12 Hoá học 114 43 22 219 13 Sinh học113332
2.4.2. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo. Trong 5 năm gần đây, cơng tác này được triển khai theo hai hình thức: Bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng dài hạn. Cụ thể:
- Bồi dưỡng thường xuyên theo năm học với các hoạt động như:
+ Tập huấn cho GV cốt cán theo các chuyên đề do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT soạn thảo.
+ Tập huấn cho toàn bộ GV trong thời gian sau nghỉ hè tại phòng GD&ĐT. Các lớp học này do các GV cốt cán đã được tập huấn tại Sở GD&ĐT giảng dạy.
+ Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, theo cụm trường như: Công tác quản lý bán trú và dạy học 2 buổi/ngày; Chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học; Chuyên đề dạy tích hợp…
+ Bồi dưỡng thường xuyên tại các đơn vị tổ chuyên môn của trường theo sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn, hội giảng nhân dịp 20/11.
+ Tự bồi dưỡng của GV.
+ Tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp quận, tạo điều kiện cho các GV nâng cao nghiệp vụ và học hỏi kinh nghiệm.
- Cơng tác bồi dưỡng dài hạn: Phịng GD&ĐT khuyến khích các trường tạo điều kiện để GV đi học nâng cao trình độ và bằng cấp đào tạo ở các trường CĐSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, Học viên quản lý Giáo dục. Kết quả trong 5 năm qua đã có 105 GV các trường THCS đi học Đại học và thạc sĩ.
* Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS
- Hàng năm quận đều có kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nâng cao trình độ lý luận chính trị. Vì vậy, năm học 2006 -2007 quận có 62,3 % giáo viên THCS có trình độ trên chuẩn. Song đến năm học 2010-2011 đã có 74,1 % đạt trên chuẩn (Đây là một tỷ lệ cao so với tương quan chung giữa các quận, huyện, trong Thành phố).
- 100% giáo viên THCS đã tham gia bồi dưỡng thường xuyên. Trong 5 năm qua, hơn 400 lượt GV tham gia thi GV dạy giỏi cấp quận. Tỷ lệ đạt 98%. Hội thi GV dạy giỏi THCS cấp Thành phố năm học 2010 - 2011 quận Cầu Giấy có 5 GV dự thi, kết quả đạt 5 giải nhất, phòng GD-ĐT được Sở GD-ĐT Hà Nội khen thưởng đơn vị có thành tích xuất sắc trong hội thi.
- Nội dung bồi dưỡng thường xuyên đã bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006; chuẩn nghề nghiêp giáo THCS, giáo viên THPT ban hành kèm theo thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009; Dạy học phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS; Xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện các hoạt động triển khai nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, đặc biệt chú trọng vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho HS; Ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học; Tự làm, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học dựa theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu; Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo kế hoạch số 745/KH - BGDĐT ngày 19/10/2009 của Bộ GD&ĐT.
- 100% các trường quan tâm đổi mới phương pháp dạy của GV và học của HS. Về dạy: tập trung vào sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng
CNTT vào soạn giảng. 100% GV được tập huấn về kỹ năng ứng dụng tin học. Trong đó 65% GV biết ứng dụng thành thạo tin học trong soạn bài và trình chiếu. Về học: xây dựng phương pháp học tập tích cực chủ động của HS, giảm các thao tác thừa, tăng cường thực hành, tham gia tất cả các cuộc thi do trường và quận tổ chức….
- 100% cán bộ GV được tập huấn và trang bị tài liệu công cụ về chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình (CKTKNCT). Vì vậy cán bộ GV nắm vững để thực hiện trong từng mục tiêu môn dạy, tiết dạy. Trên 95% số tiết dạy học của GV đạt CKTKNCT. Số chưa đạt CKTKNCT chủ yếu là kỹ năng vận dụng kiến thức để xử lí thực hành các bài tập.
* Hạn chế trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng GV có thể thấy là:
Cơng tác rà sốt và sắp xếp đội ngũ GV và CBQLGD theo nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ đã được thực hiện song chưa thật triệt để.
Chưa có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng dài hạn.
Cơng tác khảo sát thực tiễn, đánh giá việc đào tạo, bồi dưỡng GV hầu như chưa thực hiện tại các cấp quản lý.
Sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban ngành trong công tác bồi dưỡng kiến thức địa phương cho GV hầu như chưa có;
Nội dung bồi dưỡng cịn cứng nhắc theo kế hoạch từ cấp trên, chưa có khảo sát thực tiễn để đưa vào các nội dung cần thiết như: quy trình bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV mới vào nghề, năng lực tổ chức sinh hoạt tập thể, thuyết phục, cảm hóa HS, ứng xử các tình huống sư phạm, năng lực làm cơng tác xã hội giáo dục, bồi dưỡng kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ…)
Chưa có quy trình bồi dưỡng cho GV chuẩn bị nâng bậc, dự thi GV dạy giỏi mà mới chỉ dừng ở hình thức tự phát ở cấp trường tùy theo yêu cầu của hiệu trưởng.
Công tác biên soạn tài liệu bồi dưỡng cịn đơn điệu, mới chỉ có các tài liệu do Bộ phát hành, chưa có tài liệu sát với yêu cầu giáo dục THCS của địa phương, chưa đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của GV;
Tự bồi dưỡng là một hình thức bồi dưỡng rất quan trọng. Song tự bồi dưỡng của GV hiện nay cịn tự phát, chưa có sự định hướng cụ thể và kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực giáo dục THCS hiện chưa có kế hoạch tổng thể, mới dừng lại ở liên kết đào tạo với các trường Sư phạm, chưa có sự khảo sát, đào tạo theo nhu cầu của địa phương.