Tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đố

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 123 - 129)

- Toà án Tối cao Liên bang: chia thành 5 toà án độc lập, nhưng có Hộ

3.3.4. Tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đố

của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với các cơ quan quyền lực Nhà nước

Vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc được quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Ở nước ta, Mặt trận tổ quốc là một thể chế thể hiện và thực thi quyền lực chính trị của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực. Do vậy, tăng cường thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ Quốc đối với các cơ quan quyền lực Nhà nước là góp phần phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh thực sự là do dân, của dân và vì dân. Tuy nhiên, để tăng cường vai trị của Mặt trận tổ quốc trong việc giám sát, phản biện xã hội, cần đổi mới tư duy về vị trí, vai trị; đổi mới về tổ chức và đổi mới công tác cán bộ cũng như tăng cường quyền hạn thực tế cho Mặt trận tổ quốc.

Do vậy, để nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Một là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng

Trong hệ thống chính trị nước ta Đảng là một bộ phận cấu thành; đồng thời là hạt nhân chính trị, là lực lượng duy nhất lãnh đạo toàn bộ hệ thống. Chất

lượng và hiệu quả hoạt động của tồn bộ hệ thống chính trị cũng như của từng tổ chức chính trị - xã hội hồn tồn phụ thuộc vào sự vững mạnh, trong sạch của Đảng, vào chỗ Đảng có giữ vững và phát huy được vai trị lãnh đạo hay khơng? Thực tiễn cho thấy ở nơi nào, lĩnh vực nào, cấp nào tổ chức Đảng vững mạnh, Đảng viên gương mẫu, đồn kết, được dân tín nhiệm, quan tâm đến nhân dân, đến phong trào thì ở đó các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, phong trào phát triển. Vì vậy, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ then chốt, là vấn đề cấp thiết và bức xúc, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

Đảm bảo đúng chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội ở các cấp phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng đó. Khắc phục tình trạng có nơi, có tổ chức đồn thể chưa thực sự gắn với một tổ chức Đảng cụ thể nên điều kiện quan tâm lãnh đạo các mặt hoạt động còn hạn chế. Mặt khác, Đảng ta cũng đã tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận và các Tổ chức chính trị - xã hội, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội hoạt động, đồng thời phát huy tinh thần tự chủ sáng tạo trong xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động đồn thể, hội, Đảng khơng làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Hai là, tăng cường đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội.

Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội phải đúng tơn chỉ, mục đích, nội dung, nhiệm vụ đã xác định của từng tổ chức. Khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ dẫn đến tình trạng một việc do nhiều tổ chức làm nhưng có việc khơng tổ chức nào đảm nhiệm; vai trị tổ chức chủ trì và tổ chức tham gia khơng rõ nên thành tích thì nhiều nơi cùng nhận, thiếu sót thì đùn đẩy lẫn nhau.

Đổi mới phương thức họat động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải gắn với thực tiễn, bám sát và phục vụ có hiệu quả

nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của các tổ chức trong từng thời kỳ, đáp ứng được nguyện vọng thiết thực của từng đoàn viên, hội viên. Nội dung đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội khá phong phú và phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với các tổ chức; cịn phải có sự tham gia phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Thông qua việc đổi mới phương thức hoạt động phải củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của từng tổ chức, góp phần thực hiện mục tiêu chung là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các cơ quan nhà nước có liên quan cần thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng thành các cơ chế, chính sách làm cơ sở pháp lý để đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị, thực hiên quy chế dân chủ, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trị chủ lực trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mình. Nắm vững đường lối, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Từng tổ chức cần thường xun rà sốt lại nhiệm vụ của mình để điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ chung của đất nước của từng địa phương, đơn vị. Vấn đề có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện thành công đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là việc nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động của từng tổ chức theo hướng hiệu quả, thiết thực, khắc phục bằng tình trạng phơ trương, hình thức “hành chính hóa”, chú ý chiều sâu bền vững của các phong trào. Đa dạng hóa hình thức tập hợp, vận động, giáo dục đồn viên, hội viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đẩy mạnh phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đổi mới phương thức hoạt động phải gắn với và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu, nguyện

vọng thiết thực của đoàn viên, hội viên. Địa phương, cơ sở, thường xuyên tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe ý kiến của đoàn viên, hội viên, nhân dân để giải quyết kịp thời hoặc kiến nghị với các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết là một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đồn thể chính trị - xã hội.

Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, khắc phục tình trạng quan liêu, trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, xây dựng chức danh tiêu chuẩn để từng bước thực hiện tinh giảm biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chun trách, có cơ chế, chính sách rõ ràng để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường sử dụng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên hoạt động trong các phong trào.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Việc đổi mới hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đồn thể địi hỏi phải đổi mới cơ chế phối hợp hoạt động giữa các thành tố trong hệ thống chính trị. Hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội phải đúng pháp luật, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp. Để khắc phục tình trạng chồng chéo, khơng đúng chức năng, khơng có lãnh đạo, tổ chức hoặc lấn sâu, bao biện làm thay, cản trở hoạt động của Mặt trận và các thành viên trong hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng phải cùng với chính quyền và lãnh đạo Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội nhân dân hiệp thương, bàn bạc, thống nhất, xây dựng một chương trình hành động chung trên cơ sở quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; cũng như các nghị quyết, chủ trương công tác của địa phương. Căn cứ vào chương trình hành động tổng thể, Ủy ban MTTQ sẽ đứng ra phân cơng nhiệm vụ cho từng đồn thể và các tổ chức thành viên theo chức năng hoặc theo mục tiêu hoạt động trên những lĩnh vực, những địa bàn cụ thể, đồng thời phối hợp, điều hòa hoạt động giữa các thành viên trong Mặt trận.

Tăng cường phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên, hội viên, đoàn viên. Đây là phương thức hoạt động chủ yếu được tiến hành từ

Trung ương đến cơ sở trên mọi lĩnh vực hoạt động của các tổ chức cũng như đoàn thể quần chúng.

- Phối hợp với chính quyền. Đây chính là phương thức quan trọng đã được quy định trong Hiến pháp 1992 vào một số quy định dưới luật là một nhiệm vụ thiết thực của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và chính quyền.

- Hoạt động của mạng lưới cơng tác của đồn thể quần chúng cũng như các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn dân cư tới từng hội viên, đồn viên thơng qua các ban công tác của tổ chức.

- Chủ trì việc phối hợp giữa các tổ chức với chính quyền cùng cấp trong cơng tác vận động những người cao tuổi, những trí thức, nhân sỹ tiêu biểu, cơng thương gia và các cá nhân có uy tín trong cộng đồng và các dân tộc thiểu số, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân trong nước, cũng như các chức sắc tôn giáo… Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 8B và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về cơng tác của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, về công tác dân tộc, tơn giáo. Hệ thống chính trị các cấp phải quán triệt một cách sâu sắc các quan điểm chỉ đạo và đổi mới cơng tác quần chúng.

Việc tập hợp đồn viên, hội viên, xây dựng tổ chức các đoàn thể ở cơ sở cần được coi là một trọng tâm công tác. Mở rộng nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên, phát triển nhiều hình thức tập hợp nhân dân ở các thơn xóm, ấp, tổ dân phố…ở tất cả các vùng, miền… Với phương thức tổng kết các mơ hình tiên tiến để nhân rộng thành phong trào. Tổ chức động viên quần chúng thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng, chăm lo lợi ích thiết thực của đồn viên, hội viên, xã hội hóa các hoạt động của đồn thể. Chăm lo đào tạo cán bộ, đề xuất với Nhà nước các chính sách đối với cán bộ cơ sở và cán bộ khơng chun để có phong trào liên tục.

Bốn là, đổi mới công tác cán bộ, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là chìa khóa đổi mới hoạt động của tổ chức chính trị xã hội.

Trước mắt cần rà sốt lại đội ngũ cán bộ hiện có, đặc biệt là ở cấp cơ sở, xem xét lại nguồn cán bộ bổ sung, thay thế. Cần đổi mới cơ chế tuyển dụng, mở rộng phạm vi, đối tượng để có thể lựa chọn được cán bộ phù hợp với yêu cầu của từng chức danh, từng loại công việc, từng địa bàn hoạt động.

Thực hiện tốt chủ trương của Đảng về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, gắn việc luân chuyển cán bộ với việc điều động, tăng cường cán bộ cho cơ sở.

Luân chuyển cán bộ phải trên cơ sở quy hoạch xác định, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, dựa theo tiêu chuẩn và tuân theo một quy trình đã định, đảm bảo sự cân đối và hài hòa các loại cán bộ của địa phương. Việc luân chuyển cán bộ phải có thời hạn nhất định, kèm theo một loạt chế độ, chính sách động viên, thưởng phạt cụ thể như: giải quyết nâng lương sớm, trợ cấp khó khăn, cung cấp nhà ở, điều kiện sinh hoạt, phương tiện đi lại, cơ sở vật chất, đề bạt vượt cấp, lưu hạn hoặc miễn nhiệm khi khơng hồn thành nhiệm vụ…

Có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có để sử dụng trước mắt, đồng thời phải khẩn trương xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ lâu dài.

Hồn thiện hệ thống chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với cán bộ dân tộc thiểu số cũng như với cán bộ người miền xuôi lên miền núi.

Năm là, tăng cường mở rộng dân chủ, đa dạng hóa nội dung hoạt động và các hình thức tập hợp quần chúng của các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn dân cư.

Các đoàn thể nhân dân cũng cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động bằng cách phát huy sáng kiến, chủ động đổi mới cách nghĩ, cách làm, biết cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như các phong

trào lớn do Trung ương, của các đoàn thể, hiệp hội phát động thành các phong trào, các hoạt động cụ thể, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc các đồn thể nhân dân (Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Hội Cựu chiến binh…) đã có rất nhiều sáng kiến, nhiều cách làm hay, nhiều hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn, mở ra nhiều “sân chơi”, nhiều môi trường hoạt động để thu hút các thành phần dân cư, các ngành, các giới, các lứa tuổi tham gia, cần được tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân dân điển hình, mở rộng ra các địa phương khác trong cả nước.

Sáu là, xây dựng, hồn thiện chế độ chính sách cán bộ và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

Hiện nay, cơ chế bao cấp đã bị xóa bỏ, vấn đề kinh phí trở thành nỗi lo, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, nhất là ở cấp cơ sở. Vì vậy, Nhà nước cần sửa đổi những quy định về hội phí, đồn phí, có cơ chế để giúp các đồn thể ở cơ sở phát huy tính chủ động trong việc tạo nguồn và sử dụng kinh phí.

Bảy là, tăng cường nội dung đảm bảo an ninh chính trị, phịng ngừa mất ổn định chính trị kinh tế xã hội trong chương trình hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số.

Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cần được tiến hành thận trọng, từng bước và vững chắc, tuyệt đối không nhân danh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động mà làm mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn. Trước các nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình đổi mới, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần xác định được các nguy cơ từ bên trong, nguy cơ từ bên ngồi, tất cả đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi thường. Khi nguy cơ chưa đến thì phải đề phịng, khi đã xảy ra thì phải kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, không để kéo dài, gây tổn thất cho sự nghiệp đổi mới.

Một phần của tài liệu xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị việt nam hiện nay (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w