Giá cả của một sản phẩm là sự biểu hiện bằng tiền mà người bán dự định thu được từ người mua. Việc xác định giá cả của một sản phẩm là rất khó khăn bởi vì nó gặp mâu thuẫn lợi ích giữa người mua và người bán, người mua muốn mua được nhiều hàng hóa hơn với chất lượng cao hơn nhưng chí phải trả ít tiền hơn còn người bán thì ngược lại, họ muốn thu được nhiều tiền hơn với cùng một đơn vị hàng hóa. Để dung hòa được lợi ích giữa người mua và người bán thì doanh nghiệp cần phải xác định xem mức giá như thế nào là hợp lí. Một mức giá hợp lí sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Việc xác định giá thì có rất nhiều phương pháp nhưng thông thường người ta hay sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp định giá dựa vào chi phí Giá bán = Giá thành + % lãi / giá thành
- Phương pháp định giá dựa vào chi phí biến đổi bình quân Giá bán ≥ AVCmin + chi phí vận chuyển / sản phẩm Trong đó AVCmin là chi phí biến đổi/sản phẩm
- Dựa vào phân tích hòa vốn định giá bán ≥ giá hòa vốn
- Dựa vào người mua: doanh nghiệp phân chia người mua ra thành các nhóm khác nhau theo một tiêu chí nào đó và định giá cho từng nhóm.
- Dựa vào giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp thường có những chính sách giá sau:
+ Chính sách giá đối với sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường hiện có và thị trường mới.
+ Chính sách giá đối với sản phẩm mới, sản phẩm đã cải tiến và hoàn thiện trên thị trường hiện tại và thị trường mới.
+ Chính sách giá đối với sản phẩm tương tự