Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã đông quan, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 79)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác

xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

3.4.1. Đánh giá kết quả đạt được

- Hoàn thành xây dựng CSDL địa chính xã Đông Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, phản ánh đúng hiện trạng tài liệu, dữ liệu bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính của địa phương tại thời điểm nghiên cứu. Sản phẩm CSDL địa chính xã Đơng Quan được thực hiện xây dựng bằng công nghệ tin học hiện đại; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm của Bộ Tài ngun và Mơi trường và các quy định, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn về xây dựng CSDL địa chính; đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kỹ thuật địa chính theo quy định hiện hành. Sản phẩm đã hồn thành gồm có:

- Dữ liệu khơng gian địa chính hồn chỉnh tích hợp đầy đủ các đối tượng không gian theo nội dung của 183 tờ bản đồ địa chính xã Đơng Quan, tỷ lệ 1:1000. Dữ liệu được lưu trữ ở khuôn dạng file *.MDB;

- Dữ liệu thuộc tính địa chính tích hợp đầy đủ thơng tin thuộc tính của thửa đất theo đúng thực trạng dữ liệu hồ sơ địa chính xã Đơng Quan tại thời điểm nghiên cứu; với: 25.501 thửa đất đã được tích hợp. Dữ liệu thuộc tính địa chính được lưu trữ ở khuôn dạng file *.BAK;

- Dữ liệu quét (chụp) tổng số có 100 bản lưu Giấy chứng nhận QSD đất được lưu giữ ở khuôn dạng file *.PDF đối với từng GCN.

- Sản phẩm CSDL địa chính xã Đơng Quan hồn thành đã được thử nghiệm vận hành, khai thác, sử dụng và đáp ứng phục vụ tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Sản phẩm hoàn thành đã được bàn giao cho Phòng Đo đạc, bản đồ và viễn thám, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn (Là đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ xây dựng CSDL địa chính xã Đơng Quan) để tiếp tục hồn thiện, tích hợp bổ sung dữ liệu thuộc tính địa chính đối với các thửa đất được cấp GCN sau thời điểm từ tháng 9/2015, bổ sung dữ liệu quét (chụp) các giấy tờ pháp lý; đồng

thời đề nghị chủ đầu tư thực hiện kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, bàn giao đưa vào sử dụng.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đơng Quan đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Phục vụ đắc lực tác nghiệp chuyên môn như đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật chỉnh lý biến động, quy hoạch sử dụng đất...được thực hiện chính xác, rút ngắn thời gian. Thơng tin đất đai được truy vấn, khai thác đơn giản, thuận tiện làm tăng hiệu quả công việc. Thay đổi cách điều hành công việc hành chính theo phương pháp hiện đại, phát hiện và làm chuẩn hóa kết quả giải quyết công việc của cán bộ cấp dưới, tăng cường tư duy và năng lực cán bộ.

Bên cạnh đó, xây dựng CSDL địa chính tạo một cơng cụ hỗ trợ cho người quản lý, người sử dụng trong việc khai thác, sử dụng các thông tin thửa đất đã có được nhanh chóng, kịp thời; Cơ sở dữ liệu địa chính được cập nhật thường xuyên, đầy đủ các biến động, xử lý các mâu thuẫn giữa bản đồ địa chính và thuộc tính địa chính; với một cơ chế quản lý tập trung, một hệ thống đường truyền chuyên dùng sẽ bảo đảm dữ liệu địa chính ln ln được duy nhất, chính xác và hợp pháp.

Kết quả vận hành thử nghiệm hệ thống cơ sở dữ liệu trên phần mềm ELIS với những thành công đã đạt được đã thể hiện sự tin tưởng hơn về tính bền vững lâu dài của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là chính xác và thiết thực.

3.4.2. Đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, hạn chế

3.4.2.1. Những mặt thuận lợi

- Chủ trương, chính sách: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong những chủ trương và nhiệm vụ mang tính đột phá của Bộ Tài ngun và Mơi trường trong chiến lược hiện đại hóa cơng tác quản lý Nhà nước. Nắm bắt chủ trương này, Sở Tài ngun và Mơi trường Lạng Sơn đã tích cực triển khai dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tồn tỉnh.

- Có cơ quan chun trách về cơng nghệ thông tin từ trung ương đến địa phương + Tại Trung ương: Đã thành lập cục công nghệ thông tin là cơ quan chịu trách nhiệm ứng dụng, phát triển CNTT trong ngành

+ Tại địa phương: Đã có trung tâm CNTT trực thuộc sở TN&MT thực hiện hoạt động về ứng dụng và phát triển CNTT trong phạm vi quản lý của Sở

- Được sự tạo điều kiện của Sở Tài nguyên và môi trường Lạng Sơn

+ Cung cấp dữ liệu, số liệu điều tra cũ kết hợp với kế thừa có chọn lọc các thơng tin

+ Giới thiệu xuống địa bàn thuận tiện cho điều tra + Cung cấp nguồn nhân lực

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Diện tích địa bàn nhỏ, giao thơng thuận lợi - Có phần mềm quản lý tiện ích

+ Giúp nhập dữ liệu dễ dàng, số liệu thống kê đầy đủ chi tiết

+ Quản lý chi tiết, đồng bộ đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng, tiện cho việc tra cứu thông tin, chỉnh lý biến động.

+ Giúp cho công tác quản lý đất đai của xã được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, tạo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực, tiết kiệm được thời gian, giảm bớt được khối lượng lớn giấy tờ sổ sách trong việc lưu trữ thơng tin đất

+ Minh bạch hóa các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.

 Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tiến tới việc số hóa quản lý dữ liệu đất,

trong đó gắn giá đất ngay trong bản đồ sẽ phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phát huy được giá trị đất đai trong các giao dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

 Người dân cũng sẽ rất thuận lợi khi muốn tìm hiểu các thơng tin về các

thửa đất mình định mua bán hoặc đầu tư. Chẳng hạn, khi người dân muốn mua bán, tìm hiểu thơng tin về mảnh đất mình sẽ mua hoặc đầu tư thì chỉ cần vào website của Sở TN&MT tỉnh vào mục cần tìm, sau đó gõ số thửa đất vào sẽ biết được hiện trạng và tương lai của mảnh đất. Như vậy, người dân sẽ tránh được nhiều rủi ro trong việc mua bán, đầu tư trên mảnh đất đó.

+ Dễ dàng quản lý nghiệp vụ, luân chuyển hồ sơ, chỉnh lý biến động đất đai... thơng qua hệ thống máy tính.

Với những thuận lợi như trên thì xã Đơng Quan có thể xây dựng được một cơ sở dữ liệu địa chính phù hợp với địa bàn và theo chuẩn dữ liệu địa chính mà nhà nước đã ban hành, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã.

3.4.2.2. Những mặt khó khăn a. Cơ sở vật chất:

- Máy móc trang thiết bị cịn thiếu thốn, lạc hậu, chưa đáp ứng việc quản lý, cập nhật thơng tin một cách nhanh chóng, gây khó hăn trong việc tra cứu thơng tin của người dân địa phương

- Hệ thống tài liệu lưu trữ cồng kềnh, gây khó khăn trong việc thu thập và tra cứu thông tin.

b. Cơ sở kỹ thuật:

- Dữ liệu được cập nhật theo kiểu chồng, đè lên dữ liệu cũ, chưa tra cứu được quá trình thay đổi (lịch sử ) của biến động đất đai

- Công nghệ hiện tại chưa đáp ứng việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trong cùng một hệ thống; Trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa đáp ứng được các chức năng tiên tiến như chức năng mạng (chưa chạy được trên mạng ), tra cứu trực tuyến.

- Chưa tích hợp dữ liệu địa chính với dữ liệu của các ngành khác trong ngành Tài nguyên Môi trường

- Dữ liệu đồ họa thu thập được không thống nhất về cơ sở toán học (múi chiếu, hệ tọa độ) nên việc biên tập, chồng xếp bản đồ địa chính và các lớp bản đồ thể hiện yếu tố cịn có sự sai lệch, gây mất thời gian.

- Là số liệu lập hồ sơ địa chính ban đầu mà chưa cập nhật được những biến động thường xuyên nên chưa phản ánh được hiện trạng sử dụng đất

- Vấn đề bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu chưa đảm bảo: virus, hacker…

c. Nguồn nhân lực:

- Chưa có nhiều đội ngũ chun mơn có tay nghề đáp ứng được yêu cầu cao trong việc khai thác và sử dụng CSDL

- Đội ngũ cán bộ làm cơng tác CNTT cịn thiếu, vẫn phải kiêm nhiệm các ông việc khác

d. Tài chính

- Nguồn kinh phí lớn, cần huy động trong thời gian ngắn - Chi phí cho việc xây dựng CSDL tốn kém, hiệu quả chưa cao

- Để tiến hành tin học hóa cơng tác thư viện thì địi hỏi phải có một nguồn kinh phí rất lớn mà ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị rất hạn chế nên vấn đề kinh phí ln là bài tốn nan giải. Việc xin kinh phí rất khó khăn do đó việc phát triển xây dựng CSDL thường không đồng bộ, manh mún. Vấn đề nảy sinh tiếp theo là làm sao có nguồn tài chính để duy trì các hoạt động của hệ thống CSDL khi đã hết nguồn kinh phí tài trợ, đây cũng là một bài tốn khó.

e. Những yếu tố khách quan

- Nhiều trường hợp người dân địa phương không phối hợp trong việc điều tra thơng tin.

- Số lượng dữ liệu lớn gây khó khăn trong việc điều tra; nhập dữ liệu dễ gặp sai sót; rắc rối phát sinh trong q trình xử lý, gây nhầm lẫn thông tin hoặc không cho ra kết quả;

- Đất đai biến động liên tục gây khó khăn trong việc xây dựng CSDL

- Dự án xây dựng CSDL có nhiều nội dung mới và phức tạp, phải thực hiện đồng bộ từ đo đạc, thành lập mới hoặc chỉnh lý hoàn thiện bản đồ, kê khai đăng ký lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận gắn với rà sốt, cập nhật tồn bộ các biến động đất đai, nhất là gắn với xử lý vi phạm đất đai, từ đó, xây dựng mới hoặc hồn thiện lại hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu theo các phần mềm chuẩn và công nghệ được Bộ Tài nguyên cho phép sử dụng. Trong quá trình thực hiện bằng các thiết bị, cơng nghệ mới, hiện đại phải bảo đảm tính kế thừa của hệ thống hồ sơ địa chính cũ. Vì vậy, khối lượng cơng tác chun mơn phải thực hiện tại một địa bàn thường rất lớn, thời gian kéo dài và bị chi phối bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Sở chưa xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành quy chế và kế hoạch thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên môi trường. Đây là nguyên nhân hạn chế cho việc công khai trên mạng thông tin về đất đai.

3.4.3. Đề xuất các giải pháp

- Việc thực hiện công tác xây dựng CSDL địa chính phải bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường và hướng dẫn của cơ quan chuyên mơn có thẩm quyền ở địa phương.

- Tài liệu để xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính là bản đồ địa chính dạng số bảo đảm chất lượng, yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài ngun và Mơi trường về bản đồ địa chính. Đối với nơi chưa có bản đồ địa chính mà đã sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác cho cấp giấy chứng nhận, nay sử dụng để xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính phải đánh giá độ chính xác, khả năng liên kết khơng gian giữa các thửa đất kế cận để đảm bảo quan hệ liên kết không gian (Topo) theo quy định chuẩn dữ liệu địa chính.

Trường hợp xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính sử dụng bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi khơng có bản đồ địa chính) ở dạng giấy hoặc chưa được thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 thì thực hiện việc số hóa, chuyển đổi hệ tọa độ và biên tập hoàn thiện theo quy định hiện hành.

- Tài liệu sử dụng để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính là hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; bản lưu Giấy chứng nhận; sổ địa chính; tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

- Chất lượng tài liệu sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phải đảm bảo mức độ đầy đủ thơng tin, có thời gian lập gần nhất và có giá trị pháp lý cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thông qua thực hiện nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

xã Đơng Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn” với mục tiêu nghiên cứu xây

dựng cơ sở dữ liệu địa chính để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tôi đã đi đến những kết luận sau:

- Cơ sở dữ liệu địa chính là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu khơng gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (cấp xã) là đơn vị cơ bản để thành lập CSDL địa chính. CSDL địa chính của đơn vị hành chính cấp huyện trở lên là tập hợp CSDL địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc trực tiếp.

- Đề tài đã nghiên cứu, hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đơng

Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn phản ánh đúng hiện trạng tài liệu, dữ liệu bản địa chính, hồ sơ địa chính của địa phương tại thời điểm nghiên cứu.

- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đất đai biến động thường xun và ngày càng đa dạng hóa mục đích sử dụng, vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai của xã là hết sức cần thiết.

- Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã thu được một số kết quả , các thông tin đất đai của xã được thể hiện rõ ràng, chi tiết. Điển hình theo thống kê năm 2015, đất nơng nghiệp chiếm 90,69%; Đất phi nông nghiệp chiếm 7,7%; Đất chưa sử dụng chiếm 1,61% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

- Dựa vào các dữ liệu, tài liệu đã có như: Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ đăng ký biến động đã lập để xây dựng nên CSDLĐC phù hợp với địa bàn xã và có tính ứng dụng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình, quy định, tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, được quản lý trên nền công nghệ hiện đại, đảm bảo an ninh, an tồn dữ liệu, có độ tin cậy cao, cung cấp thơng tin chính xác và kịp

thời cho công tác quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả, thực hiện mục tiêu kinh tế hóa ngành tài ngun và mơi trường.

- Đưa ra những khó khăn và thuận lợi khi xây dựng cơ sở dữ liệu, từ đó đề ra giải pháp để nâng cao việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

2. Kiến nghị

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn cần chú trọng đầu tư trang bị về hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp từ Sở đến cấp huyện, xã trên địa bàn huyện Lộc Bình nói riêng và tồn tỉnh Lạng Sơn nói chung để đưa hệ thống CSDL địa chính của tỉnh đi vào hoạt động, quản lý, vận hành, khai thác sử dụng. Ngồi ra, Sở cần tích cực quan tâm chỉ đạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng CNTT cần thiết đối với cán bộ, công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã đông quan, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)