Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn tại các trường

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận cầu giấy thành phố hà nội giai đoạn 2011 2015 (Trang 70 - 74)

12 Hoá học 114 43 22 219 13 Sinh học113332

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn tại các trường

a) Mục tiêu

Đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra chun mơn tại các trường, đáp ứng u cầu chuẩn hóa đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp GV THCS và yêu cầu xã hội hóa giáo dục hiện nay.

b) Nội dung

- Xây dựng nền nếp công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn, tại các cơ sở giáo dục cả về nội dung và hình thức:

Về hình thức: Thanh tra, kiểm tra toàn diện kết hợp với thanh tra, kiểm

tra từng mặt; thanh, kiểm tra theo định kỳ kết hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất.

Về nội dung: thanh tra, kiểm tra cần bám sát các tiêu chuẩn của Chuẩn

nghề nghiệp GV THCS.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, chú trọng việc đánh giá hiệu quả ngoài của giáo dục.

- Thanh tra, kiểm tra chuyên môn của GV THCS quận Cầu Giấy cần thực hiện theo quy chế “Thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”, ban hành kèm theo thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong đó về đội ngũ GV phải cơng khai: Số lượng, chức danh có phân biệt theo hình thức tuyển dụng và trình độ đào tạo.

Cơng khai số lượng GV, cán bộ quản lý và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng, hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dưỡng trong năm học và 2 năm tiếp theo.

Về chất lượng giáo dục thực tế: số HS xếp loại hạnh kiểm, học lực, tổng hợp kết quả cuối năm; tình hình sức khỏe của HS; số HS đạt giải các kỳ thi HS giỏi.

- Đánh giá hiệu quả ngoài của giáo dục THCS theo hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá trường học - Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học, Dự án DREM, Bộ GD&ĐT, năm 2009, Đánh giá hiệu quả ngồi là chỉ số

quan trọng khơng chỉ đánh giá năng lực GV mà cịn định hướng cho GV khơng ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng nhu cầu học tập trong cộng đồng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển KT-XH của thành phố. Đánh giá hiệu quả ngoài của giáo dục nhà trường bao gồm các chỉ số như sau:

+ Tính năng sẵn sàng của HS sau khi ra trường: Là sự chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản cho HS ra trường; Đánh giá chất lượng giáo dục tồn diện (trong đó có kỹ năng sống) của nhà trường; Giúp hiệu trưởng điều chỉnh các hoạt động dạy học của đội ngũ GV cho những năm tiếp theo.

+ Sự hài lịng của HS và phụ huynh HS sau một khóa HS ra trường: là những hành động mà HS và cha mẹ thể hiện sự tri ân đối với trường. Mục đích sử dụng: Đánh giá kết quả, hiệu quả giáo dục của nhà trường; Giúp hiệu trưởng điều chỉnh các hoạt động dạy học của đội ngũ GV cho những năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu của cộng đồng và xã hội.

- Chú trọng thanh, kiểm tra để đánh giá đúng, thực chất chất lượng dạy của giáo viên thông qua kết quả thực chất của học sinh, công tác tổ chức thi, coi thi, chấm thi. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương, theo nội dung cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; tổ chức thực hiện cuộc vận động "Hai khơng": nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

- Cải tiến công tác thanh kiểm tra chuyên môn: phân loại GV, hình thức kiểm tra từng loại GV, chú ý nội dung tư vấn cho GV sau khi thanh kiểm tra.

c) Các thức tiến hành.

- Phòng GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên môn theo năm học.

- Hiêu trưởng nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên môn và công khai trước GV.

Lịch thanh tra, kiểm tra phải được bố trí hợp lý, khơng chồng chéo với các hoạt động chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho GV về thời gian và không gây áp lực tâm lý.

Nội dung thanh tra, kiểm tra cần gắn với tiến trình hoạt động dạy học trong năm học. Chú trọng công tác hậu thanh tra.

Đối tượng và nội dung thanh tra, kiểm tra cũng cần cân nhắc hợp lý với thực tiễn nhà trường. Mục tiêu là 100% GV trong trường được thanh tra, kiểm tra. Các GV trẻ có thể thanh tra, kiểm tra tồn diện ngay học kì 1 để định hướng hoạt động dạy học đúng chuẩn nghề nghiệp và phù hợp với thực tiễn nhà trường. Các GV có thâm niên cơng tác có thể thanh tra từng mặt để phát uy ưu điểm và hạn chế nhược điểm trong hoạt động day học.

Lựa chọn người thanh tra, kiểm tra cũng cần cân nhắc và bố trí hợp lý

theo yêu cầu của nội dung thanh tra, kiểm tra. Người thanh tra, kiểm tra trong nhà trường là GV cùng tổ bộ môn, tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu, thanh tra viên kiêm nhiệm.

- Phòng GD&ĐT sau mỗi kỳ và kết thúc năm học tổng kết rút kinh nghiệm kết quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn để mỗi GV và nhà trường có sự cải tiến hoạt động dạy học theo đúng chuẩn nghề nghiệp..

- Hiệu trưởng nhà trường thực hiện nghiêm túc quy chế “Thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”. Việc công khai chất lượng đội ngũ về số lượng, chức danh có phân biệt theo hình thức tuyển dụng và trình độ đào tạo, số lượng GV, cán bộ quản lý và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng; hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dưỡng trong năm học và 2 năm tiếp theo; Công khai chất lượng giáo dục thực tế: số học sinh xếp loại theo hạnh kiểm, học lục, tổng hợp kết quả cuối năm, tình hình sức khỏe của học sinh; Số học sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi… cần thực hiện trên các phương tiện thông tin như: Bảng tin nội bộ,

trang Web của nhà trường, báo, đài phát thanh truyền hình, báo cáo trước hội nghị phụ huynh nhà trường…

Về đánh giá hiệu quả ngoài của giáo dục, hiệu trưởng nhà trường cần phối hợp với Hội cha mẹ HS và Hội khuyến học trên địa bàn dân cư để thành lập tiểu ban đánh giá. Cách thức đánh giá và thông tin hỗ trợ như sau:

Tính sẵn sàng của học sinh sau khi ra trường.

Cách thức đánh giá: Thống kê số HS sau khi ra trường có khả năng thích ứng với các yêu cầu của các giai đoạn tiếp theo; Đánh giá sự tăng trưởng về thể chất và tri thức của học sinh; Phỏng vấn hiệu trưởng các trường, GV các trường THCS, HS và phụ huynh HS.

Sự hài lòng của học sinh và phụ huynh học sinh sau một khóa học.

Cách thức đánh giá: Thống kê hiện vật, lưu niệm mà học sinh hoặc cha mẹ cám ơn sự giáo dục của trường; Số lượng học sinh cũ có các hoạt động đóng góp xây dựng trường; Phỏng vấn hiệu trưởng, GV, HS, phụ huynh HS.

- Hiệu trưởng nhà trường xem xét kết quả đánh giá hiệu quả ngoài của giáo dục và lên phương án điều chỉnh các hoạt động dạy học của đội ngũ GV cho những năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu của cộng đồng và xã hội.

d) Điều kiện thực hiện

- Phịng GD&ĐT cần có chỉ đạo cụ thể và giám sát kế hoạch và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên môn tại các trường.

- Ban giám hiệu các trường THCS phải coi vấn đề thanh tra, kiểm tra chuyên môn là một biện pháp thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV nhà trường. Đồng thời có phương pháp tuyên truyền, hướng dẫn tạo sự đồng thuận trong đội ngũ giáo viên và lực lượng xã hội cùng tham gia hưởng ứng.

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận cầu giấy thành phố hà nội giai đoạn 2011 2015 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w