Biện pháp 2: Đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận cầu giấy thành phố hà nội giai đoạn 2011 2015 (Trang 63 - 67)

12 Hoá học 114 43 22 219 13 Sinh học113332

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận Cầu Giấy

ngũ giáo viên trung học cơ sở quận Cầu Giấy

a) Mục tiêu

- Đa dạng hóa nội dung, chương trình bồi dưỡng chun môn cho đội ngũ GV THCS quận Cầu Giấy đáp ứng yêu cầu chuyên môn theo Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của quận trong giai đoạn 2011 - 2015.

- Tổ chức hiệu quả việc bồi dưỡng GV THCS với nhiều hình thức đa dạng, có kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm.

b) Nội dung

- Quản lý việc biên soạn tài liệu để hướng dẫn GV trong các đợt tập huấn, các hội thảo chuyên đề và định hướng cho công tác tự bồi dưỡng trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học. Các căn cứ để biên soạn tài liệu bao gồm: Các hướng dẫn chuyên môn của Bộ GD&ĐT; Các yêu cầu phát triển KT - XH của quận; Kết quả khảo sát nhu cầu nội dung nâng cao trình độ chun mơn của GV trên địa bàn quận. Trong tài liệu bồi dưỡng chun mơn cần đa dạng hóa nội dung như:

Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lòng nhân ái sư phạm: Thái độ đúng

trong quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp, với HS, thói quen làm việc có kỷ cương, nền nếp, lương tâm, trách nhiệm với thế hệ trẻ… Kiến thức về tâm sinh lí HS THCS quận Cầu Giấy.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Bồi dưỡng cho GV kỹ năng ứng xử các

tình huống trong giảng dạy và giáo dục; Đối với GV chủ nhiệm cần bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động tập thể, năng lực thuyết phục, cảm hóa HS; Bồi dưỡng phương pháp dạy kĩ năng sống cho HS.

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn: Cung cấp những tư liệu, tài liệu, thiết

bị cần thiết liên quan đến nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn; Định hướng sáng tạo của GV trong giảng dạy, đặc biệt là hiện đại hóa phương pháp giảng dạy; Bồi dưỡng khả năng nắm bắt mục đích yêu cầu từng bài, kiểu bài; Phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS… Cung cấp cho GV những điều chỉnh, hoặc đổi mới trong nội dung hoặc phương pháp giáo dục và dạy học của từng mặt giáo dục, của từng môn học trong chương trình (Ví dụ: Thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật…). Hoặc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; Bồi dưỡng cho GV năng lực thiết kế giáo án môn học, năng lực ra đề thi, chấm thi, trả bài.

Bồi dưỡng kiến thức khoa học bổ trợ bao gồm: Tin học ứng dụng và

ngoại ngữ giao tiếp thông dụng; kiến thức về cơng nghệ, giải trí, văn hóa, thể thao; kiến thức về kĩ năng sống; kiến thức về tổ chức hoạt động tập thể.

- Quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo giai đoạn, theo địa bàn, theo đối tượng dạy học, theo nhu cầu, thay thế dần cho hình thức bồi dưỡng chung cả quận khơng phân hóa được đối tượng dạy học và nhu cầu cụ thể của từng trường, từng địa bàn.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại trường; Bồi dưỡng ngắn hạn; Học các lớp đào tạo bồi dưỡng từ xa; Học các lớp tập trung; Học theo cụm trường; Bồi dưỡng qua tự học, tự rèn; Bồi dưỡng theo modum cấp chứng chỉ…

c) Cách tiến hành

- Phòng GD&ĐT thành lập ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV THCS quận giai đoạn 2011 - 2015 có sự tham gia của các hiệu trưởng, chuyên viên phịng GD&ĐT, cán bộ quản lý chun mơn trường THCS, GV cốt cán tại cơ sở và các chuyên gia về KT-XH địa phương, các chuyên gia của trường Sư phạm đào tạo GV THCS để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng chu kì 5 năm. + Biên soạn tài liệu bồi dưỡng GV.

+ Triển khai các hoạt động bồi dưỡng tập trung toàn quận, bồi dưỡng theo cụm trường dựa trên địa bàn dân cư.

+ Định hướng và giám sát công tác tự bồi dưỡng.

+ Nghiên cứu đổi mới hình thức bồi dưỡng và triển khai tới các trường trong quận.

- Phòng GD&ĐT thực hiện triển khai đồng bộ các hình thức bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng tại trường: Do Hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp các hoạt động

bồi dưỡng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đa số GV. Tổ trưởng chuyên môn, GV dạy giỏi các cấp là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Họ vừa là người gương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng, vừa có trách nhiệm giúp đỡ những thành viên trong tổ. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cũng mang lại hiệu quả bồi dưỡng tốt. Cụ thể:

Tổ chức hội giảng (như hội giảng chào mừng theo chủ điểm, hội thi chọn GV giỏi trường) tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ Sư phạm để khích lệ GV có tình u nghề nghiệp và say sưa bồi dưỡng tay nghề.

Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề: Có thể mời chuyên gia, chuyên viên phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT để cung cấp những kiến thức cập nhật và giải quyết những khó khăn, thắc mắc của GV khi dạy những bài khó, chương khó, hoặc nhà trường tự tổ chức, giao cho tổ trưởng chuyên môn, những người có năng lực chuẩn bị nội dung theo chủ đề hội thảo. Khi đã thống nhất thì phải quyết tâm biến nó thành hiện thực sâu rộng.

Đầu tư xây dựng thư viện và tổ chức hoạt động thư viện góp phần khơng nhỏ trong cơng tác bồi dưỡng. Thư viện phải có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn, nhiều sách tham khảo, các loại báo và tạp chí đặc biệt là báo và tập san chuyên ngành. Xây dựng phòng đọc đáp ứng nhu cầu GV và HS. Nhân viên thư viện phải được đào tạo, biết tổ chức giới thiệu sách mới, thảo luận những vấn đề thiết thực phục vụ giảng dạy và giáo dục, khuyến khích GV mượn đọc, học tập.

Dành nhiều thời gian cho sinh hoạt chuyên môn và ưu tiên cho việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Tổ chức cho GV nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Cần tổ chức nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm một cách nghiêm túc, có sự đánh giá khách quan. Những sáng kiến kinh nghiệm cần được áp dụng phổ biến cho GV toàn trường.

Tổ chức các lớp học ngoại ngữ và tin học cho GV tại trường bằng cách vận động, khuyến khích GV góp kinh phí ở mức độ vừa phải và nhà trường nên dùng quỹ khuyến học để hỗ trợ.

+ Bồi dưỡng tập trung ngắn hạn: Do Sở hoặc Bộ tổ chức theo chuyên đề. + Học các lớp tập trung dài hạn: Vận động và cử GV tham gia dự thi các

lớp đào tạo Đại học, Thạc sĩ, nhất là những GV trẻ, GV có năng lực, có thành tích cao.

+ Bồi dưỡng theo cụm trường: Tổ chức tập huấn theo cụm trường có

+ Bồi dưỡng theo modun cấp chứng chỉ: Thử nghiệm xây dựng chương

trình bồi dưỡng các mơn học theo modun để khuyến khích và tạo điều kiện cho các GV tham gia bồi dưỡng ở mọi thời điểm khi có điều kiện.

+ Kết hợp với các trường Sư phạm đào tạo GV: phịng GD&ĐT cần có sự phối hợp với các trường Sư phạm đưa các nội dung bồi dưỡng theo yêu cầu thực tế và quá trình đào tạo tại các lớp học liên kết để đào tạo GV phù hợp với yêu cầu thực tế của quận.

Với các trường Sư phạm, Sở GD&ĐT và phịng GD&ĐT quận cần có sự phối hợp theo định hướng đào tạo GV thích ứng với nhu cầu dạy học thực tế.

Phối hợp với các trường Sư phạm trong việc thu hút tiếp nhận các sinh viên tốt nghiệp giỏi về cơng tác tại quận.

- Phịng GD&ĐT chỉ đạo các hiệu trưởng thực hiện chỉ đạo điểm các hình thức bồi dưỡng chuyên mơn mới thay các hình thức truyền thống như: Tự nghiên cứu tài liệu về nội dung bồi dưỡng, chia nhóm GV theo cụm trường thực hành thảo luận và trình bày có phản biện; Thi viết theo chuyên đề và tổ chức chấm chéo giữa các trường với biểu điểm thống nhất; Giao lưu GV giữa các trường; Thăm quan các cơ sở văn hóa, kinh tế tại địa phương; Gặp gỡ các cán bộ văn hóa, các nhà lãnh đạo địa phương…

- Phòng GT&ĐT tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá kết quả bồi dưỡng của các trường.

d) Điều kiện thực hiện

- Phịng GD&ĐT phải có kế hoạch đổi mới nội dung bồi dưỡng GV giai đoạn 2011 - 2015 trình các cấp có thẩm quyền phê chuẩn; Phải làm tốt công tác khảo sát nhu cầu bồi dưỡng GV của các nhà trường và của các đối tượng GV trên địa bàn. Ví dụ: nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng GV dạy kỹ năng sống, giá trị sống; nhu cầu bồi dưỡng của các GV chuyên dạy HS trong đội tuyển …

- Quận phải có ngân sách để phục vụ cho đổi mới công tác bồi dưỡng GV.

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận cầu giấy thành phố hà nội giai đoạn 2011 2015 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w