- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập, nhưng có Hộ
3.3.2. Tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức và phong cách lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, năng lực cầm quyền
nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, năng lực cầm quyền của Đảng
Là đảng duy nhất cầm quyền trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN hội nhập quốc tế, để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và năng lực cầm quyền đòi hỏi Đảng phải tự đổi mới cả về tổ chức, phương thức và phong cách lãnh đạo.
Trọng tâm trong công tác đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong thời gian tới cần tập trung vào một số khâu trọng tâm:
Một là, đổi mới công tác tổ chức cán bộ
Công tác tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; điều chỉnh, bổ sung và quy định cụ thể hợp lý hơn chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động và lề lối làm việc của mỗi tổ chức. Tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp.
Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, cơng tác tổ chức của Đảng cần có mặt đổi mới mạnh mẽ tập trung khắc phục tình trạng song trùng hai nhánh quyền lực, hai bộ máy, hai loại cán bộ, hai cơ chế hoạt động khác nhau là Đảng và Nhà nước. Chức năng lãnh đạo, quyền lực chính trị chưa rõ, càng xuống dưới càng lẫn lộn chức năng, Đảng làm thay chính quyền. Một số tổ chức cơ sở đảng về thực chất không rõ đối tượng lãnh đạo, phạm vi, công cụ và phương thức lãnh đạo. Giải pháp có tính đột phá, trước mắt cần rà sốt về phương diện tổ chức các tổ chức Đảng và các tổ chức Nhà nước, sớm hợp nhất những tổ chức có cùng chức năng, nhiệm vụ, chẳng hạn có thể sát nhập Ban tổ chức Trung ương với Bộ Nội Vụ. Về công tác cán bộ, cần tiếp tục thể chế hóa và xác định một số giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về “chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Triển khai tương đối đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Thời gian tới, để xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng u cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; có tinh thần đồn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong trào làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tất cả các khâu của công tác cán bộ, từ việc xây dựng và thực hiện tốt chiến lược và qui hoạch cán bộ; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đổi mới cơ chế đánh giá, tuyển dụng; đổi mới cơ chế chính sách sử dụng, trọng dụng và tận dụng nhân tài; tăng cường cơng tác quản lý, kiểm sốt, kiểm tra, giám sát cán bộ. Giải pháp có tính đột phá trong cơng tác cán bộ là: mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài,
thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong Đảng hay ngồi Đảng; có cơ chế, chính sách đặc biệt đối với người đứng đầu các tổ chức.
Công tác cán bộ mà khâu quyết định nhất là xây dựng cho được đội ngũ cán bộ chủ chốt trong Đảng thực sự có đức, có tài, thực sự tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Người đứng đầu và những người lãnh đạo chủ chốt có trong sạch, vững mạnh, có “tâm”, có “tầm”, có ý chí và bản lĩnh mới có thể lãnh đạo xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh. Theo tinh thần Đại hội VI, đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng. Hồ Chí Minh đã dạy: Cán bộ là gốc của cách mạng, công tác cán bộ luôn là gốc của công tác xây dựng Đảng; muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ xấu hoặc tốt mà nên.
Hai là, thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh các nguyên tắc xây dựng
đảng kiểu mới, trọng tâm là nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đảng ta được xây dựng, tổ chức, hoạt động và sinh hoạt theo những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản: Nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm và tự giác; ngun tắc đồn kết và thống nhất trong Đảng. Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh những nguyên tắc này là sự thể hiện bản chất giai cấp công nhân, bản chất dân chủ của Đảng cách mạng.
Với Đảng cách mạng, một khi có kỷ luật nghiêm minh và tự giác thì tổ chức đảng mới được củng cố, kiện toàn; mặt khác, dân chủ càng cao, tự giác càng đầy đủ, thì kỷ luật càng nghiêm, đồn kết, thống nhất càng chặt chẽ, sức chiến đấu càng cao. Dân chủ trong Đảng càng được mở rộng thì lịng nhiệt thành cách mạng, tính chủ động sáng tạo của cán bộ, đảng viên càng được khơi dậy và phát huy; sự tìm tịi những sáng kiến mới, những giải pháp hay, những cách làm sáng tạo càng có điều kiện bộc lộ; tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong, nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên càng được đề cao. Nhờ vậy,
những vấn đề nảy sinh được phát hiện và giải quyết kịp thời, những khó khăn được tháo gỡ, sự thống nhất về tư tưởng và hành động được củng cố, tăng cường, điều kiện bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng.
Mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng đi đơi với dân chủ ngồi xã hội đã trở thành nhu cầu của sự phát triển và là “phương thuốc” hiệu quả nhất ngăn ngừa quan liêu, chống nguy cơ suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên của Đảng. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [20, tr.249].
Phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, từ nâng cao nhận thức, quan điểm, kiến thức và năng lực cho mỗi cán bộ, đảng viên đến đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức và phong cách lãnh đạo cũng như năng lực cầm quyền; đổi mới lề lối làm việc, qui chế, qui trình, nội dung, hình thức sinh hoạt của tập thể cấp ủy và tổ chức đảng, cho tới đổi mới phong cách của người quản lý và lãnh đạo, cũng như thói quen cổ truyền, tác phong cố hữu của người sản xuất nhỏ trong cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng và nâng cao chất lượng lãnh đạo tập thể đối với cá nhân của tổ chức đối với cán bộ, đảng viên và người lãnh đạo chủ chốt; có qui chế phát huy tự do tư tưởng, tôn trọng những ý kiến khác nhau; xây dựng và thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp trong bầu cử các cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy.
Ba là, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng,
sớm hợp nhất Ủy ban kiểm tra Trung ương với Thanh tra chính phủ.
Phát triển KTTT định hướng XHCN hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ và thách thức đan xen chính là “liều thuốc thử” bản lĩnh, năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ, đảng viên. Bên cạnh nhiều tấm gương sáng của tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng khơng ít các tổ chức đảng, cán bộ,
đảng viên chưa thực hiện tốt Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, thậm chí cịn có biểu hiện thối hóa về tư tưởng, đạo đức và lối sống. Bởi vậy, trong thời gian tới, Đảng cần tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm; khuyết điểm; kiểm tra, giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên, xây dựng tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể và của các cơ quan thông tin đại chúng.
Giải pháp có tính đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát là cần hợp nhất Ủy ban kiểm tra Trung ương với thanh tra Chính phủ. Lê nin đã khẳng định: “về phần tơi, tôi thấy làm như vậy (hợp nhất Ban kiểm tra Trung ương với bộ Dân ủy thanh tra cơng, nơng) khơng có gì trở ngại cả. Hơn nữa tơi tin rằng sự hợp nhất ấy là điều kiện đảm bảo duy nhất cho một hoạt động có kết quả” [48, tr.452-453]. Trên thực tế, Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã hợp nhất Ủy ban kiểm tra - Kỷ luật Trung ương và Bộ Giám sát thành một tổ chức với cơ chế “một nhà hai cửa” đã phát huy tốt chức năng kiểm tra, giám sát.