Điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

Nền chính trị của một nước, một quốc gia dân tộc nào cũng được xây dựng trên một cơ sở kinh tế - xã hội nhất định, chịu tác động và ảnh hưởng của hoàn cảnh và điều kiện lịch sử, của môi trường xã hội trong nước cũng như những tác động và ảnh hưởng từ bên ngồi - của đời sống chính trị thế giới, của bối cảnh quốc tế và thời đại.

Theo V.I. Lênin, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị là kinh tế cơ đọng lại. Cái gọi là lơgic khách quan của chính trị chính là lơgic mà ở đó kinh tế quyết định chính trị. Bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, xét đến cùng, mọi biến thiên của lịch sử đều có thể lần tìm thấy căn ngun sâu xa của những thay đổi trong đời sống xã hội là kinh tế.

Cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á đã gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với kinh tế mà cịn tới mơi trường, ổn định xã hội và đe doạ sự bình n của thể chế chính trị cầm quyền. Việt Nam vào thời điểm 1985 - bên thềm của sự đổi mới với sự kiện tổng điều chỉnh giá - lương - tiền đã làm rối loạn các quan hệ kinh tế - xã hội, làm khủng hoảng trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội lúc đó, đồng thời cũng tác động mãnh mẽ tới chính trị. Sức ép kinh tế và sự hối thúc của cuộc sống thực tiễn đã dẫn tới một quyết sách chính trị tất yếu: muốn tồn tại và đứng vững thì phải đổi mới, tuyệt nhiên khơng có sự lựa chọn nào khác. Đổi mới, trong đó có đổi mới thể chế chính trị là lối thốt ra khỏi khủng hoảng, mà cuộc khủng hoảng này phải mất một thập kỷ mới giải quyết xong về cơ bản.

Sau 20 năm đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác vừa song phương vừa đa

phương, chấp nhận “luật chơi” đi vào “sân chơi” chung của cộng đồng quốc tế thúc đẩy sự phát triển, tìm cách kết hợp nội lực với ngoại lực nhằm có đủ nguồn lực thực hiện chiến lược cơng nghiệp hố rút ngắn, tiến tới hiện đại hố - chính cái logic kinh tế đó đã làm chín muồi tính tất yếu kinh tế của dân chủ, dân chủ hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là dân chủ hoá hai lĩnh vực trọng yếu là kinh tế và chính trị, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền.

Như vậy, sự vận động biến đổi của kinh tế - xã hội dẫn tới sự biến đổi tương thích của chính trị. Đổi mới thể chế chính trị ở Việt Nam trong đó có đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của đảng, đổi mới mối quan hệ giữa đảng và Nhà nước đã diễn ra dưới tác động và ảnh hưởng của kinh tế - xã hội và đổi mới kinh tế - xã hội.

Những biến đổi trong kinh tế - xã hội sớm muộn cũng dẫn tới biến đổi của chính trị. Có điều là, biến đổi chính trị khơng đơn thuần chỉ là những tác động đương nhiên, tự nhiên của kinh tế tạo ra mà cịn do những tác nhân khác của mơi trường xã hội và một phần quan trọng là do những nỗ lực tự biến đổi của chính trị thơng qua chủ thể cầm quyền.Trong trường hợp khơng có nỗ lực chính trị này thì kinh tế vẫn tự vạch đường đi cho mình và biến đổi chính trị diễn ra theo logic của kinh tế một cách tự phát, với những đảo lộn, làm tổn hại tới lợi ích của tầng lớp cơ bản, tới sự phát triển và tiến bộ xã hội. Phương hướng, đường lối và chính sách của chính trị có vai trị định hướng phát triển cho kinh tế và đời sống xã hội.

Ở Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới một nền kinh tế kế hoạch bị tuyệt đối hoá, các quan hệ thị trường, giá trị và quy luật giá trị bị xem nhẹ hoặc phủ nhận, tất yếu sinh ra một mơ hình thể chế tập trung, quan liêu, cửa quyền và phương thức điều hành là hành chính, mệnh lệnh của nhà nước và nhà nước can thiệp vào mọi hoạt động kinh tế, quyền chủ động tự do của chủ thể sản xuất - kinh doanh bị xâm phạm, bị làm cho lu mờ. Tình trạng này là do Nhà nước quan liêu đã vượt ra khỏi giới hạn quản lý hành chính bằng pháp luật, lấn sang cả sản xuất - kinh doanh vốn thuộc chức năng và quyền của các doanh nghiệp và doanh nhân. Song vì sao lại có tình trạng đó? Câu trả lời

được tìm thấy ở chỗ, sở hữu xã hội bị tuyệt đối hố vào hình thức sở hữu nhà nước và một phần vào sở hữu tập thể. Lợi ích chung của xã hội được nhấn mạnh như một cái bao trùm, tất cả, nhưng lại thoát ly tiền đề của nó là lợi ích riêng của cá nhân người lao động, người sản xuất nên rốt cuộc, lợi ích riêng của cá nhân người lao động không được thực hiện. Bao cấp và bình quân từ nhà nước là hệ quả tất yếu từ mơ hình tập trung quan liêu, từ phương thức quản lý hành chính mệnh lệnh đã nói ở trên.

Khi chúng ta duy trì q lâu mơ hình và thể chế kinh tế ấy, nó vượt quá ngưỡng giới hạn và những điều kiện lịch sử cho phép, thì sức ì và sự suy thối kinh tế đã làm bộc lộ ngày càng rõ nét những khuyết tật của chính trị, mơ hình thể chế chính trị nhà nước. Chủ thể chính trị để tự bảo vệ mình thì phải giải phóng sản xuất, kinh tế ra khỏi những rào cản do chính mình gây ra. Quyền lực chính trị phải được xây dựng và bảo vệ từ kinh tế và quyền lực chính trị cũng tự nó là một sức mạnh kinh tế: như chính sách Khốn ở Việt Nam đối với nông dân, hộ nơng dân trong doanh nghiệp là một ví dụ và đủ hiểu vì sao giải phóng sức sản xuất là một tư tưởng lớn của đổi mới, là nội dung kinh tế căn bản, chủ đạo nhất của đường lối đổi mới.

Khi chuyển hẳn sang cơ chế thị trường như một bước chuyển hợp lơgic của sản xuất hàng hố nhiều thành phần, tương ứng với nhiều hình thức sở hữu, với nhiều chủ thể sở hữu, nhiều chủ thể lợi ích, với sự đa dạng phương thức phân phối lợi ích thì tất yếu phải giải thể mơ hình tập trung quan liêu, phải xố bỏ bao cấp và bình qn. Đó là sự khởi động của q trình dân chủ hố nhà nước, dân chủ hố chính trị tạo động lực chính trị để phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân.

Từ cơ chế thị trường đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình diễn tiến của đổi mới kinh tế. Tương ứng với diễn tiến này là sự phát triển từ ý thức dân chủ tới năng lực dân chủ, từ dân chủ nói chung trong đời sống xã hội đến nhấn mạnh dân chủ của cá nhân, công dân trong nhà nước

pháp quyền, dân chủ và tập trung dân chủ trong đảng đến dân chủ của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị đến tăng cường vai trị tư vấn, giám sát, phản biện của Mặt trận và hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động mặt trận, đặc biệt là đảm bảo dân chủ từ cơ sở, ở cơ sở, đối với từng người dân bằng Quy chế dân chủ cơ sở.

Như vậy, việc đổi mới tư duy kinh tế để chuyển sang kinh tế hàng hoá - thị trường và xác lập thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã làm thay đổi căn nguyên nhận thức về chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy sự đổi mới chính trị, hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội trong cải cách và đổi mới.

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w