CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.1. Điều kiê ̣n tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đơng Quan nằm ở phía Nam huyện Lộc Bình có tổng diện tích tự nhiên là 5352,31 ha, có giới hạn toạ độ địa lý và ranh giới như sau:
Từ 21035'13'' - 21043'30'' vĩ độ bắc, Từ 106052'10'' - 106058'15'' kinh độ đơng,
Phía Bắc giáp với xã Quan Bản, xã Nhượng Bạn và xã Tú Đoạn.
Phía Đơng giáp với xã Sàn Viên, thị trấn Na Dương , xã Ái Quốc và xã Lợi Bác. Phía Nam giáp với xã Ái Quốc Nam.
Phía Tây giáp với xã Ái Quốc, Nam Quan và xã Minh Phát.
Đông Quan là xã vùng núi cao, trung tâm xã cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km về phía Đơng Nam, cách trung tâm thị trấn Lộc Bình khoảng 10 km về phía Nam, xã Đơng Quan có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lộc Bình nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung, đồng thời là một trong những xã giao lưu phát triển kinh tế văn hố xã hội với vùng Đơng Bắc đất nước.
Hình 3.1. Vị trí địa lý xã Đơng Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình xã Đơng Quan mang tính chất chung của địa hình vùng núi cao. Độ cao từ khoảng 280m tới gần 580m so với mực nước biển. Từ suối Tà San địa hình cao dần về phía Tây Bắc.
3.1.1.3. Mơi trường, khí hậu và thủy văn
Xã Đơng Quan có các con suối lớn bắt nguồn từ các dãy núi cao từ phía Đơng và phía Tây chảy về suối Tà San.
3.1.1.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ở địa phương
Cơ cấu kinh tế của xã Đơng Quan đã có những chuyển biến tích cực, thực hiện nghị định 64/CP, 02/CP, 163/CP với việc giao đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ổn định các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở cho các hộ gia đình, đất xây dựng cơ bản cho các tổ chức văn hố, kinh tế, chính trị xã hội, người dân đã thực sự yên tâm đầu tư trên diện tích đất được giao cho nên hiệu quả sử dụng đất được tăng lên, tuy nhiên hệ số sử dụng đất chưa được nâng cao, cơ cấu đất đai còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay, bên cạnh đó trình độ dân trí trong xã khơng được đồng đều, việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên năng suất, sản lượng cây trồng chưa cao, chưa phát huy được thế mạnh của đất.
Sản phẩm các ngành trồng trọt mới chỉ đáp ứng được nhu cầu lương thực thực phẩm của nhân dân, bên cạnh ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được phát triển, chăn nuôi của xã Đông Quan chủ yếu là chăn ni trâu, bị, lợn, gia cầm, với hình thức và quy mơ hộ gia đình, tận dụng những sản phẩm dư thừa trong trồng trọt, tận dụng lao động phụ vào những lúc nông nhàn.
Ngành chăn ni mang tính tự cung, tự cấp, chủ yếu là cung cấp sức kéo, phân bón cho nơng nghiệp, cung cấp thực phẩm tại chỗ và một phần nhỏ ra thị trường, vì vậy trong tương lai cần có những biện pháp khuyến khích phát triển ngành chăn ni để tạo ra một cơ cấu hàng hoá hợp lý trong nơng nghiệp mang tính hàng hố.
Cơng nghiệp mới chỉ dừng lại ở khai thác và chế biến lâm sản cung cấp nguyên liệu thô ra thị trường.
Tiểu thủ cơng nghiệp mang tính phục vụ tại chỗ và bản sắc dân tộc.
Dịch vụ: Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành dịch vụ thương mại du lịch xã Đông Quan đã và đang khởi sắc theo chiều hướng tốt xong quy mơ cịn nhỏ hẹp, trong những năm tới đây cần có các chính sách kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện khuyến khích các tập thể, cá nhân trong huyện cũng như ngoài huyện, tỉnh đẩy mạnh ngành thương mại, dịch vụ ngành du lịch hình thành các cụm tiểu thủ cơng nghiệp, sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du khách, coi đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của xã.
3.1.1.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban ngành chức năng trong tỉnh, cơ sở hạ tầng của xã Đơng Quan đã có những thay đổi đáng kể.
- Tỉnh lộ 248 chạy ngang qua xã, nối liền thị trấn Na Dương và xã Nam Quan, đường giao thông liên thôn bản được nâng cấp và làm mới bằng nhiều nguồn vốn khác nhau và theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, tuy nhiên mới chỉ là đường rải đá cấp phối và đường đất.
- Thủy lợi: Hầu hết các tuyến mương chính, hiện đang khai thác đã phát huy được tác dụng, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, vẫn cần xây dựng thêm các tuyến mương khác và nâng cấp, tu sửa để nâng cao chất lượng phục vụ cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống trên địa bàn xã.
- Giáo dục đào tạo: Ngành giáo dục của xã Đông Quan đã khắc phục nhiều khó khăn và đạt được những kết quả quan trọng khả quan, tỷ lệ trẻ em vào nhà trẻ và mẫu giáo đúng độ tuổi ngày càng tăng, đội ngũ giáo viên được nâng cấp cả về số lượng và chất lượng.
- Trạm y tế: Xã đã có trạm y tế có cơ sở vật chất phục vụ cơng tác khám chữa bệnh ban đầu, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và phòng ngừa dịch bệnh.
- Năng lượng: Ngành điện đã xây dựng các tuyến đường điện đến hầu hết các tổ thôn bản, đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt tốt nhất cho người dân.
- Bưu chính viễn thông: Hệ thống điện thoại được sử dụng rộng rãi trong các
cơ quan, ban ngành và trong tầng lớp nhân dân, công nghệ thông tin phát triển, thường xuyên cập nhất được các tin tức về văn hoá, kinh tế - xã hội trong nước cũng như ngồi nước thơng tin liên lạc thuận lợi.
- Quốc phòng - An ninh: Phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, nhân dân các dân tộc xã Đơng Quan ln đồn kết một lịng, hồn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự mà Đảng và Nhà nước giao.
3.1.1.6. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội
Xã Đơng Quan có tổng số khẩu ở thời điểm kiểm kê là 1023 hộ với tổng số nhân khẩu là 4488 khẩu tập trung nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống như: Dao, Tày, Nùng, Kinh và dân tộc Sán Chỉ. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hoá, phong tục tập quán khác nhau, nhưng đoàn kết cùng phát triển trong cộng đồng dân cư.