnh có thuận lợi riêng và ưu thế đó có thể phát huy khi có sự kết hợp nhau:

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình là nơi chuyển giao các giá trị, ni dưỡng lớp trẻ. Có thể nói đây là mơi trường giáo dục đầu tiên rất quan

trọng đối với việc hình thành nhân cách lối sống có văn hóa cho mỗi người. Giáo dục gia đình ln có thế mạnh sự hiểu biết, tình thương u và trách nhiệm giữa những người thân với nhau. Điều này tạo nên sức mạnh cảm hóa to lớn mà nhà trường và xã hội khơng thể có được. Để cơng tác giáo dục có hiệu quả các bậc phụ huynh cần được trang bị kiến thức về giáo dục và phải có phương pháp giáo dục phù hợp, tránh dùng những hình phạt cũng như quá nng triều con cái hoặc phó thác hết cho nhà trường, xã hội hoặc có thái độ khắt khe với con cái đều có tác dụng phản giáo dục. Do đó, gia đình phải có phương pháp giáo dục thích hợp, nhất là về tác phong, lối sống, thị hiếu, cách ứng xử để đem đến hiệu quả giáo dục cao. Cha mẹ phải gần gũi, quan tâm, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của con trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời uốn nắn những lệch lạc sai trái trong nhận thức và trong hành vi của con em mình. Sự tiến bộ của con cái là niềm hạnh phúc của các bậc phụ huynh.

Các bậc cha mẹ phải thể hiện trách nhiệm trong việc giáo dục con cái, không ngừng nâng cao kiến thức, những hiểu biết cần thiết về giáo dục con theo từng lứa tuổi. Giúp con nhận thức đúng về cái đẹp, biết sống trung thực, tự trọng, nhân ái, biết kiềm chế và tránh xa mọi sự cám dỗ. Giúp các con tự định hướng trong quan hệ đối với người xung quanh, chống thói ích kỷ, vơ tình, thơ bạo. Giáo dục và rèn luyện cho con những thói quen cần cù trong học tập, kiên trì vượt khó, biết chia sẽ, giúp đỡ người khác.

Nhà trường, gia đình và xã hội phải kết hợp chặt chẽ trong quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên. Thế hệ trẻ ngày nay chịu sự giáo dục từ nhà trường rất sớm ngay tuổi ấu thơ. Nhà trường giữ vị trí chủ đạo trong việc xây dựng phẩm chất đạo đức cho thanh niên sinh viên để đào tạo họ thành một thế hệ hồn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em trở thành người chủ tương lai của đất nước. Nhà trường, gia đình và xã hội phải phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện để các em học tập

văn hóa, vui chơi lành mạnh, quan tâm về vật chất và tinh thần. Có như vậy, mới có thể ngăn ngừa được các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào thế hệ thanh niên sinh viên. Sự thống nhất biện chứng giữa giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội là yếu tố quyết định quá trình hình thành đạo đức nhân cách cho thanh niên sinh viên.

Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là sự phối hợp dựa trên cơ sở thực hiện thống nhất quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc giáo dục đạo đức sinh viên. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục nhằm tạo điều kiện cho sinh viên phát triển tồn diện, trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.

Để giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên cần phải thiết lập kỷ cương, kỷ luật học tập trong nhà trường bắt đầu từ việc xây dựng nền nếp học tập đến việc thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường. Cần khắc phục các hiện tượng bỏ học, lười học khơng chú tâm trong học tập. Nhà trường cần có những hình thức kỷ luật nghiêm đối với sinh viên vi phạm kỷ cương để ngăn chặn tình trạng sinh viên xem thường kỷ luật mà tiếp tục vi phạm.

Bên cạnh đó cần tạo ra mơi trường sư phạm để làm tốt công tác giáo dục, luôn trong sáng, mẫu mực, yêu nghề, thương yêu sinh viên và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Mỗi thầy cơ giáo phải là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Mỗi giáo viên cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, chú ý phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ các hoạt động của Đoàn như: tổ chức các hội trại, hội diễn văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu ngày thành lập Đảng, thành lập Đồn, 9/1, 30/4, tổ chức thi đấu thể dục, thể thao, các hoạt động nhân đạo từ thiện. Các hoạt động này được đa số sinh viên hưởng ứng và tham gia sơi nổi. Điều đó đã góp phần tích cực vào việc giáo dục đạo đức, xây dựng kỷ cương, nền nếp trong nhà trường. Có thể nói đây là một trong những giải

pháp hết sức cơ bản không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức hiện nay trong các trường đại học ở tỉnh Thái Ngun.

Ngồi ra, dư luận xã hội cũng đóng một vai trị quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ. Xã hội điều chỉnh các hành vi của con người chủ yếu bằng sức mạnh của dư luận. Điều đó biểu hiện thái độ của xã hội đối với hành vi đạo đức cá nhân. Dư luận xã hội phản đối, lên án thì tự cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Những tiêu cực đang diễn ra trong một bộ phận sinh viên như gian lận trong thi cử, lười biếng trong học tập, đua địi ăn chơi, vơ lễ, hành hung thầy cô giáo…đã và đang bị xã hội lên án. Điều này có tác dụng rất lớn, góp phần làm cho chúng khơng lây lan, từng bước giảm dần tình trạng vơ đạo đức đang diễn ra trong một bộ phận sinh viên ở đại học Thái Nguyên nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w