Bài học kinh nghiệm về cải cách thể chế chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 39 - 46)

cộng sản Trung Quốc

1.3.2.1. Cải cách thể chế quản lý hành chính - xây dựng "Chính phủ phục vụ"

- Mục tiêu của cải cách thể chế quản lý hành chính

Xây dựng mơ hình: "Chính phủ phục vụ" là vấn đề chủ chốt và cơ bản trong quá trình cải cách quản lý hành chính ở Trung Quốc, đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản quan trọng được khẳng định tại Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII.

Mục tiêu cụ thể của chiến lược này là xây dựng nên một Chính phủ phục vụ để hồn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Trong bối cảnh mới yêu cầu chức năng của Chính phủ phải chuyển biến từ hoạt động tham dự trực tiếp vào hoạt động kinh tế vĩ mô và quản lý đầu tư trực tiếp sang phục vụ chủ thể thị trường và xây dựng mơi trường phát triển tốt, xóa bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết cho sự phát triển của thị trường, doanh nghiệp và cho tồn xã hội.

Xây dựng Chính phủ phục vụ để điều tiết phát triển kinh tế xã hội, thực tế sự phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc có sự mất đối xứng tức là sự phát triển của kinh tế không kéo theo sự phát triển hài hòa cân xứng của các lĩnh vực khác như: y tế, giáo dục và các dịch vụ công khác... Hơn thế các kết cấu xã hội (như việc làm, kết cấu dân số, khu vực thành thị) đều lạc hậu hơn nhiều so với kết cấu kinh tế. Việc xây dựng một Chính phủ theo hướng "Chính phủ phục vụ" sẽ góp phần làm chuyển biến phương thức quản lý của Chính phủ, đẩy mạnh sáng tạo phương thức quản lý mới, thực hiện quản lý giám sát tốt nền kinh tế - xã hội, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công...

Khơng những thế, việc xây dựng một Chính phủ phục vụ cịn nhằm đáp ứng mục tiêu cải cách sâu sắc thể chế quản lý hành chính vốn tồn tại nhiều hạn chế ở Trung Quốc. Đồng thời cịn có khả năng nâng cao trình độ cải cách của các cơ quan nhà nước và của cán bộ nhà nước, thúc đẩy các cơ quan và

các cấp chính quyền tự giác thực hiện cơng tác hành chính theo đúng ngun tắc và thơng lệ quốc tế. Từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chế độ xã hội, có lợi cho q trình mở rộng quan hệ với các nước bên ngoài, đảm bảo hiệu quả cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

- Nội dung của cải cách thể chế quản lý hành chính

Qúa trình xây dựng mơ hình "Chính phủ phục vụ" trải qua một giai đoạn tìm tịi thử nghiệm một cách cẩn thận và nghiêm túc ở nhiều địa phương tiêu biểu trên đất nước Trung Quốc như: ở thành phố Chu Hải, thành phố Thượng Hải, thành phố Thành Đô, ở tỉnh Quảng Châu.

Xây dựng "Chính phủ phục vụ" là q trình chuyển biến mối quan hệ giữa Chính phủ với cơng dân, chính phủ này hoạt động dưới sự chỉ đạo của tư tưởng lấy công dân là gốc, lấy xã hội là gốc của mọi hoạt động theo khuôn khổ của trật tự xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở ý chí và nguyện vọng của đơng đảo quần chúng nhân dân. Chính phủ phục vụ phải lấy việc phục vụ nhân dân là tôn chỉ trong mọi hoạt động của mình và phải làm tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân và xã hội.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ: xây dựng Chính phủ phục vụ việc đầu tiên là phải sáng tạo ra thể chế quản lý hành chính, phải nỗ lực chuyến biến chức năng, giải quyềt ổn thỏa các mối quan hệ, ưu hóa kết cấu, nâng cao hiệu quả, phải chuyển biến chức năng chủ yếu của Chính phủ sang việc điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và cung cấp dịch vụ công một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

Tại kỳ họp thứ ba Đại hội đại biểu nhân dân tồn quốc khóa 11 ngày 5/3/2010, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chỉ ra rằng tuy cải cách Chính phủ đã đạt được một số thành tựu và kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập khó giải quyết một cách ổn thỏa. Vậy nên thủ tướng đã chỉ rõ những mặt cần phải được chú ý như:

Phải lấy chuyển biến chức năng làm trung tâm, cải cách sâu hơn nữa thể chế quản lý hành chính, nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ thể

thị trường phát triển công bằng, cung cấp các dịch vụ công tốt nhất cho mọi người dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và tính chính nghĩa của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Xây dựng Chính phủ phục vụ là vấn đề mà Đảng, Chính phủ và nhân dân hết sức quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tiễn nghiên cứu lý luận Đảng và Chính phủ chỉ ra các vấn đề mang tính cốt lõi về Chính phủ phục vụ. Bên cạnh đó mơ hình này sẽ cung cấp các dịch vụ công tốt nhất và sự hài lòng với các dịch vụ.

1.3.2.2. Cải cách phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước - Phương châm cơ bản:

Cải cách trong phương diện này được thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất là chuyển từ chỗ chủ yếu dựa vào chính sách sang dựa vào

pháp chế. Điều này được thể hiện ở chỗ Đảng cộng Sản Trung Quốc đề ra phương châm quản lý đất nước bằng pháp luật. Có được nhận thức này là do sự tổng kết bài học, kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo đất nước và sự tiếp thu những thành quả của văn minh chính trị nhân loại. Đây là phương hướng cơ bản của việc cải cách, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản và xây dựng nhà nước pháp trị ở Trung Quốc.

Thứ hai là chuyển từ lãnh đạo bao biện, Đảng làm thay tất cả cơng việc

của nhà nước sang có sự kết hợp hữu cơ giữa lãnh đạo vĩ mô với lãnh đạo cụ thể. Tức là Đảng chỉ quản những việc lớn, những vấn đề có tính phương hướng, đường lối, chính sách, phương châm chiến lược... Ngồi ra, những việc làm từ sự cụ thể hóa các đường lối, chủ trương, phương châm đó thành thực tiễn Đảng cần phải có sự chỉ đạo cụ thể chi tiết. Đồng thời phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo trực tiếp và lãnh đạo gián tiếp, phát huy vai trò phối hợp. Đảng cộng sản Trung Quốc cịn đề cao uy tín của mình trong quần chúng nhân dân, coi đó là một nhân tố quan trọng trong cải cách, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Tại văn kiện Đại hội lần thứ XVI Đảng cộng sản Trung Quốc đã chỉ ra rằng: "Phải căn cứ vào nguyên tắc Đảng bao quát toàn cục để điều phối các

bên, đưa quan hệ giữa đảng ủy với Đại hội đại biểu nhân dân, chính quyền, hội nghị hiệp thương chính trị và đồn thể nhân dân vào quy củ". Chính vì vậy mà phải đặt ra u cầu định rõ chức năng của Đảng và Nhà nước, làm cho sự vận hành của Đảng và nhà nước được hài hịa, khơng có sự lấn sân, chồng chéo lên nhau mà có sự phối hợp thật nhịp nhàng, hiệu quả.

- Nội dung chủ yếu:

Trong mối quan hệ giữa Đảng và cơ quan lập pháp phải đảm bảo mọi chủ trương, chính sách đã được thơng qua tại cơ quan lập pháp, trải qua các trình tự theo quy định của pháp luật, được nâng lên thành pháp luật đó chính là sức mạnh của nhà nước. Vấn đề quan trọng là phải làm cho chủ trương của Đảng thành chính sách của Nhà nước chứ khơng phải dùng trực tiếp các nghị quyết, chính sách của Đảng thay cho pháp luật của Nhà nước.

Điều này đã được khẳng định trong Báo cáo đọc trước đại hội lần thứ XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc đó là: việc ủng hộ quốc hội phải căn cứ vào luật định, thực hiện các chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước cũng phải thực hiện theo các trình tự của pháp luật quy định, phải làm cho chủ trương của Đảng trở thành ý chí của nhà nước, làm cho người được tổ chức Đảng đề cử trở thành người lãnh đạo của cơ quan cơng quyền.... Báo cáo cũng nhận định rằng có những trường hợp có sự nảy sinh mâu thuẫn, lúc đó thì cần phải đặt ý chí của nhân dân lên hàng đầu trong mọi quyết sách cuối cùng.

Trong thực tế mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước là hết sức quan trọng bởi vì đây là cơ quan sẽ cụ thể hóa các đường lối chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước.

Đảng lãnh đạo cơ quan lập pháp tham gia tích cực vào cấp ủy của các tổ chức đảng tương đương. Hoặc thông qua sự tham gia của người đứng đầu các cơ quan lập pháp từ trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan này được kịp thời và đầy đủ hơn.

Thế nhưng sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan lập pháp chỉ là sự lãnh đạo về tư tưởng, đường lối, chính sách và tổ chức. Đảng chỉ lãnh đạo

trên cơ sở nắm đại cục và điều tiết các mặt. Đảng rất coi trọng cơng tác xây dựng và kiện tồn cơ chế khoa học hóa, quy phạm mối quan hệ giữa Đảng và Đại hội đại biểu nhân dân, đảm bảo cho cơ quan lập pháp chịu trách nhiệm độc lập, điều tiết nhất trí trong triển khai cơng tác của mình.

1.3.2.3. Cải cách sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc với chính hiệp và các tổ chức và đồn thể xã hội

- Sự lãnh đạo của Đảng với chính hiệp:

Đây là một trong những nội dung được Đảng cộng sản Trung Quốc hết sức coi trọng, ngày 8/2/2006 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã ban hành văn kiện: "Ý kiến về việc tăng cường cơng tác chính hiệp nhân dân" trong đó khẳng định những vấn đề cơ bản như: khẳng định chính hiệp nhân dân là một bộ phận cấu thành quan trọng của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Chính vì vậy phải làm tốt cơng tác hiệp thương chính trị của Chính hiệp nhân dân, phải tích cực thực hiện và thúc đẩy giám sát dân chủ của Chính hiệp nhân dân, triển khai tham chính nghị chính của Chính hiệp nhân dân, thực hiện tốt cơng tác tự xây dựng của Chính hiệp nhân dân, tăng cường và hồn thiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Chính hiệp nhân dân.

Đến Đại hội lần thứ XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ ra rằng: Kiên trì cơng tác Chính hiệp nhân dân trên cơ sở thực hiện hai chức năng chủ yếu là đoàn kết và dân chủ, thúc đẩy cơng tác hiệp thương chính trị, giám sát dân chủ và xây dựng chế độ tham chính nghị chính, đưa nội dung hiệp thương chính trị vào trình tự quyết sách, hồn thiện cơ chế giám sát dân chủ, nâng cao hiệu quả tham chính nghị chính, tăng cường hồn thiện Chính hiệp, phát huy tác dụng quan trọng trong việc điều tiết quan hệ, tập trung sức mạnh, kiến nghị chính sách, phục vụ đại cục....

Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cơng tác Chính hiệp đã đi vào thực chất, đạt được hiệu quả cao và thu được những thành tựu nhất định. Các kiến nghị của Chính hiệp đã trở thành những căn cứ quan trọng để Đảng và Nhà nước đưa ra các quyết sách quan trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơng đảo quần chúng nhân dân.

Tăng cường hợp tác và liên hiệp với các Đảng dân chủ là một trong những nội dung quan trọng của cải cách sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc vừa là đảng cầm quyền vừa là hạt nhân lãnh đạo sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Các đảng phái chính trị (các đảng dân chủ) ở Trung Quốc chỉ là đảng tham chính, là liên minh chính trị của một bộ phận người lao động xã hội chủ nghĩa và của một bộ phận người yêu nước bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Các đảng dân chủ này cùng chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc về chính trị, đó là sự lãnh đạo về nguyên tắc chính trị, phương hướng chính trị, phương châm chính sách quan trọng.

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức, đoàn thể xã hội

Đối với các tổ chức, đoàn thể xã hội Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành sự lãnh đạo của mình chủ yếu trên lĩnh vực chính trị. Nó được thể hiện ở việc Đảng ln nắm vững phương hướng chính trị của tổ chức xã hội,của các đoàn thể xã hội. Đồng thời giám sát chặt chẽ việc tổ chức xã hội, các đoàn thể xã hội tuân thủ các quy phạm đạo đức xã hội và những quy định của pháp luật. Sự quản lý của Đảng đối với tổ chức, đoàn thể xã hội này cơ bản là dựa vào ảnh hưởng của chủ trương, đường lối chứ không phải dựa vào cơ cấu nhân sự của các tổ chức này. Từ đó tạo ra sự thuận lợi tạo điều kiện cho các tổ chức, các đoàn thể xã hội có thể tự quyết trong các hoạt động của mình mà vẫn khơng xa rời sự lãnh đạo về chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Nhìn chung, phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với các tổ chức này là: ủng hộ họ trong việc triển khai công tác theo quy định của pháp luật và điều lệ của mình. Vấn đề cốt lõi quan trọng nhất là trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền và đơng đảo quần chúng nhân dân trong nước.

Từ các tổ chức, các đoàn thể xã hội này Đảng hiểu rõ tâm tư, nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo quảng đại quần chúng nhân dân trong nước, để ra đề ra những chủ trương, đường lối phù hợp với lòng dân, với thực tiễn của đất nước, làm cho các chủ trương đó dễ đi vào cuộc sống, tăng hiệu quả hoạt động của một bộ phận quan trọng trong nền chính trị Trung Quốc.

Như vậy, thông qua việc làm rõ một số khái niệm, các quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về thể chế chính trị, đồng thời đánh giá những kinh nghiệm của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc xây dựng và hồn thiện thể chế chính trị giúp chúng ta có một cái nhìn cụ thể, khách quan và khoa học hơn về thể chế chính trị, từ đó đi sâu, phân tích những yếu tố tác động và thực trạng quá trình xây dựng, hồn thiện thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w