CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Đông Quan năm 2015
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Đông Quan
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %
1 Đất nông nghiệp 4853,85 90,69
2 Đất phi nông nghiệp 412,04 7,70
3 Đất chưa sử dụng 86,42 1,61
4 Tổng diện tích tự nhiên 5352,31 100,00
(Nguồn: UBND xã Đông Quan) [19]
Tồn xã được chia thành 14 thơn. Diện tích chủ yếu của xã là đất đồi núi nên các khu dân cư được phân bố không đồng đều. Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nơng nghiệp, một số ít sống bằng nghề bn bán kinh doanh, sản xuất tiểu thủ công.
Theo thống kê đất đai năm 2015, xã Đơng Quan có tổng diện tích tự nhiên: 5.352,31 ha. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng như sau:
+ Đất nông nghiệp: 4.853,85 ha, chiếm 90,69 % tổng diện tích tự nhiên; + Đất phi nơng nghiệp: 412,04 ha, chiếm 7,70 % diện tích tự nhiên; + Đất chưa sử dụng: 86,42 ha, chiếm 1,61 % tổng diện tích tự nhiên.
3.1.3. Tình hình và kết quả cơng tá c đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Đông Quan
Bảng 3.2. Kết quả cấp GCN trên địa bàn xã Đông Quan năm 2015
STT Loại cấp Số lượng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Cấp mới 3222 408,21 7,76
2 Cấp đổi, cấp lại 1929 244,39 4,64
3 Tổng số GCN 5151 652,60 12,40
(Nguồn: UBND xã Đông Quan) [19]
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử dụng đất. Căn cứ vào đơn đăng ký xã đã xét và đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho các chủ sử dụng đất đủ điều kiện.
Tính đến thời điểm tháng 08/2015, xã đã hồn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân là 652,6 ha chiếm 12,4 % diện tích đất đang sử dụng.
Nhìn chung tình hình cấp mới, cấp đổi GCN QSD đất đạt tỷ lệ chưa cao, do năm 2014 xã đã được đo đạc chỉnh lý đồng thời thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đối với từng thửa đất cho các hộ gia đình, cá nhân với trên 90% diện tích cần cấp.
3.2. Thực tra ̣ng hờ sơ địa chính xã Đơng Quan
3.2.1. Tình hình hồ sơ địa chính
Bảng 3.3. Thực trạng hồ sơ địa chính xã Đơng Quan
STT Loại tài liệu Số lượng Đơn vị tính Dạng lưu trữ
1 Bản đồ địa chính 183 Tờ Giấy và số
2 Sổ địa chính 08 Quyển Giấy và số
3 Sổ mục kê 06 Quyển Giấy và số
4 Sổ theo dõi biến động đất đai 01 Quyển Giấy và số
5 Bản lưu GCN 100 Tờ Giấy và số
(Nguồn: UBND xã Đông Quan) [19]
Bộ hồ sơ địa chính tương đối hồn thiện gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xã Đông Quan đã được lập bản đồ địa chính chính quy. Tuy nhiên cơng tác cập nhật, chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên theo quy định, chưa đồng bộ giữa 03 cấp tỉnh, huyện và xã; từ đó dẫn tới tài liệu lưu trữ tại các cấp khơng được đồng nhất, khó đáp ứng được các u cầu công tác, việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất chưa được hiệu quả.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được lập đầy đủ theo từng thời kỳ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 5 năm được tiến hành đầy đủ, đúng quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện thường xuyên, việc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được kịp thời. Khơng có vụ việc phức tạp, khiếu kiện đơng người xảy ra.
3.2.2. Đánh giá chung về tình hình hồ sơ địa chính phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đơng Quan liệu địa chính xã Đơng Quan
Hệ thống hồ sơ, sổ sách tại xã cịn thiếu rất nhiều, chưa hồn chỉnh. Không được cập nhật thường xuyên, sổ sách được lập trên cơ sở của bản đồ giải thửa 299 đến nay đã cũ nát, nội dung không đầy đủ sử dụng kém hiệu quả. Năm 2010 được sự quan tâm của UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai đo đạc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ toạ độ VN 2000 đến năm 2012 đã đo đạc xong và được Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị thi công bàn giao sản phẩm đo đạc là bản đồ địa chính, kèm theo sản phẩm đo đạc là một bộ sổ mục kê, sổ địa chính và phiếu xác nhận ranh giới thửa đất của các chủ sử dụng đất hiện xã được tiếp nhận và thực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động.
Về hệ thống bản đồ, hồ sơ sổ sách của xã Đơng Quan chưa được đầy đủ, cịn chưa lưu trữ được các dữ liệu căn cứ pháp lý của thửa đất... do công tác quản lý đất đai của xã từ năm 1995 trở về trước thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý HSĐC chưa đạt kết quả cao.
Do hạn chế nhất định về năng lực, kiến thức công nghệ thông tin của cán bộ, nên tại cấp huyện và cấp xã chủ yếu sử dụng tài liệu dạng in trên giấy để phục vụ công tác chuyên môn, chưa phát huy được hết giá trị của tài liệu, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều việc, dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên.
Bản đồ địa chính đo đạc ở khu vực đất lâm nghiệp tỷ lệ 1:10.000 còn tồn tại một số sai sót như: Ranh giới, mốc giới thửa đất chưa chính xác; một số khu vực cịn đo gộp các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân khác nhau; tiếp biên giữa khu vực đo đạc tỷ lệ 1:1.000 và khu vực đo đạc ở tỷ lệ 1:10.000 cịn chồng lấn ở nhiều
vị trí.
Về hệ thống văn bản pháp lý, quy định về HSĐC thay đổi nhiều lần nhưng chưa cập nhật kịp thời do thiếu về nhân sự cũng như kinh phí để chuẩn hóa HSĐC theo quy định mới. Từ những nội dung trên dẫn đến công tác quản lý hồ sơ địa chính của xã có một số nhược điểm sau:
- Đối với quản lý hồ sơ địa chính trong việc tra cứu thông tin đất đai của từng chủ sử dụng đất, việc tra cứu vẫn phải làm bằng phương pháp thủ công ở dạng giấy do vậy mất nhiều thời gian mới thực hiện được.
- Do đặc thù của xã đã thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận từ năm 1990 đến nay, qua nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận ở các thời điểm khác nhau dẫn đến sự thay đổi bất cập làm ảnh hưởng đến việc quản lý hồ sơ và tra cứu thông tin.
Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã thì việc xây dựng CSDL địa chính dạng số là cần thiết, bên cạnh đó cần quan tâm đến cơng tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ trình độ chuyên môn cho cán bộ, cung cấp trang thiết bị phục vụ công việc, đồng thời chỉ đạo sát sao trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên nhằm đảm bảo yêu cầu trong thực tiễn công tác.
3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đơng Quan, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
3.3.1. Lựa chọn phần mềm ứng dụng để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Phần mềm ELIS được thiết kế mở, có thể tùy chỉnh để phù hợp với đặc thù công tác quản lý đất đai và môi trường của tất cả các tỉnh/thành trên toàn quốc và được cập nhật liên tục đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật mới nhất về công tác quản lý đất đai và môi trường.
Hệ thống này cho phép quản lý thơng tin của tồn bộ quá trình xử lý hồ sơ đăng ký cấp giấy: Từ đăng ký cấp giấy; Thẩm tra cấp giấy; Lập phiếu chuyển thơng tin; Trích lục thửa đất; Lập tờ trình; Lập quyết định cấp giấy và đăng ký cấp giấy; Chỉnh lý biến động đất đai theo quy trình nghiệp vụ đang được các Sở TNMT áp dụng.
Hệ thống lưu trữ lại các thơng tin lịch sử (Q trình biến động của thửa đất) theo thời gian (thay đổi thông tin chủ sử dụng thửa đất; thuộc tính sử dụng thửa đất như mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), theo khơng gian (q trình tách thửa – hợp thửa).
Hệ thống cung cấp các chức năng in ấn, các biểu mẫu báo cáo, sổ sách theo quy định của nhà nước được áp dụng trong Luật đất đai 2013 và thông tư số 24/2014/TT-BTN quy định về hồ sơ địa chính như Tờ trình, quyết định, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi trạng thái thửa đất, sổ đăng ký cấp giấy quyền sử dụng đất, các biểu thống kê.
Ngoài ra hệ thống còn cung cấp hệ thống các bảng mã cho phép người sử dụng tra cứu thơng tin, có thể thêm/ xóa/ sửa các danh mục như: Đơn vị hành chính; Tờ bản đồ; Mục đích sử dụng đất; Nguồn gốc sử dụng đất; Loại tài sản; Loại nhà; Loại biến động…
Vai trò: Các chức năng đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai được sử dụng để nhập thông tin đầu vào cho hệ thống xử lý thông tin đất đai. Hệ thống được thiết kế nhằm phục vụ công tác tiếp nhận hồ sơ đầu vào của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, nhập các thơng tin cơ bản có trên hồ sơ. Dữ liệu thuộc tính trong phân hệ được lấy từ các nguồn hoặc từ excel. Dữ liệu đồ họa từ Microstation hoặc từ shape.file..
Với công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn, việc sử dụng hệ phần mềm ELIS sẽ thay đổi triệt để phương thức giao tiếp, làm việc giữa cơ quan chính quyền với người dân, tổ chức. Thay vì kiểm tra bằng tay qua tra cứu giấy tờ hồ sơ lưu trữ vốn mất nhiều thời gian và khơng chính xác như trước đây. Việc thí điểm xây dựng cơ sở dữ liệu thơng tin đất đai bằng phầm mềm ELIS tại một số xã của huyện Lộc Bình cơ bản hồn thành với kết quả tốt. Dự kiến, thời gian tới các xã còn lại trên địa bàn sẽ thực hiện xây dựng CSDL địa chính để khai thác tồn bộ các lợi thế của hệ phần mềm ELIS.
3.3.2. Kết quả công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu, số liệu
3.3.2.1.Công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu
a, Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
- Thu thập các tài liệu bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, gồm có: 183 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1000 xã Đơng Quan dạng số, lưu trữ ở khuôn dạng dữ liệu file*.DGN; các loại sổ bộ địa chính liên quan (Sổ Mục kê đất đai, gồm 06 quyển; sổ Địa chính, gồm 8 quyển; sổ Theo dõi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gồm 2 quyển); Bản lưu Giấy chứng nhận và hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận của 100 giấy chứng nhận.
- Lựa chọn phần mềm ELIS để xây dựng CSDL địa chính xã Đông Quan theo Văn bản số 457/TB-STNMT, ngày 14/5/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn quy định về sử dụng phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
b) Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc.
Công tác xây dựng CSDL địa chính được tiến hành tại Văn phịng Đăng ký đất đai tỉnh Lạng Sơn, đồng thời phối hợp với chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lộc Bình và UBND xã Đơng Quan.
3.3.2.2. Phân loại, đánh giá tài liệu và dữ liệu
a) Phân loại tài liệu:
* Nhóm tài liệu, dữ liệu phục vụ xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính: + Bản đồ địa chính số đo mới (tuân theo các quy định, quy phạm hiện hành); + Bản đồ địa chính số đã có (chưa tn theo các quy định, quy phạm hiện hành, cần chuẩn hóa);
+ Bản đồ giấy; các nguồn dữ liệu không gian khác (ảnh hàng không, ảnh viễn thám, các nguồn dữ liệu khác).
* Nhóm tài liệu, dữ liệu phục vụ xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính: + Hồ sơ giấy;
+ Dữ liệu dạng số có cấu trúc (dữ liệu dạng excel theo mẫu); + Cơ sở dữ liệu thuộc tính chưa theo chuẩn.
b) Đánh giá, tổng hợp khối lượng: * Đánh giá:
+ Đánh giá mức độ đầy đủ thơng tin trong sổ bộ địa chính: sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ đăng ký biến động đất đai
+ Đánh giá tình trạng chỉnh lý biến động trong các loại sổ bộ địa chính so với hồ sơ đăng ký đất đai
+ Đánh giá tình trạng chỉnh lý biến động đồng bộ giữa sổ bộ địa chính và bản đồ địa chính
+ Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu, dữ liệu thu thập được và thông tin cần điều tra bổ sung so với chuẩn dữ liệu địa chính
* Tổng hợp khối lượng:
- Căn cứ vào kết quả đánh giá, tổng hợp tài liệu phục vụ xây dựng CSDLĐC, xác định lớp thông tin không gian và tổng số đối tượng thuộc mỗi lớp thông tin không gian đưa vào CSDLĐC:
+ Tổng hợp số lượng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với thửa đất trên mỗi tờ bản đồ địa chính đưa vào CSDLĐC
+ Tổng hợp số lớp thơng tin khơng gian thuộc nhóm dữ liệu: địa giới, giao thơng, thủy hệ, quy hoạch, địa danh có thể đưa vào CSDLĐC
+ Tổng hợp thơng tin thuộc tính (phân thành hai loại, loại thu nhận được từ bản đồ địa chính và loại cần phải thu nhận từ các nguồn tài liệu khác) cho mỗi lớp thông tin không gian đưa vào CSDLĐC
+ Tổng hợp số lượng bản đồ đã được thành lập qua các thời kỳ cần số hóa để đưa vào CSDLĐC
- Căn cứ kết quả đánh giá tư liệu hồ sơ địa chính, hồ sơ đăng ký đất đai tổng hợp dữ liệu thuộc tính đưa vào CSDLĐC:
+ Tổng hợp số lượng thửa đất đã đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu tương ứng với các thửa đất không gian được đưa vào CSDLĐC
+ Tổng hợp số lượng đăng ký biến động không gian nhưng chưa thực hiện chỉnh lý trên bản đồ
+ Tổng hợp số lượng giấy chứng nhận, quyết định giao đất cần quét cho các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động không gian được đưa vào CSDLĐC
+ Tổng hợp số lượng giấy chứng nhận, quyết định giao đất cho các trường hợp đăng ký chưa được đưa vào CSDLĐC dưới dạng số
3.3.3. Chuẩn hóa dữ liệu đầu vào phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
3.3.3.1. Chuẩn hóa bản đồ địa chính
Sử dụng phần mềm Microstation và phần mềm Famis để thực hiện chuẩn hóa các lớp đối tượng khơng gian địa chính theo quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung của bản đồ địa chính dạng số (lưu trữ ở khuôn dạng *.DGN). Nội dung chuẩn hố các đối tượng khơng gian địa chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 (quy định về ký hiệu bản đồ địa chính) và phụ lục số 18 (quy định
về phân lớp, phân loại đối tượng bản đồ địa chính) của Thơng tư số 25/2014/TT-
BTNMT, ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
Kết quả đã thực hiện trên 183 tờ bản đồ địa chính xã Đơng Quan:
- Đối chiếu giữa lớp (level) đối tượng không gian địa chính với nội dung tương ứng trong bản đồ địa chính để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung bản đồ địa chính.
- Chuẩn hóa các lớp (level) đối tượng không gian chưa phù hợp trong nội dung bản đồ địa chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
- Rà sốt chuẩn hóa thơng tin thuộc tính cho từng đối tượng khơng gian địa chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.