Một số phần mềm quản lý Hồ sơ địa chính đang áp dụng tại Việt nam hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã đông quan, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.6. Một số phần mềm quản lý Hồ sơ địa chính đang áp dụng tại Việt nam hiện

hiện nay

1.6.1.Phần mềm Famis – CaddB [9]

Là phần mềm được viết chạy đồng bộ cùng Microstation có khả năng lưu trữ các thông tin cơ bản của thửa đất như: Số thửa, số tờ bản đồ, tên chủ sử dụng, địa chỉ thửa đất, loại đất cũ, loại đất mới .v.v. Các thông tin Famis quản lý và các chức

năng của Famis đáp ứng được nhu cầu khai thác cơ bản của thông tin đất đai đồng thời chạy trên nền Microstation nên rất phù hợp với việc biên tập quản lý dữ liệu bản đồ. Để quản lý HSĐC thì bộ phần mềm Famis - CaddB cịn nhiều hạn chế do khả năng lưu trữ dung lượng thấp, không được cập nhật theo các thay đổi của pháp luật về quản lý đất đai hiện hành.

1.6.2. Phần mềm CiLIS [9]

Đây là một bộ phần mềm được xây dựng bởi Viện nghiên cứu địa chính, CSDL địa chính được quản lý với định dạng dữ liệu của Microsoft Acess (định dạng *.mdb).

Ưu điểm: Phần mềm CiLIS là phương thức nhập đơn giản, dễ sử dụng như Word và Excell, người sử dụng dễ tiếp cận.

Nhược điểm: Phầm mềm CiLIS có độ bảo mật dữ liệu rất yếu, dung lượng lưu trữ dữ liệu thấp (với các xã có trên 20 nghìn thửa đất rất dễ tràn dữ liệu). Nhập dữ liệu vào phần mềm CiLIS tốn rất nhiều thời gian vì chỉ có thể nhập trên một máy, hỗ trợ xử lý phần mềm của cơ quan sản xuất phần mềm kém. Khai thác dữ liệu phải thông qua cán bộ quản lý CSDL. Công tác cập nhật biến động đất đai vào phần mềm rất khó khăn và tốn nhiều cơng sức vì bản đồ trong CSDL không thể cập nhật được mà phải cập nhật trên MicroStation sau đó mới chuyển ngược lại CiLIS.

1.6.3. Phầm mềm VILIS2.0 [9]

Với sự yêu cầu từ chính thực tiến quản lý và sử dụng đất đai cũng như: cải tiến, khắc phục những tồn tại khi triển khai sử dụng VILIS1.0 đội ngũ cán bộ lập trình viên Trung tâm Viễn Thám Quốc gia đã tiến hành xây dựng phần mềm VILIS 2.0

Ưu điểm: Microsoft SQL Server 2005 quản trị CSDL đảm bảo quản lý được tối đa theo yêu cầu quản lý dữ liệu địa chính. VILIS2.0 quản lý dữ liệu bản đồ địa chính đồng bộ với MicroStation, Famis và ArcGIS đảm bảo thống nhất CSDL phục vụ tối đa cho việc quản lý CSDL địa chính. Khai thác dữ liệu đơn giản, với các chủ sử dụng đất cần khai thác các thơng tin cơ bản có thể truy cập vào Website của phần mềm ViLIS2.0 để khai thác. Đội ngũ cán bộ lập trình viên ln hỗ trợ tối đa cho các tỉnh, đặc biệt là hiện nay bộ phận xây dựng VILIS2.0 đã được chuyển về trực thuộc

Tổng Cục Quản lý đất đai.

Nhược điểm: Phần mềm VILIS2.0 rất khó cài đặt và sử dụng, vấn đề chuyển giao công nghệ cho cán bộ địa phương sẽ cần rất nhiều thời gian và tốn nhiều công sức cũng như kinh phí đầu tư.

1.6.4. Phầm mềm ELIS [18]

ELIS (Environment Land Information System) là hệ thống thông tin quản lý đất đai. ELIS cung cấp đầy đủ các cơng cụ, tiện ích đáp ứng hầu hết các quy trình nghiệp vụ của cơng tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường tại Sở TNMT các tỉnh/thành trên tồn q́c.

ELIS là một hệ thống phần mềm với rất nhiều phân hệ. Trong đó, mỗi phân hệ có những chức năng, mục tiêu hoạt động riêng. Nhưng đều chạy trên một nền tảng công nghệ và sử dụng một cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất. Nhờ thế, tất cả việc thông tin về quy hoạch đất đai, tình trạng pháp lý, diện tích của thửa đất sẽ được kiểm tra lập tức, đầy đủ, hệ thống chỉ với một yêu cầu. Thời gian dành cho việc kiểm tra, thẩm định sẽ nhanh hơn hẳn các phần mềm về tra cứu, xây dựng CSDL đất đai đang sử dụng. Đồng thời, việc sử dụng hệ phần mềm ELIS sẽ cho phép người dân có thể truy xuất dữ liệu trực tuyến về thửa đất, lô đất, dự án, công trình đang thi cơng, quy hoạch mà họ quan tâm.

* Các phân hệ của hệ thống ELIS:

- ELIS-PMD: Phân hệ Quản lý nghiệp vụ và Luân chuyển hồ sơ đất đai Hoạt động theo cơ chế một cửa, quản lý quy trình nghiệp vụ và luân chuyển hồ sơ trong suốt quá trình xử lý theo quy trình đã thiết kế bắt đầu từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho đến khi trả kết quả.

Cung cấp dữ liệu cho các phân hệ khác, chủ yếu là cổng thông tin điện tử ELIS-Portal.

- ELIS-EIM: Phân hệ Quản lý thông tin môi trường

Mục tiêu và chức năng của phân hệ: Cho phép quản lý chỉ thơng tin thuộc

tính khi chưa có thơng tin đồ họa hoặc ngược lại. Cung cấp dữ liệu cho các phân hệ khác, chủ yếu là cổng thông tin điện tử ELIS-Portal.

- ELIS-REV: Phân hệ Hỗ trợ định giá bất động sản

Hỗ trợ định giá các thửa đất áp dụng trong cơng tác giải phóng bồi thường, tính thuế sử dụng đất…

Hỗ trợ xây dựng bản đồ chuyên đề giá đất. - ELIS-LAP: Phân hệ Hỗ trợ quy hoạch

Hỗ trợ xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ các nguồn dữ liệu số

Mục tiêu và chức năng của phân hệ: Cung cấp cho người dùng chức năng

cập nhật, lưu trữ số liệu. Đồng thời cho phép tổng hợp và kết xuất ra các báo cáo bằng văn bản được hỗ trợ bởi công cụ Microsoft Word

- ELIS-PE: Phân hệ Thiết kế quy trình

* Mục tiêu và chức năng chính:

Là nơi thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi thông tin với người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.

Cơng khai hóa tối đa thơng tin một các tùy biến từ các phân hệ khác trong hệ thống ELIS cung cấp. Tùy biến giao diện và chức năng đối với từng đối tượng sử dụng. Cụ thể:

Đối với người dùng trong hệ thống ELIS: Có thể tra cứu tất cả các thông tin về hồ sơ, đất đai, môi trường,...

Đối với người dân: Họ có thể tra cứu thơng tin hồ sơ, đất đai,... của mình, có thể gửi u cầu tới cơ quan thụ lý hồ sơ, có thể đưa thêm các thơng tin mơ tả, hình ảnh minh họa về thửa đất của mình, và có quyền cơng khai thơng tin về chi tiết thửa đất đó cho cộng đồng.

Đối với người/doanh nghiệp khai thác dịch vụ: Họ có thể đăng ký sử dụng các dịch vụ mà hệ thống cung cấp.

ELIS được xây dựng như là một giải pháp tổng thể cho thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường, và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, công nhận tại Thông báo số 106/BTNMT-CNTT ngày 12/01/2012.

quản lý đất đai và môi trường - SEMLA trong 5 năm, từ năm 2004 đến năm 2009. Một trong những kết quả quan trọng của Chương trình là Hệ thớng thơng tin đất đai và mơi trường – ELIS.

Được hỗ trợ về kinh phí, được cố vấn về nghiệp vụ và các phương pháp luật tiên tiến đang được sử dụng tại các nước châu Âu, Cục CNTT đã trực tiếp tiến hành phân tích thiết kế, lập trình xây dựng bộ sản phẩm ELIS. Kết thúc Chương trình, Cục CNTT đã xây dựng được lõi – core của hệ thống ELIS một cách toàn diện và phù hợp với đặc thù quản lý ngành tại Việt Nam, đã hoàn thiện để triển khai cho một sớ tỉnh được hỡ trợ bởi Chương trình SEMLA.

Hiện nay ELIS đã được đăng ký bản quyền tác giả và triển khai hiệu quả tại một số tỉnh/thành, sẵn sàng nhân rộng phục vụ nhu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên tồn q́c. Phần mềm ELIS đã được lựa chọn để triển khai xây dựng CSDL địa chính trên tồn địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Việc ứng dụng phần mềm ELIS sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, quản lý chặt chẽ đất đai, đặc biệt là công tác quản lý biến động đất đai. [21]

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng CSDL địa chính từ hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính xã Đơng Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi thời gian: Từ tháng 09/2015 đến tháng 09/2016

- Phạm vi không gian: Tại xã Đông Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn và Văn phịng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiê ̣n tự nhiên, kinh tế xã hội và kết quả công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Đông Quan đất đai tại xã Đông Quan

- Điều kiê ̣n tự nhiên; kinh tế - xã hô ̣i. - Hiện trạng sử dụng đất năm 2015;

- Tình hình và kết quả cơng tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Đông Quan.

2.2.2. Thực tra ̣ng hồ sơ địa chính xã Đông Quan

- Tình hình hồ sơ địa chính;

- Đánh giá chung về tình hình hồ sơ địa chính phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đơng Quan.

2.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đơng Quan

- Lựa chọn phần mềm ứng dụng để thực hiện xây dựng CSDL địa chính; - Cơng tác chuẩn bị, thu thập tài liệu, số liệu;

- Chuẩn hóa dữ liệu đầu vào phục vụ xây dựng CSDL địa chính - Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính

- Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính:

- Xây dựng bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số

Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và xử lý tập tin quét (chụp) để hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số, lưu trữ dưới khuôn dạng tập

tin *.PDF đối với từng chủ sử dụng đất. Liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số với cơ sở dữ liệu địa chính.

Với dự kiến thời gian thực hiện nêu trên, đề tài xin được đề xuất chỉ Quét (chụp) đối với bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; với khối lượng thực hiện khoảng 100 giấy

- Hồn thiện cơ sở dữ liệu địa chính

- Thử nghiệm quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính:

Trong giới hạn nghiên cứu; đề tài đề xuất chỉ thực hiện quản lý, vận hành khai thác CSDL ở mức độ máy tính trạm.

2.2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

- Đánh giá kết quả đạt được;

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, hạn chế; - Đề xuất các giải pháp.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan

Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ương, các cơ quan của thành phố, các cơ quan của các quận, huyện và các viện nghiên cứu, trường đại học.

Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên Internet và các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó.

2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về thực trạng hồ sơ địa chính của địa phương.

- Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất xã Đông Quan năm 2015.

- Điều tra, thu thập số liệu về kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Đơng Quan (tính đến hết tháng 9 năm 2015).

Nơi điều tra, thu thập tài liệu, số liệu: UBND xã Đông Quan; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Lộc Bình; Văn phịng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn.

2.3.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu

Các thơng tin, số liệu về tình hình sử dụng đất thu thập được qua các năm. Chúng được xử lý tính tốn bằng phần mềm Excel, các phần mềm phân tích xử lý số liệu,... phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.

2.3.4. Phương pháp ứng dụng các phần mền tin học chuyên ngành để thiết kế, mơ hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu mơ hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu

- Sử dụng phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel) để xây dựng các bảng, biểu thông tin dữ liệu.

- Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành về xây dựng, quản lý bản đồ, HSĐC để biên tập, chuẩn hóa, xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính. Các phần mềm ứng dụng như: Microsation; Famis; TMV.Map; ArcGIS…

- Ứng dụng phần mềm ELIS để xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu.Phần mềm Microsation sử dụng biên vẽ và xây dựng dữ liệu ban đầu.

Sau khi chuẩn hóa dữ liệu bản đồ trên phần mềm Mirosation xuất sang dữ liệu sang phần mềm ELIS để xây dựng và quản lý bản đồ và hồ sơ địa chính.

- Quy trình xây dựng CSDL địa chính, gắn với việc ứng dụng các phần mềm tin học tương ứng để thực hiện cụ thể như sau:

a) Bước 1: Công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu:

Thực hiện thu thập các tài liệu, dữ liệu bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính có liên quan.

b) Bước 2: Xây dựng, chuẩn hoá dữ liệu đầu vào phục vụ xây dựng cơ sở dữ

liệu địa chính:

+ Ứng dụng các phần mềm: Microsation; Famis; TMV.Map để chuẩn hóa, biên tập dữ liệu khơng gian địa chính.

+ Sử dụng phần mềm tin học văn phòng Excel để xây dựng, tổng hợp, chuẩn hóa thơng tin thuộc tính địa chính của thửa đất từ hồ sơ địa chính thành Bảng thơng tin thuộc tính, lưu trữ ở dạng tệp tin khn dạng *.xls.

c) Bước 3: Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính:

+ Sử dụng phần mềm ELIS để tích hợp dữ liệu bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu hệ thống;

+ Sử dụng phần mềm ArcGIS - ArcCatalog, ArcMap - ArcInfo, Microsation, Famis để rà sốt, tìm kiếm và sửa lỗi tương quan dữ liệu khơng gian địa chính.

d) Bước 4: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính:

Sử dụng phần mềm ELIS để tích hợp dữ liệu thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ liệu hệ thống.

đ) Bước 5: Quét (chụp) giấy tờ pháp lý để xây dựng bộ hồ sơ cấp giấy chứng

nhận dạng số và liên kết với cơ sở dữ liệu địa chính:

Sử dụng phần mềm ELIS để tích hợp, liên kết dữ liệu quét (chụp) giấy tờ pháp lý của thửa đất vào cơ sở dữ liệu hệ thống.

e) Bước 6: Rà sốt, hồn thiện cơ sở dữ liệu địa chính:

- Sử dụng các cơng cụ của phần mềm ELIS để rà sốt, kiểm tra CSDL.

- Tiếp tục sử dụng các phầm mềm Microsation; Famis; TMV.Map; Excel để thực hiện chuẩn hóa, hồn thiện dữ liệu khi dữ liệu cịn tồn tại các sai sót cần chuẩn hóa, sữa chữa.

2.3.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế

Được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của cơ sở dữ liệu địa chính số khi đưa vào khai thác trong thực tế. Sau khi xây dựng xong CSDL địa chính xã Đơng Quan sẽ tiến hành chạy thử một số tính năng của phần mềm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã đông quan, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)