- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập, nhưng có Hộ
3.4. Một số đề xuất kiến nghị
Để xây dựng và hồn thiện thể chế chính trị Việt Nam giai đoạn hiện nay cần phải tiếp tục làm rõ một số vấn đề sau:
- Một là: Ở Việt nam hiện nay, việc nhận thức về thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được thừa nhận, song thể chế chính trị vẫn chưa được chính thức thừa nhận trong các văn bản chính thống. Do đó việc định rõ sự tương đồng và khác biệt giữa ba phạm trù: Thể chế chính trị, chế độ chính trị và hệ thống chính trị, giúp chúng ta hiểu đúng hơn và từng bước thích ứng với sự thay đổi trong thực tiễn là nhiệm vụ của khoa học đồng thời là nhiệm vụ của cơng tác hoạch định đường lối chính sách góp phần quan trọng cho q trình xây dựng và hồn thiện thể chế chính trị Việt nam giai đoạn hiện nay.
- Hai là: Cần phải xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ,
hiệu quả ngay trong bản thân bộ máy nhà nước.
- Ba là: Thành lập cơ quan bảo hiến nhằm thực hiện thẩm quyền xem
xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật.
- Bốn là: Đối với Đảng, bên cạnh việc đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng thì một trong những kiến nghị đáng chú ý là cần phải xây dựng một đạo luật về Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó điểm quan trọng nhất là xác định rõ ranh giới giữa sự lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của nhà nước.
- Năm là: Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải sớm ban hành luật trưng
cầu dân ý, một mặt nhằm bảo đảm phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân, mặt khác thu hút nhân dân quan tâm và tham gia tích cực hơn nữa vào đời sống chính trị của đất nước.
Nói tóm lại, việc xác định đúng mục tiêu, quan điểm và giải pháp sẽ là một trong những tiền đề quan trọng góp phần to lớn trong q trình xây dựng và hồn thiện thể chế chính trị Việt Nam giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Như một đòi hỏi tất yếu, để phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, liên kết thị trường Việt Nam với thị trường quốc tế, khu vực và thế giới trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam phải tập trung vào xây dựng Nhà nước pháp quyền - dân chủ và phát triển xã hội dân sự cũng như tổ chức tốt đời sống dân sự. Đó là những tiêu chí để phát triển và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế giới toàn cầu. Để giải quyết tổng thể và đồng bộ những yêu cầu đó, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh cuộc vận động thực hành dân chủ, trước hết là thực hành dân chủ trong Đảng, khai thác và vận dụng di sản tư tưởng lý luận về dân chủ của Hồ Chí Minh. Thực hành dân chủ là cách tốt nhất để phòng chống quan liêu, tham nhũng như Người đã từng nói.
Dân chủ ở cơ sở hướng vào quyền và lợi ích của người dân, thực hiện dân chủ là thực hiện những quyền cơ bản của con người, bảo đảm sao cho tính pháp lý và tính nhân văn của dân chủ được thực hiện, những quyền cơ bản được bảo đảm và nhân cách con người được tôn trọng.
Trong quản lý mọi công việc, mọi hoạt động của Nhà nước, phải chú trọng cả luật pháp và đạo đức. Đây là hai trụ cột giữ cho Nhà nước, công chức nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đảng cầm quyền cũng vậy. Thực hiện trọng trách lãnh đạo và cầm quyền, Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, tôn trọng pháp luật, gương mẫu thi hành luật pháp. Gần đây, Văn kiện của Đảng đã ghi rõ, phải tìm tịi và xác lập cơ chế xét xử các hành vi vi phạm (vi phạm hiến pháp, đạo luật, chính sách), bảo vệ hiến pháp và pháp luật. Đảng cũng thấy sự cần thiết và đã ban hành quy chế bảo đảm thực hiện quyền chất vấn của cán bộ đảng viên. Trong đà phát triển của kinh tế thị trường, của Nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ, những vấn đề đó đều khơng tách rời xu hướng cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam.
Nhà nước trong quá trình cải cách sẽ tiến tới tổ chức một Quốc hội với những đại biểu của dân mang tính chuyên nghiệp cao, tăng số lượng đại biểu
Quốc hội hoạt động chun trách, có trình độ học vấn cao, nhất là năng lực am hiểu luật pháp, năng lực làm cơng tác xã hội, vận động quần chúng. Chính quyền địa phương và chính quyền cơ sở là những mắt xích quan trọng trong hệ thống tổ chức quyền lực. Cấp cơ sở từ bao lâu nay vẫn chưa trở thành một cấp hồn chỉnh (khơng có cơng chức, khơng có lương theo chế độ công chức) sẽ phải được tổ chức lại.
Các tổ chức xã hội tự nguyện do dân lập ra sẽ ngày càng nhiều, phong phú và đa dạng. Nó phải tỏ rõ sức mạnh thực tế của tiếng nói người dân, cuộc sống của dân, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng hợp lý, chính đáng của người dân. Phải tổ chức tốt đời sống dân sự, muốn vậy phải xây dựng xã hội dân sự cả thiết chế tổ chức lẫn thể chế hoạt động. Kết hợp Nhà nước với xã hội dân sự là kết hợp các thiết chế quan phương và phi quan phương, theo hướng “Nhà nước nhỏ hơn, xã hội lớn hơn”, tăng cường chức năng xã hội, dịch vụ công của Nhà nước. Kết hợp các tổ chức quyền lực mạnh trong sức mạnh chống tham nhũng, bảo đảm một Nhà nước mạnh và trong sạch. Cải cách bầu cử, chính sách và cơ chế phát huy sức mạnh, ý chí của dân qua trưng cầu dân ý, để làm cho quyền của dân được thực sự tôn trọng và phát huy.
Trong hội nhập quốc tế, Việt Nam có thể và cần phải tăng cường hợp tác với các nước để học hỏi kinh nghiệm, giao lưu tiếp xúc đối thoại văn hóa, đào tạo cán bộ, chun gia, sớm hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đó là những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết trong cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam trong những năm tới./.