- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập, nhưng có Hộ
2.2.4. Thể chế các tổ chức chính trị-xã hộ
Các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội Nơng dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh. Tuy vậy, ở nơng thơn rất ít nơi có tổ chức cơng đồn, vì vậy, nói đến các đồn thể nhân dân ở cơ sở (xã, phường) thuộc hệ thống chính trị chủ yếu có năm tổ chức sau: Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hoạt động theo điều lệ của mình, có chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đều hướng vào mục tiêu chung là vận động nhân dân hăng hái thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở cơ sở.
Trên cơ sở vị trí, vai trị của các tổ chức đồn thể nhân dân được hiến pháp năm 1992, Luật mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 và nhiều luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều lệ của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã xác định: là bộ phận trọng yếu của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; là sợi dây, cầu nối của Đảng, Nhà nước và nhân dân; đại diện cho lợi ích của quần chúng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng, giám sát và tham gia quản lý hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội trong việc đảm bảo quyền lợi chính đáng của quần chúng theo quy định của pháp luật; là trường học giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đoàn viên, hội viên, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đại hội VIII của Đảng xác định: Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Các đoàn thể nhân dân thống nhất, phối hợp hoạt động của các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, giám sát việc thực thi dân chủ, bảo vệ, chăm lo lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân do vậy việc đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ đổi mới là một yêu cầu khách quan, cấp bách. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã chỉ rõ: Kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ mỗi tổ chức, chú trọng ở hai cấp Trung ương và cấp cơ sở, khắc phục tình trạng hành chính hố, đổi mới phương thứch hoạt động bảo đảm đúng tơn chỉ, mục đích, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở; chăm lo một cách thiết thực chính đáng quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các hội viên, đồn viên.
Trong thực tế thực hiện Nghị quyết Trung ương 8B khoá VI (ngày 27/3/1990) nhiều Đảng bộ các cấp ở các địa phương trong cả nước đã quán triệt 4 quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác quần chúng, nhận thức rõ và phát huy được về vai trị, vị trí, tầm quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội. Các cấp uỷ Đảng đều coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ then chốt, đổi mới các tổ chức chính trị - xã hội là yếu tố cơ bản đảm bảo thắng lợi. Hàng năm Đảng uỷ các cấp đều có nghị quyết chuyên đề hoặc nghị quyết về kinh tế - xã hội, trong đó có phần bàn về cơng tác mặt trận, các đoàn thể, nêu rõ trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở nhiều địa phương cịn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, yêu cầu đổi mới toàn diện nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động của từng tổ chức, tập hợp đơng đảo đồn viên, hội viên, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, phục vụ sự nghiệp đổi mới tồn diện vì dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh là yêu cầu khách quan và cấp thiết….
Như vậy, thực trạng của thể chế chính trị Việt Nam hiện nay đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức song bên cạnh đó cũng có khơng ít những thuận lợi vì vậy, việc khắc phục mặt hạn chế, phát huy tối đa những thuận lợi là u cầu quan trọng, có tính chất quyết định tới quá trình xây dựng và hồn thiện thể chế chính trị Việt Nam hiện nay.
Chương 3