hồn thiện thể chế chính trị
1.3.1. Q trình hình thành tư tưởng về cải cách thể chế chính trịcủa Đảng cộng sản Trung Quốc của Đảng cộng sản Trung Quốc
Các nhà chính trị Trung Quốc cho rằng thể chế chính trị là các loại chế độ chính trị cụ thể xây dựng trên cơ sở chế độ chính trị cơ bản và tổng hịa của cơ chế vận hành, thuộc kiến trúc thượng tầng.
Thể chế chính trị là hệ thống các quy tắc, quy định pháp luật, luật lệ với tư cách là chuẩn mực điều chỉnh hành vi của các chủ thể chính trị. Trong lịch sử nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã soạn thảo và ban hành 4 bản Hiến pháp, nhưng trước khi có bản hiến pháp đầu tiên thì một bản Cương lĩnh hội đồng Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân đã được cơng bố. Đó vừa đóng vai trị là cương lĩnh của mặt trận thống nhất vừa có ý nghĩa là Hiến pháp lâm thời của đất nước Trung Hoa.
Bộ Hiến pháp trên thể hiện rõ nhận thức của Đảng cộng sản Trung Quốc về thể chế chính trị cũng như những vấn đề cơ bản khác trong quá trình xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Hiến pháp này quy định rõ ràng chế độ chính trị, cũng như tổ chức và phạm vi quyền hạn của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ của cơ quan trong hệ thống chính trị Trung Quốc....
Một trong những vấn đề cơ bản trong thể chế chính trị Trung Quốc đó là chế độ Đại hội đại biểu nhân dân. Đây là hình thức tổ chức chính trị của nền chun chính dân chủ Trung Quốc và được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao.
Tiếp theo là chế độ hợp tác đa đảng phái và Hiệp thương chính trị do Đảng cộng sản Trung Quốc là chế độ chính trị cơ bản của đất nước Trung Hoa, ngoài ra, chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ căn bản của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ở Trung Quốc có 8 đảng phái dân chủ, các đảng này được thành lập trước khi nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập
và ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Cả Đảng cộng sản Trung Quốc và các đảng dân chủ này đều tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Một yếu tố tiêu biểu được xác định trong thể chế chính trị Trung Quốc là hình thức hợp tác và hiệp thương chính trị. Hình thức này bao gồm: Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân; các buổi tọa đàm các đảng dân chủ và nhân sĩ không đảng phái do Ban chấp hành Đảng cộng sản Trung Quốc cùng với cấp ủy địa phương triệu tập; Đại biểu quốc hội trong các đảng phái dân chủ tham chính nghị chính và phát huy vai trị giám sát với tư cách đại biểu quốc hội trong quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp....
Từ những nhận thức trên đã đưa đến những cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
Từ năm 1978 vấn đề cải cách chính trị ở Trung Quốc đã được tạo ra cùng với vấn đề cải cách kinh tế. Thế nhưng cải cách kinh tế được tiến hành nhanh chóng hơn so với cải cách chính trị. Tại Hội nghị Bộ chính trị mở rộng ngày 18/08/1980 Đặng Tiểu Bình cho rằng: "Cải cách chế độ lãnh đạo và các chế độ khác của Đảng và Nhà nước là để phát huy đầy đủ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa phát triển nhanh chóng........" ... "Nói về chế độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và chế độ cán bộ, thì tệ nạn chủ yếu là quan liêu, quyền lực quá tập trung, chế độ gia trưởng, chế độ cán bộ lãnh đạo suốt đời, và những hình thức đặc quyền đặc lợi khác..." trong bài phát biểu có tiêu đề: "Cải cách chế độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước". Mặc dù khơng nói trực tiếp đến cải cách thể chế chính trị nhưng đã đề cập đến một vấn đề cốt lõi của thể chế chính trị, đó là lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Năm 1984 Đảng cộng sản Trung Quốc ra Nghị quyết về cải cách thể chế kinh tế và cuộc cải cách này được tiến hành nhanh chóng trong khắp các vùng của đất nước Trung Quốc, trong khắp các lĩnh vực như: cơng nghiệp, dịch vụ, tài chính, tiền tệ...
Từ sau Đại hội của Đảng cộng sản Trung Quốc lần VIII năm 1987 thì q trình cải cách thể chế chính trị ở nước này đã bước đầu có những chuyển biến nhanh chóng. Thế nhưng do ảnh hưởng của những biến động to lớn như: sự sụp đổ của Liên Xô, hay những vấn để xảy ra trong nội bộ Trung Quốc đã làm chậm q trình cải cách thể chế chính trị.
Đến Đại hội XIV của Đảng cộng sản Trung Quốc (năm 1992) trước đòi hỏi phải cải cách phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Đảng cộng sản Trung Quốc phải tiến hành cải cách chính trị.
Tại Báo cáo chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc ở Đại hội lần thứ XV đã nhấn mạnh đến mục tiêu quản lý đất nước theo pháp luật: "ỷ pháp trị quốc" và xây dựng nhà nước chủ nghĩa xã hội.
Đại hội XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2002 đã nhận định lại quá trình phát triển của đất nước Trung Quốc và vấn đề cải cách thể chế chính trị đã được đề cập đến một cách cụ thể, đó là vấn đề: "văn minh chính trị" được đặt ngang hàng với "văn minh vật chất" và "văn minh tinh thần". Tuy nhiên trong thời gian này quá trình cải cách thể chế chính trị vẫn lạc hậu, đi sau một bước so với cải cách thể chế kinh tế, vì vậy mà vấn đề phát triển kinh tế xã hội bị cản trở.
Vậy nên tại Đại hội lần này một luận điểm mới về cải cách thể chế chính trị được đề xuất đó là: văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa, đó là một nét cơ bản trong chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Từ luận điểm này cho thấy quan điểm cải cách thể chế chính trị mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra đó là: Đảng lãnh đạo và giúp đỡ nhân dân làm chủ, động viên và tổ chức đông đảo quần chúng nhân dân căn cứ vào pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ xã hội, quản lý sự nghiệp kinh tế và văn hóa, bảo hộ và thực hiện các lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân.
Đến Đại hội XVII của Đảng, Đảng cộng sản Trung Quốc đã đặc biệt quan tâm đến cải cách thể chế chính trị. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ: Xây dựng pháp chế dân chủ đã có những tiến bộ mới. Cải cách thể chế chính trị đã được đẩy mạnh một cách vững chắc. Chế độ đại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng, hiệp thương chính trị do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, chế độ tự trị khu vực dân tộc khơng ngừng được hồn thiện, dân chủ cơ sở được tăng cường. Vấn đề nhân quyền phát triển lành mạnh. Mặt trận thống nhất yêu nước lớn mạnh. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đã cơ bản hoàn thành. Nguyên tắc cơ bản quản lý đất nước bằng luật pháp được quán triệt. Cải cách thể chế quản lý hành chính, cải cách chế độ tư pháp đã đi vào chiều sâu.
Trong q trình cải cách thể chế chính trị, việc chuyển đổi chức năng của chính quyền, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đã thu được những thành tựu to lớn. Tại kỳ họp Quốc hội tháng 3 năm 2008 Thủ tướng Ơn Gia Bảo đã trình bày bản báo cáo cơng tác của Chính phủ khẳng định những tiến bộ về cải cách chính trị trong thời gian qua. Báo cáo khẳng định: Trung Quốc luôn coi trọng công việc cải cách và xây dựng chính quyền. Trong hoạt động của Quốc hội đã coi trọng luật pháp, tăng cường sự giám sát hành chính làm chuẩn mực cơ bản trong cơng tác của Chính phủ. Đã xây dựng được bản quy định về cơng tác hành chính của Chính phủ. Mọi hoạt động đã dựa vào pháp luật, thúc đẩy chức năng và sáng tạo trong quản lý, tăng cường quản lý xã hội và dịch vụ công cộng. Chế độ phê duyệt đã được ban thành bộ luật, thúc đẩy cải cách chế độ phê duyệt.
Thêm nhiều thủ tục hành chính đã được cơng khai, chế độ cơng bố trên báo chí được đẩy mạnh, tăng cường xây dựng chính phủ điện tử. Cơng tác giám sát, kết tốn đã có thành tích tốt. Cơng tác bồi dưỡng về pháp chế quản lý đối với công chức đã được tăng cường hơn trước. Hoạt động phòng chống tham nhũng, lãnh phí, hối lộ cũng có những tiến bộ nhanh chóng. Cơng tác chống tham nhũng mà Đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc được tiến hành một cách nghiêm túc và hiệu quả. Nhiều vụ tham nhũng hối lộ có liên quan đến những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước được vạch trần và trừng trị một cách thích đáng.