CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.2. Đánh giá chung về tình hình hồ sơ địa chính phục vụ xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính xã Đơng Quan
Hệ thống hồ sơ, sổ sách tại xã cịn thiếu rất nhiều, chưa hồn chỉnh. Không được cập nhật thường xuyên, sổ sách được lập trên cơ sở của bản đồ giải thửa 299 đến nay đã cũ nát, nội dung không đầy đủ sử dụng kém hiệu quả. Năm 2010 được sự quan tâm của UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai đo đạc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ toạ độ VN 2000 đến năm 2012 đã đo đạc xong và được Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị thi công bàn giao sản phẩm đo đạc là bản đồ địa chính, kèm theo sản phẩm đo đạc là một bộ sổ mục kê, sổ địa chính và phiếu xác nhận ranh giới thửa đất của các chủ sử dụng đất hiện xã được tiếp nhận và thực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động.
Về hệ thống bản đồ, hồ sơ sổ sách của xã Đông Quan chưa được đầy đủ, còn chưa lưu trữ được các dữ liệu căn cứ pháp lý của thửa đất... do công tác quản lý đất đai của xã từ năm 1995 trở về trước thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý HSĐC chưa đạt kết quả cao.
Do hạn chế nhất định về năng lực, kiến thức công nghệ thông tin của cán bộ, nên tại cấp huyện và cấp xã chủ yếu sử dụng tài liệu dạng in trên giấy để phục vụ công tác chuyên môn, chưa phát huy được hết giá trị của tài liệu, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều việc, dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên.
Bản đồ địa chính đo đạc ở khu vực đất lâm nghiệp tỷ lệ 1:10.000 còn tồn tại một số sai sót như: Ranh giới, mốc giới thửa đất chưa chính xác; một số khu vực còn đo gộp các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân khác nhau; tiếp biên giữa khu vực đo đạc tỷ lệ 1:1.000 và khu vực đo đạc ở tỷ lệ 1:10.000 còn chồng lấn ở nhiều
vị trí.
Về hệ thống văn bản pháp lý, quy định về HSĐC thay đổi nhiều lần nhưng chưa cập nhật kịp thời do thiếu về nhân sự cũng như kinh phí để chuẩn hóa HSĐC theo quy định mới. Từ những nội dung trên dẫn đến công tác quản lý hồ sơ địa chính của xã có một số nhược điểm sau:
- Đối với quản lý hồ sơ địa chính trong việc tra cứu thông tin đất đai của từng chủ sử dụng đất, việc tra cứu vẫn phải làm bằng phương pháp thủ công ở dạng giấy do vậy mất nhiều thời gian mới thực hiện được.
- Do đặc thù của xã đã thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận từ năm 1990 đến nay, qua nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận ở các thời điểm khác nhau dẫn đến sự thay đổi bất cập làm ảnh hưởng đến việc quản lý hồ sơ và tra cứu thông tin.
Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã thì việc xây dựng CSDL địa chính dạng số là cần thiết, bên cạnh đó cần quan tâm đến cơng tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ trình độ chun mơn cho cán bộ, cung cấp trang thiết bị phục vụ công việc, đồng thời chỉ đạo sát sao trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên nhằm đảm bảo yêu cầu trong thực tiễn công tác.