- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập, nhưng có Hộ
3.2.3. Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị nhất thiết phải trên cơ sở bảo đảm giữ vững và tăng
trị nhất thiết phải trên cơ sở bảo đảm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền lãnh đạo HTCT và toàn xã hội, người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh theo định hướng XHCN, bởi vậy, quan điểm có tính ngun tắc, điều kiện tiên quyết bảo đảm bảo cho sự thắng lợi của q trình xây dựng và hồn thiện thể chế chính trị Việt Nam là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đại hội VI, Đại hội xác lập tư duy đổi mới, trên cơ sở tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm, trong đó có
bài học “Phải xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng XHCN” [12, tr.364 - 365].
Tổng kết 5 năm thực hiện đường lối đổi mới Đại hội VII thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong đó khẳng định: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, yêu cầu Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, khơng ngừng nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền: để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Đảng. Thường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao. Đảng quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng của nhân dân.
Trong điều kiện cầm quyền, yêu cầu xác lập và hiện thực hóa lý luận về sự cầm quyền của Đảng (lý luận về chính Đảng và sự cầm quyền của Đảng) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đảng cộng sản Trung Quốc đã tiên phong trong công việc xây dựng lý luận cầm quyền của đảng, bộ phận thành lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc và lý luận chính đảng, định hướng chỉ đạo việc xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền. Chính vì vậy, năng lực cầm quyền và tính tiên phong của Đảng cộng sản Trung Quốc được tăng cường. Trên nguyên tắc lấy lý luận XHCN đặc sắc Trung Quốc làm chỉ đạo, lấy năng lực cầm quyền và tính tiên phong làm mục tiêu; qua tổng kết kinh nghiệm và bài học cầm quyền của đảng cộng sản và những quy luật chung chính đảng cầm quyền của chủ nghĩa Mác, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ ba, khóa XVI đã chỉ ra những nội dung cơ bản và vai trò của lý luận cầm quyền của Đảng, Đại hội XVII Đảng cộng sản Trung
Quốc tiếp tục phát triển và cụ thể hóa lý luận cầm quyền của đảng thành bảy nội dung cơ bản: 1)Quan niệm cầm quyền; 2) cơ sở cầm quyền; 3) phương lược cầm quyền; 4) thể chế cầm quyền; 5)phương thức cầm quyền; 6) tài nguyên cầm quyền và môi trường cầm quyền của đảng; 7)tăng cường và cải thiện tồn diện cơng tác xây dựng tư tưởng, tổ chức, tác phong và chế độ của Đảng. Lý luận cầm quyền của Đảng cộng sản Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở cầm quyền dân chủ, khoa học và cầm quyền theo pháp luật. Từ việc xây dựng và từng bước hoàn thiện lý luận cầm quyền đối với đảng cầm quyền.
Với Đảng ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, trên cơ sở thường xuyên tổng kết thực tiễn, Đảng luôn quan tâm tới việc xây dựng và phát triển lý luận về sự lãnh đạo của Đảng, về đổi mới công tác tổ chức, công tác cán bộ, về đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo nhằm khơng ngừng hồn thiện tư duy lý luận về sự cầm quyền duy nhất của Đảng cộng sản trong điều kiện phát triển KTTT hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng và hồn thiện thể chế chính trị đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Bài học đau xót về sự sụp đổ nhanh chóng với hậu quả nặng nề khó khắc phục một chính đảng lớn bậc nhất thế giới và cũng lớn nhất lịch sử, Đảng cộng sản Liên Xô, do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quan liêu, mất dân chủ, xa rời nhân dân, đánh mất lòng tin của dân và sự đồng thuận của xã hội. Bởi vậy, Đảng phải ln tự đổi mới, hồn thiện mình và thực hành dân chủ một cách đẩy đủ, nhất quán nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, tính tiên phong và sức chiến đấu, nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng ngang tầm với yêu cầu thời đại, khâu then chốt, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình đổi mới, để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, Đảng đặc biệt quan tâm giải quyết mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây thực sự là khâu đột phá trong lý luận cầm quyền của Đảng.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo chủ yếu bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước. Nhà nước mạnh, tức là Đảng mạnh, bởi vậy, yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cũng đồng nghĩa với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh có đủ trình độ và năng lực quản lý đất nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng tập trung ở đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước để Đảng nắm và sử dụng quyền lực nhà nước vào việc lãnh đạo thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết; sự lãnh đạo được thể chế hóa, cụ thể hóa thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương trình cơng tác lớn của Nhà nước; bố trí đúng cán bộ và thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội. Nhà nước do nhân dân bầu ra. Nhân dân làm chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đơn đốc và phê bình Chính phủ. Nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ để Chính phủ làm trọn phận sự mà nhân dân giao phó. Để quần chúng nhân dân ủng hộ và tham gia tích cực vào q trình đổi mới chính trị thì phải hết sức chăm lo tới lợi ích, nhu cầu thiết thân, hàng ngày của dân chúng, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, cơng bằng, bình đẳng, những giá trị rất cơ bản của phát triển: “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt” [32, tr.290 -291].