Tình hình kinh tế, văn hố, chính trị, xã hội, truyền thống của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 53 - 55)

của tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên vừa được tái lập từ tỉnh Bắc Thái cũ (gồm Thái Nguyên và Bắc Kạn) và chính thức hoạt động theo phạm vi lãnh thổ mới từ ngày 1/7/1997.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi với 9 đơn vị hành chính gồm thành phố Thái Nguyên - là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh và khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc; thị xã Sơng Cơng và 07 huyện (Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương).

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng núi nằm ở phía Đơng Bắc của Tổ quốc, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đơng Nam giáp 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc và phía Nam tiếp giáp với huyện Sóc Sơn thuộc ngoại thành Hà Nội. Từ vị trí đó nên Thái Ngun là tỉnh miền núi có địa hình khá đa dạng, bao gồm: vùng cao, vùng giữa và vùng thấp. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 125 xã, thị trấn miền núi và vùng cao (52 xã đặc biệt khó khăn và ATK), diện tích miền núi chiếm 71,18%.

Tồn tỉnh Thái Ngun có diện tích tự nhiên 3.534,5 km2, trong đó thành phố Thái Nguyên 189,70 km2, thị xã Sơng Cơng 83,64 km2, huyện

Định Hố 511,09 km2, huyện Phú Lương 368,97 km2, huyện Võ Nhai 840,25 km2, huyện Đại Từ 577,06 km2, huyện Đồng Hỷ 457,75 km2, huyện Phú Bình 249,36 km2 và huyện Phổ Yên 256,68 km2.

Trước đây và trong giai đoạn hiện nay, Thái Ngun ln được Chính Phủ coi là trung tâm văn hố và kinh tế của các dân tộc vùng Việt Bắc, nằm sát vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao thơng thuận lợi. Riêng đường bộ có tuyến nối liền thủ đô Hà Nội với Thái Nguyên và các tỉnh miền núi Đông Bắc Tổ quốc như tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh; đường thuỷ có Sơng Cầu bắt nguồn từ tỉnh Bắc Kạn chảy qua Thái Nguyên về Bắc Giang, cuối cùng hội nhập thành sơng Thái Bình. Ngồi ra tỉnh Thái Ngun cịn có tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên dài hơn 80 km.

Dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên (tính đến 31/12/2008) là 1.150.000 người, mật độ dân số trung bình là 325 người/km2 (là tỉnh có mật độ dân số trung bình - cả nước là 251,78 người/km2). Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 09 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh bao gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mơng, Sán Dìu, Sán Chay, Dáy và người Hoa. Dân số trong độ tuổi lao động là 695.351 người (chiếm 60,47% dân số tồn tỉnh), trong đó có 98.030 người là sinh viên chuyên nghiệp, học sinh học nghề và học sinh phổ thông (chiếm 14,1% dân số trong độ tuổi lao động).

Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, mật độ cao ở thành phố, thị xã, các thị trấn nhưng lại rất thưa thớt ở miền núi và đặc biệt là ở những xã vùng cao. Mật độ dân số cao nhất là thành phố Thái Nguyên 1.366 người/km2; thấp nhất là huyện vùng cao Võ Nhai 78 người/km2. Hầu hết dân cư sống ở nông thôn (tới 75,5%) và chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt nông lâm nghiệp; dân cư sống ở thành thị chỉ chiếm 24,5%.

Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo lớn đứng thứ ba trên toàn quốc sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, với lực lượng trí thức và đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật đơng đảo như vậy đã góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung.

Những đặc điểm về địa lý, dân cư, văn hố, xã hội như vậy có ảnh hưởng thuận lợi cho sự phát triển giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế xã hội ở vùng một vùng trung du. Tuy nhiên do tình hình dân cư đa dạng, phân bố khơng đồng đều, là tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sơng suối, núi non hiểm trở, việc đi lại học tập, giao thương của học sinh, sinh viên và nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với những tiềm năng và thế mạnh trên, các cấp bộ Đoàn Thái Nguyên quyết tâm cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phấn đấu đến năm 2020 xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (cơng nghiệp, thương mại, du lịch), văn hố, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu VậN DụNG tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên vào các trường đại học ở thái nguyên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w