Thể chế hóa, cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 129 - 131)

- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập, nhưng có Hộ

3.3.5. Thể chế hóa, cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thể hiện sự thống nhất và bản chất chính trị của chế độ chính trị XHCN ở nước ta, xác định mối tương quan giữa một Đảng duy nhất cầm quyền, là do dân, của dân và vì dân quản lý và vai trò, địa vị làm chủ của nhân dân trong quá trình đổi mới HTCT, xây dựng hồn thiện thể chế chính trị. Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” chỉ có thể vận hành và đưa lại kết quả thiết thực khi các quan hệ Đảng, Nhà nước, nhân dân được phân biệt rành mạch về quyền hạn và trách nhiệm và phải được thể chế hóa thành qui định, chế độ và có cơ chế, chính sách thúc đẩy sự hoạt động tích cực của mỗi chủ thể. Nói cách khác cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý phải được thể chế hóa trên cả ba phương diện; Pháp luật hóa; tổ chức hóa và cơ quan chế, chính sách hóa.

Trong một xã hội dân chủ, người dân sẽ thể hiện sự đồng thuận của mình một khi phương châm: “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” đươc thực hiện, một khi việc lựa chọn những đại diện của mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua bầu cử và thực hành phương thức trưng cầu ý dân (phê chuẩn Hiến pháp). Do vậy, quyền lực chính trị của Đảng khơng thể chỉ do Đảng tự quy định trong Điều lệ Đảng mà quan trọng là phải được quy định bằng pháp luật và hoạt động của các tổ chức đảng trong việc thực hiện quyền lãnh đạo Nhà nước đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, được xác định và giới hạn bởi pháp luật. Nếu quyền lực của Đảng do Đảng tự đề ra, khơng được kiểm sốt, khơng giới hạn, chắc chắn nó sẽ thiếu tính chính đáng của quyền lực và không tránh khỏi xu hướng “siêu quyền lực”.

Đồng thời, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cũng phải trên nguyên tắc: tôn trọng quyền hạn của các cơ quan nhà nước đã được luật pháp quy định. Sự quy định quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong Hiến pháp và pháp luật đối với việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp đã tạo ra địa vị pháp lý độc lập cho các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhân dân. Nhà nước thực hiện việc quản lý, điều hành đất nước

bằng luật pháp, trong khuôn khổ luật pháp và dưới quyền lực của pháp luật. Do vậy, Đảng không thực hiện quyền lực nhà nước, không làm thay Nhà nước, không áp đặt Nhà nước, một khi luật pháp không quy định như vậy.

Về nguyên tắc, quyền hạn luôn luôn gắn với trách nhiệm và cùng với nó là thể chế và các biện pháp kiểm soát quyền lực. Quyền hạn được trao càng cao, càng quan trọng, thì trách nhiệm của chủ thể được trao quyền phải càng lớn, và các biện pháp kiểm soát quyền lực càng phải được thiết kế một cách chi tiết và cụ thể để tránh hiện tượng lạm quyền. Như vậy, đối với mỗi chức danh quyền lực trong Đảng và Nhà nước đều phải thiết kế sao cho có một cơ chế trách nhiệm và cơ chế kiểm soát quyền lực khả thi và cụ thể để nhân dân có thể biết trách nhiệm thuộc về ai trước những thành công và thất bại của các chính sách.

Trong quan hệ Đảng với Nhà nước, Đảng là đảng cầm quyền thực hiện sự lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội chủ yếu bằng Nhà nước; Nhà nước là công cụ, phương tiện để Đảng thực hiện sự lãnh đạo.

Trong mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực, nhân dân thực hiện quyền lực của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan hệ giữa Đảng và dân là quan hệ máu thịt. Nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền là sự xa rời giữa Đảng và dân; nhân dân thờ ơ với Đảng.

Trong quan hệ giữa Nhà nước và dân thì dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Về bản chất, nhà nước khơng có quyền, quyền lực nhà nước là do nhân dân uỷ quyền mà có. Nhà nước tồn tại để phục vụ nhân dân chứ không phải dân tồn tại để phục vụ nhà nước. Bởi vậy, cần phải sửa đổi Luật bầu cử bảo đảm dân chủ trong việc lựa chọn những người đại diện cho quyền lực của dân; phải thiết lập những giới hạn quyền lực của Nhà nước trong Hiến pháp và pháp luật; tạo lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong và ngoài bộ máy nhà nước bảo đảm chức năng cai trị của Nhà nước chuyển thành chức năng phục vụ nhân dân; cán bộ, công chức phải trở thành công bộc của dân.

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w