12 Hoá học 114 43 22 219 13 Sinh học113332
2.4.3. Thi đua, khen thưởng
Cơng tác thi đua, khen thưởng có một tác dụng lớn trong việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động trong phát triển đội ngũ GV nói chung và giáo viên THCS nói riêng. Nhận thức được điều này, trong nhiều năm qua, phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy đã thực hiện và duy trì khá tốt cơng tác thi đua trong các trường THCS.
Phòng GD&ĐT quận đã đẩy mạnh triển khai các phong trào thi đua do cấp trên phát động như Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với các cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Thực hiện tốt Luật thi đua khen thưởng, chỉ đạo các cơ sở bám sát các tiêu chí thi đua theo Luật quy định; Hướng dẫn quy trình, cơng nhận GV giỏi và các danh hiệu thi đua nhà nước theo tinh thần thông tư số 21/2008/TT-BGDĐT ngày 22/4/2008 của Bộ GD&ĐT.
Đối với công tác thi đua của GV tại cơ sở được thực hiện theo quy trình sau: 1) Đầu năm học: Phịng GD&ĐT quận đã chỉ đạo các nhà trường qua Đại hội công nhân viên chức cho GV đăng ký danh hiệu thi đua của ngành như GV dạy giỏi cấp quận, cấp Thành phố; Danh hiệu thi đua theo Luật thi đua
khen thưởng như: Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố, Chiến sĩ thi đua cấp toàn quốc. 2) Trong năm học, các tổ chuyên mơn nhà trường phối hợp cùng Cơng đồn, Đồn thanh niên tổ chức các đợt thi đua để đánh giá thường xuyên GV. 3) Cuối năm học, phòng GD&ĐT tổ chức xét duyệt (đánh giá chun mơn kết hợp với việc lấy phiếu tín nhiệm trong Hội đồng Sư phạm nhà trường, HS và phụ huynh HS) đây là cách làm mới của quận Cầu Giấy so với các quận, huyện trong Thành phố và chuyển hồ sơ cho Hội đồng thi đua sở GD&ĐT xét duyệt và giám đốc Sở GD&ĐT cơng nhận hoặc xem xét trình cấp trên với danh hiệu khen cao.
Đánh giá về công tác thi đua khen thưởng
Trong 5 năm qua, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được duy trì thường xun và có tác dụng tích cực trong việc phát triển chất lượng đội ngũ. Kết quả từ năm học 2006 - 2007 đến năm học 2010 - 2011 đã có: 376 lượt GV THCS đạt GV Dạy giỏi và Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 35 lượt GV Dạy giỏi và Chiến sĩ thu đua cấp Thành phố. Phong trào thi đua thực chất hơn, quan tâm nhiều hơn đến các đội ngũ cán bộ, GV ở các cơ sở khó khăn. Đã có sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các cấp chính quyền tổ chức phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Thành tích trên đã thể hiện được sự chỉ đạo đồng bộ, cụ thể, công khai, công bằng của các cấp quản lý giáo dục THCS. Đồng thời thể hiện công tác thi đua trong GV ở các trường THCS trong quận đã trở thành nề nếp. Tuy nhiên, khi đánh giá về tác động của thi đua, khen thưởng đối với phát triển đội ngũ, có 60% GV THCS được hỏi có ý kiến về việc các danh hiệu khen cao (Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố, các loại Bằng khen…) đã cho rằng các danh hiệu đó thường dành cho cấp quản lí. Với các cán bộ quản lí đã nhiều năm là GV dạy giỏi các cấp thì đây là cơng bằng. Song việc cân đối tỉ lệ bình xét danh hiệu khen cao giữa cán bộ quản lí và GV trực tiếp giảng dạy hàng năm là vấn đề cần cải tiến. Bên cạnh việc thực hiện thi đua, khen thưởng theo quy
định tại Luật thi đua khen thưởng, cần đa dạng hóa hình thức khen thưởng như khen thưởng GV chủ nhiệm giỏi; GV có thành tích bồi dưỡng HS yếu kém… Để thích ứng với bối cảnh kinh tế thị trường, công tác thi đua cần có sự đổi mới như: Xây dựng tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm đối tượng theo đặc thù riêng của từng trường; lượng hóa tiêu chuẩn thi đua...