- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập, nhưng có Hộ
2.2.3. Thể chế Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hơn hai mươi năm đã qua kể từ khi cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được tiến hành, trong thời gian đó, “cơng cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử” [11, tr.17] đất nước được “thay da đổi thịt” và đang bước vào công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Trong trào lưu đó, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên tục được đổi mới, cải cách làm cho nó ngày càng hồn thiện hơn.
Có thể nói, từ sau năm 1986, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam liên tục được cải cách, đổi mới theo xu thế làm cho nó ngày càng hồn thiện hơn. Khi công cuộc đổi mới được bắt đầu, bộ máy Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp năm 1980. Theo đó, bộ máy Nhà nước ta gồm bốn loại cơ quan là các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước, các cơ quan tồ án và các cơ quan kiểm sát. Trong đó Quốc hội được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, có quyền bầu ra các cơ quan cấp cao khác của nhà nước như Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hội đồng Nhà nước vừa là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, vừa là Chủ tịch tập thể của
nước ta nên chức năng thường trực Quốc hội nhập lại với chức năng nguyên thủ quốc gia. Hội đồng Bộ trưởng được xác định là Chính phủ của nước ta, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của Quốc hội. Việc xác định vị trí của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng như trên là sự thể hiện của nguyên tắc thống nhất quyền lực và nguyên tắc tập thể - những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1980, đồng thời cũng làm tăng sự không độc lập, không phân biệt giữa lập pháp với hành pháp và là một trong những điểm yếu của Hiến pháp, của tổ chức bộ máy nhà nước lúc đó. Hệ thống tồ án là những cơ quan xét xử và hệ thống viện kiểm sát là những cơ quan có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước từ bộ trở xuống, của các tổ chức khác, của mọi cá nhân trong xã hội và thực hành quyền công tố nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Quốc hội thực hiện các chức năng lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật trong các hoạt động của Nhà nước. Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra, phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu sự kiểm tra, giám sát của Quốc hội. Tuy nhiên, khác hoàn toàn so với hiện tại, Quốc hội lúc đó cịn có thể tự định thêm cho mình hoặc giao thêm cho Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng những nhiệm vụ và quyền hạn ngoài Hiến pháp khi xét thấy cần thiết. Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ và các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động của nó. Có thể nói, đây là những quy định ít nhiều thể hiện tính chất “thời chiến”, do cịn chịu ảnh hưởng nặng nề của hồn cảnh đất nước có chiến tranh trước đó.
Nói chung, trong thời gian này, việc tổ chức của bộ máy Nhà nước ta còn một số điểm chưa hợp lý, bởi vì khơng có sự tách bạch giữa chức năng nguyên thủ quốc gia với chức năng thường trực của cơ quan lập pháp nên mới
có tình trạng Hội đồng Nhà nước thực hiện cả hai chức năng này. Bên cạnh đó cũng chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp, vì Hội đồng Bộ trưởng vừa là Chính phủ của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Cách thức tổ chức như vậy lại cộng thêm chất lượng đại biểu Quốc hội nói riêng; trình độ, năng lực của cơng chức nhà nước nói chung chưa cao; một số chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước nên hoạt động của bộ máy nhà nước trong thời gian này kém hiệu quả. Tính riêng trong lĩnh vực lập pháp thì trong suốt sáu năm, từ năm 1980 đến năm 1986, Quốc hội và Hội đồng Nhà nước chỉ ban hành được 10 đạo luật và 12 pháp lệnh. Các cuộc họp Quốc hội thường thể hiện sự xi chiều, có thảo luận nhưng thiếu tính tranh luận và phản biện. Hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng, của hệ thống toà án và viện kiểm sát đều kém hiệu quả, đất nước rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng trong một thời gian dài. Đến năm 1992, khi Hiến pháp của thời kỳ đổi mới được ban hành thì tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta đã được thay đổi theo chiều hướng thể hiện sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước một cách rõ ràng, cụ thể hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan. Trước tiên, chế định Chủ tịch nước là cá nhân được thiết lập trở lại nên Ngun thủ quốc gia khơng cịn được coi là một bộ phận của lập pháp như quy định của Hiến pháp năm 1980. Việc giao các chức năng của Hội đồng Nhà nước trước đây cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước thực hiện; việc xác định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những điểm quan trọng nhất thể hiện sự phân công, phân nhiệm giữa hai cơ quan lập pháp và hành pháp và cũng là sự đổi mới trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Nhiều chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đã được thay đổi theo chiều hướng phản ánh đúng và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên thực sự đã thúc đẩy sự
tăng trưởng của nền kinh tế và thơng qua đó thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội, giúp nước ta dần dần thốt ra khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Đáng kể nhất trong số các chính sách ấy là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hố đa thành phần với nhiều hình thức sở hữu, theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chính sách khốn sản phẩm trong nơng nghiệp; chính sách phát triển đồng bộ các loại thị trường; chính sách hội nhập, đa dạng, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại…
Sự đổi mới sâu sắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta được thể hiện rõ trong từng loại cơ quan nhà nước mà tiêu biểu nhất là Quốc hội. Nhìn chung, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước công cuộc đổi mới. Quốc hội khơng cịn quyền tự định cho mình hoặc giao thêm cho các cơ quan khác những nhiệm vụ và quyền hạn ngoài Hiến pháp, song lại được bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ khác như: quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, phân bổ ngân sách nhà nước, quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước và quyết định việc trưng cầu ý dân. Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với tồn bộ hoạt động của Nhà nước, bãi bỏ các văn bản của cơ quan nhà nước khác ở trung ương khi chúng trái với Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội... Như vậy, nếu như ở các nước khác, quyền tuyên bố một văn bản nào đó là vi hiến thuộc về Tòa án tối cao hoặc Hội đồng Bảo Hiến hoặc Tịa án Hiến pháp thì ở nước ta, quyền bãi bỏ một văn bản vi hiến thuộc về Quốc hội. Tuy nhiên, quy định của Hiến pháp về việc xử lý các văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa thật sự hợp lý vì chưa đề cập đến việc xử lý các quy định của luật khi chúng trái với Hiến pháp.
Sự phân công, phân nhiệm giữa Quốc hội với Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng thể hiện rõ trong việc bãi bỏ các văn bản vi hiến, vi phạm luật của một số cơ quan nhà nước ở trung ương. Nếu như Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản vi hiến, vi phạm luật của các cơ quan trung ương khác, thì Ủy
ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ thi hành các văn bản đó rồi trình Quốc hội để Quốc hội quyết định việc hủy bỏ các văn bản đó. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi chúng trái với Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác hiện nay vừa có nét tương đồng, vừa có nét khác biệt so với trước thời kỳ đổi mới. Tương tự như thời kỳ trước đổi mới, Quốc hội thực hiện sự giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp thông qua các ủy ban của Quốc hội, qua việc xét báo cáo hoạt động và chất vấn Chủ tịch nước, Thủ tướng, các Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và qua việc những người đảm nhiệm các chức vụ trên phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Song khác với thời kỳ trước đổi mới, hiện nay, Chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại các pháp lệnh của mình. Sự đề nghị đó chỉ có thể được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thơng qua. Nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn khơng nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Quy định về vấn đề này nhằm tăng cường quyền lực của Quốc hội, của Chủ tịch nước và nhằm làm cho việc xây dựng pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được cẩn thận hơn.
Một sự đổi mới đáng kể khác trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta, tạo nên cơ sở dẫn đến nhiều sự đổi mới khác của Nhà nước là từ năm 2001. Sau khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung, thì mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền đã được chính thức thừa nhận tại Điều 2 của Hiến pháp hiện hành là: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức”.
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”[6, tr.221]. Đây là một phương hướng hồn tồn chính xác, phù hợp với xu thế tất yếu của lịch sử vì trên thế giới hiện nay, nhà nước pháp quyền đã trở thành một mẫu hình nhà nước lý tưởng, một xu thế cần hướng tới của tất cả các nhà nước dân chủ. Cho đến nay nhà nước pháp quyền trở thành một giá trị văn minh của nhân loại mà mọi nhà nước muốn trở thành dân chủ, muốn trở thành văn minh đều phải hướng tới khơng phân biệt chế độ chính trị và sự phát triển của văn minh nhân loại phần lớn được quy định bởi sự phát triển của xã hội cơng dân và nhà nước pháp quyền.
Để có thể từng bước xây dựng được Nhà nước pháp quyền Việt Nam cũng như để thực hiện được mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra là:
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trị của đại biểu và đồn đại biểu Quốc hội. Tổ chức lại một số uỷ ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao [11, tr.126].
Tổ chức và hoạt động của Quốc hội lại tiếp tục được đổi mới. Từ năm 2002 trở lại đây, Quốc hội có thêm một quyền hồn tồn mới so với trước theo hướng tăng thêm quyền lực, tăng thêm tính thực quyền, tính quyết định đối với tổ chức bộ máy nhà nước của nó. Đó là, Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và người nào bị Quốc hội bất tín nhiệm thì sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm
hoặc cách chức. Quy định này vừa nhằm tăng thêm vai trò và quyền lực của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, đồng thời tăng thêm tinh thần trách nhiệm cá nhân của những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Tuy nhiên, cho đến nay Quốc hội vẫn chưa bỏ phiếu tín nhiệm được ai vì theo ý kiến của một số đại biểu Quốc hội thì diện đối tượng được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm hơi rộng, cần được thu hẹp lại, “trên thực tế chỉ nên bỏ phiếu đối với những người được Quốc hội bầu, phê chuẩn đang hoặc trong lĩnh vực hành pháp và tư pháp như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, các thành viên của Chính phủ, Chánh án Tồ án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao” [3, tr.3]. Thêm vào đó, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm có điểm chưa thật sự phù hợp. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội. Điều này rất khó thực hiện được trong thực tế nên hiện nay, Quốc hội đang xem xét lại quy định này cho phù hợp hơn.
Quyền lực của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hiện nay cũng được tăng cường hơn trước, cụ thể: trước năm 2002, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương thì sau năm 2002, Chủ tịch nước chỉ căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và cơng bố tình trạng khẩn cấp. Cịn trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được thì Chủ tịch nước mới có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. Trước năm 2002, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết tương đối với cả pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì sau năm 2002, Chủ tịch nước chỉ cịn quyền đó với pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.