Thể chế Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 82 - 88)

- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập, nhưng có Hộ

2.2.2. Thể chế Đảng Cộng sản Việt Nam

2.2.2.1. Thành tựu

Thể chế Đảng Cộng sản Việt nam dù có vài lần thay đổi tên, song bản chất là một.

Mọi thắng lợi của của cách mạng nước ta hơn 75 năm qua đều gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng khơng có lợi ích nào khác ngồi lợi ích của nhân dân và mục đích, lý tưởng phấn đấu của Đảng cũng là mục đích, nguyện vọng của nhân dân.

- Thành tựu nổi bật nhất trong thời gian qua là Đảng đã khơng ngừng giữ vững và tăng cường vai trị lãnh đạo đối với hệ thống chính trị. Từ năm 1986 đến nay, thực hiện sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực chính trị đã đạt được những thành tựu nổi bật. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta đã từng bước bổ sung và cụ thể hóa thành các chủ trương, chính sách đổi mới trên từng lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã được đổi mới, vừa đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan nhà nước. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng đã củng cố về chính trị, tư tưởng và tổ chức; vai trị lãnh đạo của Đảng trong xã hội ngày càng được tăng cường.

Việc Đảng đã sớm đề ra đường lối đổi mới (năm 1986) trên cơ sở đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, các biểu hiện chủ quan duy ý chí cũng như các biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, xét lại; nhận thức ngày càng rõ hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; lấy chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) tiếp tục hoàn chỉnh đường lối chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đổi mới là: phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Có thể coi đây là bước trưởng thành rất quan trọng, có tính đột phá trong tư duy lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Có tiến bộ về thực hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội.

Trên thực tế, việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, chuẩn bị ra nghị quyết, Đảng đã phát huy trí tuệ tập thể của cấp ủy, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tổng kết kinh nghiệm từ cơ sở khơi dậy tiềm năng sáng tạo của Đảng và nhân dân. Đảng đã đặc biệt chú trọng đổi mới việc lãnh đạo bầu cử và phát huy dân chủ trong sinh hoạt quốc hội, hội đồng nhân dân, các đồn thể chính trị xã hội và hoạt động của chính quyền các cấp. Đảng lãnh đạo sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi và ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, trong đó có những luật về đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

- Đổi mới một bước công tác tổ chức và cán bộ, nâng cao trình độ, sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ Đảng viên; ngăn chặn được sự sa sút, yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng; bước đầu cải tiến phương thức lãnh đạo và phong cách cơng tác; có tiến bộ trong cơng tác kiểm tra.

Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, bước đầu đã tạo được một số chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, thực hiện phương châm: Tồn Đảng và hệ thống chính trị làm cơng tác tư tưởng, trong những năm qua, Đảng đã đổi mới phương thức

giáo dục chính trị, tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân. Đảng lãnh đạo không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng cơng tác giáo dục, thuyết phục, bằng hành động gương mẫu của Đảng viên để lôi cuốn quần chúng. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khóa IX trình Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh: Xác lập các mối quan hệ hợp lý giữa Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân thơng qua hệ thống cơ chế thích hợp, làm cho tất cả các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện ngày một tốt hơn, từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới.

Các cấp ủy đảng đã chỉ đạo đẩy mạnh, thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Năm 2005, các cấp ủy đã tập trung chỉ đạo tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo động lực mới, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền đồn thể, cán bộ, đảng viên về dân chủ và thực hiện dân chủ, củng cố mối quan hệ giữa đảng với dân. Hoạt động của bộ máy chính quyền ở cơ sở ngày càng có hiệu lực, hiệu quả hơn, khả năng nắm bắt vấn đề mới và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch nhanh nhạy hơn.

Trong những năm qua, cơng tác cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, Đảng đã chăm lo cơng tác cán bộ cho cả hệ thống chính trị trên tất cả các lĩnh vực. Công tác cán bộ đã bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ; đã có những chuyển biến cả về nhận thức và cách làm, đi sát thực tiễn tìm tịi, phát hiện những nhân tố mới, đề ra và thực hiện một số cơ chế, giải pháp tiếp tục cụ thể hóa ngun tắc Đảng lãnh đạo cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; thực hiện dân chủ ngày càng rộng rãi, chấp hành đúng và đầy đủ hơn nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định công tác cán bộ.

Công tác đánh giá cán bộ có nhiều mặt tiến bộ. Nhiều nới đã nhận thấy ý nghĩa của khâu đánh giá cán bộ là tiền đề cho cơng tác cán bộ vì đánh giá đúng thì tồn bộ quy trình cơng tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả và ngược

lại. Việc đánh giá cán bộ hiện nay đã mở rộng thành nhiều loại đánh giá khác nhau và trở thành nề nếp thường xuyên của các cấp, các ngành. Đánh giá cán bộ được cụ thể hóa thành các ngun tắc, có các căn cứ, tiêu chuẩn, quy trình và phương pháp đánh giá với từng đối tượng, thể hiện được tính khoa học, hạn chế yếu tố chủ quan, cảm tính, thiếu dân chủ, hình thức, máy móc…

Cơng tác quy hoạch cán bộ là một chủ trương lớn được coi là nền tảng của công tác cán bộ, là một nội dung trọng yếu đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài. Nhận thức về quy hoạch cán bộ đã có một bước chuyển biến theo hướng tích cực. Nhiều cấp ủy tổ chức đảng đã nhận thức được mục tiêu, ý chí, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc, phương châm của công tác quy hoạch cán bộ, đã quan tâm đến đổi mới nội dung và cách làm quy hoạch cán bộ…

Như vậy, Phương thức lãnh đạo của Đảng có nhiều nhiều đổi mới theo hướng tiến bộ. Những tiến bộ ấy là sản phẩm của của sự đổi mới tư duy về quyền làm chủ của nhân dân, về chức năng và quền lực của Nhà nước, về vai trò lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng. Đảng ta đã nhận thấy, không thể lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo cách thức thời chiến tranh và thời quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, vì thế Đảng phải chủ động điều chỉnh, đổi mới phương thức lãnh đạo của mình đối với nhà nước và toàn xã hội, đồng thời đổi mới và hồn thiện phương thức hoạt động, phong cách cơng tác của chính bản thân Đảng.

2.2.2.2. Hạn chế

Trong q trình lãnh đạo hệ thống chính trị, Đảng ta cũng nhận rõ những hạn chế của mình. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII chỉ rõ: Sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng được yêu cầu của q trình đổi mới, vẫn cịn có tình trạng bng lỏng và bao biện, chồng chéo chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy Nhà nước.

Tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo hệ thống chính trị trong 15 năm đổi mới, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nghiêm khắc tự kiểm điểm: Việc

đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn lúng túng, chưa đi sâu làm rõ đặc điểm và yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, chưa phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, tính tích cực của các đồn thể và quyền làm chủ của nhân dân.

Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của cơng tác tư tưởng còn hạn chế, thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình”. Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi cịn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, q trình thực hiện cịn chưa đạt yêu cầu.

Tổ chức của một số cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ chưa rõ ràng. Việc đổi mới cơng tác cán bộ cịn chậm; thiếu cơ chế chính sách cụ thể, thực sự chưa phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người tài; chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục. Cơng tác cán bộ thiếu tầm nhìn xa. Mơi trường làm việc, chính sách cán bộ chưa tạo được động lực, sự cống hiến của cán bộ; chưa cổ vũ ý chí phấn đấu vươn lên, sự gắn bó, tận tụy của cán bộ với công việc.

Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của khơng ít tổ chức đảng cịn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nề nếp, nội

dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu. Việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chậm, vai trị của tổ chức đảng ở đây mờ nhạt. Động cơ phấn đấu vào Đảng của một số người biểu hiện lệch lạc, cơ hội.

Việc xử lý, sử dụng và quản lý cán bộ, đảng viên có vấn đề lịch sử chính trị cịn phiến diện, thiếu chặt chẽ. Việc xem xét, giải quyết những vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên còn lúng túng. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm chỉ đạo đúng hướng công tác này.

Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác điều tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao, chưa coi trọng việc kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành điều lệ Đảng, kiểm tra, giám sát phòng ngừa tiêu cực và phát huy nhân tố tích cực. Nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng khơng nghiêm. Sự đồn kết, nhất trí ở khơng ít cấp ủy chưa tốt.

Một số tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và đồn thể nhân dân chưa quan tâm đúng mức công tác dân vận. Nội dung, phương thức vận động, tập hợp quần chúng vẫn nặng tính hành chính.

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội trên một số nội dung chưa rõ, chậm đổi mới. Chức năng, nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng chưa được xác định rõ ràng, cụ thể nên hoạt động còn lúng túng. Phong cách, lề lối làm việc đổi mới chậm; hội họp vẫn nhiều. Nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm, ảnh hưởng tới sự đồn kết, thống nhất trong Đảng.

Nhìn tổng qt, 5 năm qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu, tồn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực

phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Ứng phó có kết quả với những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước. Cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ. Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có được bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên; đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được tăng cường; độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế của nước ta được nâng cao; phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đồn kết dân tộc tiếp tục được củng cố; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt một số kết quả tích cực.

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w