- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập, nhưng có Hộ
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về thể chế chính trị
2.2.1.1. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946
Tháng 11/1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hiến pháp gồm có lời nói đầu và 7 chương. Về thể chế nhà nước, Hiến pháp xác định rõ 3 cơ quan: Cơ quan
lập pháp gồm Nghị viện nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp, vì đây là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thơng qua đó nhân dân sử dụng quyền làm chủ của mình. Cơ quan hành pháp là Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch nước, dưới đó là Phó Chủ tịch nước và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng, có thể có phó thủ tướng, đều là đại biểu Nghị viện. Chủ tịch nước do Nghị viện cử ra, nhiệm kỳ 5 năm, là nguyên thủ quốc gia, thay mặt nhân dân trong quan hệ đối nội, đối ngoại.Cơ quan tư pháp gồm Toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp. Các thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm, làm việc suốt đời khơng theo nhiệm kỳ. Về chính quyền địa phương, cả nước chia thành ba bộ: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Dưới đó là tỉnh, huyện, xã. Bản hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ nhân dân, có ý nghĩa vơ cùng to lớn, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nhân dân Việt Nam xây dựng một Nhà nước độc lập và thật sự trở thành người chủ của đất nước.
2.2.1.2. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959
Hiến pháp năm 1959 đã thể hiện rõ quyền lãnh đạo của Đảng một cách công khai. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được khẳng định là nhân tố quyết định cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trong đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong thời kỳ này, Đảng tiếp tục lãnh đạo xây dựng thể chế nhà nước từ Trung ương đến địa phương; củng cố các tổ chức đoàn thể nhân dân; xây dựng cơ chế, pháp luật, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền…Dựa trên nền tảng dân chủ, quyền làm chủ đất nước và xã hội của nhân dân mà xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước; hướng toàn bộ hoạt động của thể chế nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền vào thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Những nội dung cơ bản của việc xây dựng thể chế chính trị dân chủ nhân dân đã được Đảng ta thực hiện nhất quán trong suốt các thời kỳ lịch sử. Nhà nước dân chủ nhân dân chuyển sang làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vơ sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã tổ chức thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại. Đặc trưng lãnh đạo của Đảng đối với thể chế chính trị thời kỳ này là sự thống nhất, gắn bó giữa Đảng với Nhà nước và các đồn thể quần chúng, là tính tiên phong gương mẫu của đảng viên. Đảng không chỉ lãnh đạo bằng đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện, mà còn là người đi tiên phong trong thực hiện đường lối đó. Đảng trong thời chiến gắn với Nhà nước, hố thân vào Nhà nước. Tồn bộ hoạt động của Nhà nước phải tuân theo chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện là yêu cầu khách quan, phù hợp với nhiệm vụ thời kỳ này. Sự nhất thể hố chính trị trong thời chiến đã tạo ra sức mạnh tập trung chính trị, đưa tới thắng lợi trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta.
Sau thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng đã quyết định quá trình phát triển về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, vị trí thể chế nhà nước. Ở miền Bắc sau năm 1954, các tổ chức trong thể chế chính trị từ Trung ương đến địa phương được khôi phục cả về tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp năm 1946. Miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, tạo sức mạnh chi viện cho miền Nam.
Đáp ứng đòi hỏi yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 31/12/1959, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới, với 10 chương, 112 điều. So với bản Hiến pháp năm 1946, thể chế nhà nước có những thay đổi:
- Thể chế cộng hoà đã được xác định trên cơ sở bản chất và các nguyên tắc của chế độ XHCN. Bản chất của Nhà nước đã được xác định rõ ngay trong
Lời nói đầu Hiến pháp 1959: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Sự xác định rõ ràng bản chất giai cấp công nhân của thể chế đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước.
- Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội được mở rộng: quyền quyết định kế hoạch kinh tế nhà nước, ấn định các thứ thuế…Về tổ chức, Quốc hội bầu uỷ ban thường trực, các uỷ ban thường xuyên và các uỷ ban tạm thời, có quyền hạn, chức năng cụ thể, làm việc thường xuyên và sâu sát hơn.
- Chế định Chủ tịch nước trước đây nằm trong Hội đồng Chính phủ, nay tách ra thành chế định riêng.
- Hội đồng Chính phủ vẫn được khẳng định là cơ quan hành chính cao nhất. Về tổ chức, thành phần của Hội đồng Chính phủ khơng có các thứ trưởng như trước. Các bộ trưởng hoạt động và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ.
- Hệ thống cơ quan tư pháp khơng cịn nằm trong Hội đồng Chính phủ như trước, mà là một hệ thống cơ quan độc lập với chế độ bầu thẩm phán và nguyên tắc chỉ tuân theo pháp luật. Một trong những thay đổi lớn nhất là thành lập hệ thống cơ quan riêng biệt: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, huyện, các Viện kiểm sát quân sự.
- Hiến pháp năm 1959 khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước và Nhà nước hoạt động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Như vậy, Hiến pháp năm 1959 không đặt vấn đề phân định quyền lực nhà nước theo cơ chế vận hành giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như các thể chế cộng hồ tư sản. Sự bố trí cơ cấu tổ chức và thực hiện quyền lực theo nguyên tắc: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
2.2.1.3. Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980
Sau khi miền Nam được giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hồn thành, cả nước đi lên CNXH. Thực tiễn địi hỏi phải có một thể chế chính trị thống nhất, có hiến pháp chung cho cả nước, phù hợp với giai
đoạn mới của đất nước. Kỳ họp Quốc hội chung cả nước (7/1976) đã thống nhất thông qua các nghị quyết về tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội. Các cấp chính quyền đều có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Ngày 18/12/1980, Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua bản Hiến pháp mới - hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước. Hiến pháp lần đầu tiên quy định vai trò, chức năng của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng các học thuyết Mác-Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”. Hiến pháp thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là việc thể chế hố quy luật cơ bản trong tiến trình cách mạng Việt Nam, là sự sáng tạo độc đáo của Đảng ta về chun chính vơ sản. Hiến pháp năm 1980 nhấn mạnh bản chất Nhà nước ta về chun chính vơ sản và nguyên tắc làm chủ tập thể: Những quy định của Hiến pháp đáp ứng các nhu cầu và nhiệm vụ của xây dựng chế độ làm chủ tập thể và một nền kinh tế kế hoạch tập trung cao và bao cấp. Thực tế những năm 1980 - 1985 đã bộc lộ những hạn chế của Quốc hội trong vai trò lập pháp, giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Có thể nói thời kỳ này cơ chế làm chủ tập thể và tập trung quan liêu đã bao trùm lên tổ chức và hoạt động của tất cả các bộ phận thành hệ thống quyền lực từ Trung ương đến địa phương.
2.2.2.4. Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Năm 1992, bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới được Quốc hội thơng qua, đặt nền tảng cho việc hình thành thể chế chính trị mới, đáp ứng yêu cầu, địi hỏi của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Thể chế chính trị Việt Nam hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hồ XHCN VN và các tổ chức chính trị - xã hội. Thể chế chính trị hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước là trụ cột, các tổ chức chính trị- xã thể
hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, hướng tới thực hiện ngày càng đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Bản hiến pháp mới đã được thơng qua ngày 15/4/1992, gồm lời nói đầu, 12 chương, 147 điều. Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của thể chế chính trị được đổi mới thể hiện trên những nét cơ bản sau:
Trước hết, khẳng định những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã đạt được trong những năm qua; khẳng định bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân mà nền tảng là khối liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức; khẳng định vai trị lãnh đạo của Đảng, nhấn mạnh Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhà nước, Đảng và nhân dân ta; Xác định vị trí trung tâm của nhà nước trong hệ thống chính trị và đề cao vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội, khẳng định nó khơng chỉ là chỗ dựa vững chắc của nhà nước mà còn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Nguyên tắc tập quyền trong thể chế nhà nước khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng phối hợp giữa ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Về tổ chức nhà nước, có những thay đổi rất căn bản: Quốc hội bên cạnh những quy định truyền thống với tính cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng khơng phải là “cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan nhà nước” Như quy định trong hiến pháp năm 1980. Bản hiến pháp năm 1992 đặt cơ sở pháp lý cho việc phân công quyền lực giữa các thiết chế nhà nước, tiến tới mơ hình tổ chức khơng có cơ quan nào độc quyền quyền lực.
Về chế độ kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế dựa trên hai hình thức sở hữu (tồn dân và tập thể) sang hình thức kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Chính sách đối ngoại của nhà nước cũng được xác định lại trên thực tế và thể hiện sự mềm dẻo hơn so với hiến pháp năm 1980.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội tiếp tục được khẳng định và đây là nguyên tắc không thay đổi của cách mạng Việt Nam.
Hiến pháp 1992 được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001
Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nghị quyết này được ban hành ngày 7/1/2002).
Quốc hội khóa X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội khóa X có trọng trách tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược của Đảng; Cụ thể hóa đường lối, chính sách mà Đại hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra. Trong 5 năm qua, Quốc hội khóa X tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức của Quốc hội, đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII và Đại hội lần thứ IX của Đảng, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Quốc hội đang phát huy vai trò của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, của dân tộc và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, từng bước hoàn thiện xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ, tăng cường pháp chế, hiệu lực quản lý và giám sát bộ máy Nhà nước. Ngẫm suy về giá trị lý luận và thực tiễn của Quốc hội Việt Nam thời thiết lập chế độ dân chủ cộng hồ, Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh ngun chủ tịch Quốc hội đã nói: Truyền thống yêu nước cách mạng và những kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội khoá I dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh đang tiếp tục khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cho Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền mang đậm bản sắc Việt Nam và dấu ấn của thời đại.
Có thể khẳng định rằng : Nhờ những đổi mới tích cực mà Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, tham gia ngày càng sâu rộng vào quá
trình tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần cho sự phát triển của đất nước, đưa Việt Nam vào vị trí xứng đáng trên thế giới ; trong những thành cơng nói chung đó có thành cơng về đổi mới thể chế chính trị.