3.1.1 Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa (10 xã) và huyện Mường Lát (01 xã). Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 140 km về hướng Tây Bắc.
- Toạ độ địa lý:
+ Từ 20030’ đến 20040’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 104040’ đến 105005’ kinh độ Đông. - Về địa giới:
+ Phía Bắc giáp với các xã Trung Sơn, Trung Thành huyện Quan Hóa. + Phía Nam giáp với các xã Nam Tiến, Thiên Phủ, Hiền Chung, Hiền Kiệt huyện Quan Hóa.
+ Phía Đơng giáp với các xã Thanh Xuân, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Thanh, huyện Quan Hóa.
+ Phía Tây giáp với xã Trung Lý, huyện Mường Lát.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu BTTN Pù Hu nằm trên dãy núi đất ở phía Tây của vành đai núi đá vôi chạy theo hướng Tây – Nam từ khu Pù Luông tới Vườn Quốc gia Cúc Phương. Đỉnh cao nhất là đỉnh Pù Hu (1.468 m) nằm ở Tây Nam khu bảo tồn. Phía Tây Bắc có một số đỉnh núi cao như đỉnh Pù Học (1.424 m). Địa hình Phía Đơng và phía Nam của các dãy núi này độ cao giảm dần cho tới các sườn dơng ven sơng Mã và sơng Luồng.
Do có địa hình hiểm trở nên bị chia cắt rất mạnh với độ cao trung bình khoảng 800 – 1.000 m và độ dốc trung bình từ 25 - 300 cho nên khu vực quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu vẫn còn giữ được một phần nguyên sơ của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao. Địa hình khu vực này có thể chia ra 2 vùng: Vùng núi cao phân bố tập trung ở xã Hiền Chung, Phú Sơn, Trung Thành…với độ dốc lớn chiếm phần lớn diện tích khoảng 8.665,5 ha. Vùng núi thấp, đồi cao phân bố phía dưới gồm các xã Phú Thanh, Nam Tiến,Thanh Xuân.., độ dốc trung bình 20 -250.
Hệ thống đồi núi của khu vực quy hoạch khu bảo tồn Pù Hu chủ yếu là núi đất, tỷ lệ đá lộ đầu chiếm tương đối lớn. Do đặc điểm địa hình như trên gây nhiều khó khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng.
3.1.3. Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa mang nét đặc trưng khí hậu vùng Tây Bắc Việt Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,10c.
- Lượng mưa trung bình năm 1.525 mm. - Độ ẩm bình quân năm là 86%.
Nhiệt độ bình quân năm biến động từ 200C - 250C, nhiệt độ tối cao là 390C, nhiệt độ tối thấp là 50C, lượng mưa bình quân năm tương đối thấp, biến động từ 1.400 mm – 1.600 mm, khí hậu nơi đây chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong khu vực có hai loại gió chính đó là gió mùa Đơng Nam và gió mùa Đơng Bắc. Gió mùa Đơng Nam mang theo nhiều hơi ẩm gây ra những trận mưa rào vào mùa Hè. Gió mùa Đơng Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau mang theo nhiều hơi lạnh. Ngồi 2 loại gió chính nêu trên, vào tháng
4 và tháng 5 hàng năm ở đây còn xuất hiện từ 2-3 đợt gió Lào có đặc điểm khơ nóng rất dễ gây cháy rừng.
Khu BTTN Pù Hu giáp ranh với vùng Tây Bắc nên bão chủ yếu ảnh hưởng đến vùng này thông qua những trận mưa lớn lượng mưa từ 1.000 mm/trận mưa nên gây ra lũ lụt.
3.1.4. Thủy văn
Khu BTTN Pù Hu có 2 hệ suối chính. Một hệ suối chảy trực tiếp vào sơng Mã gồm; các con suối ở phía Tây, phía Bắc và phía Đơng của khu bảo tồn như: suối Kép, suối Quặc, suối Lương, suối Nánh, suối Long… Hệ suối thứ hai tập trung chảy vào sông Luồng rồi tiếp tục chảy ra sơng Mã, hệ suối ở phía Nam khu bảo tồn như: suối San, suối Căm, suối Pheo, suối Ngà, suối Cua... Sơng Mã và sơng Luồng nằm ngồi ranh giới Khu BTTN Pù Hu, cả 2 hệ thống sơng này có lưu lượng dịng chảy lớn và độ dốc cao cho nên tiềm năng thủy điện rất lớn là nguồn tụ thuỷ cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trung Sơn, thủy điện Hồi Xuân và cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các vùng lân cận.
3.1.5. Đặc điểm đất đai
Đất Khu BTTN Pù Hu hình thành từ các loại đá Granit, Riolit, Phiến thạch sét, Sa thạch sét và Sạn kết, đá Vơi gồm các nhóm đất sau:
- Nhóm đất feralít màu vàng đỏ phát triển trên đá Granit phân bố ở vùng núi trung bình.
- Nhóm đất feralít màu đỏ vàng phát triển trên đá Sa Thạch, Phiến thạch phân bố ở những vùng núi thấp đồi cao.
- Nhóm đất feralít mùn phát tiển trên đá Granit và phân bố ở những vùng núi cao trên sườn núi Pù Hu.
- Nhóm đất feralít mùn phát triển trên đá Phiến thạch sét và đá Sa thạch có kết cấu mịn phân bố trên vùng núi cao.
- Đất dốc tụ nằm dọc theo chân núi. Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất dốc tụ, lũy tích và sản phẩm hỗn hợp. Tổ hợp đất thung lũng lẫn nhiều sỏi sạn và các cấp hạt.
* Đặc điểm các nhóm lập địa chủ yếu khu bảo tồn Pù Hu
- Dạng lập địa N2IVFHs; N2IVFHa, chiếm 29,5% diện tích. Phân bố ở các vùng sườn núi có độ cao trên 700 m. Đất Feralit trên đá Granit. Hướng sử dụng Phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N3IVFs; N3IVFa, chiếm 24,4% diện tích. Phân bố ở độ cao dưới 700 m và độ dốc < 35 độ. Đất feralit với độ dày tầng đất khơng lớn. Hướng sử dụng phịng hộ đầu nguồn và bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N3IIIFs; N3IIIFa, chiếm 18,5% diện tích. Đất Feralit phân bố trên các xã thuộc phân khu phục hồi sinh thái, độ dốc 16-20 độ, tầng dầy trung bình từ 50 - 70 cm. Hướng sử dụng bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa N2IIIFHs; N2IIIFHa, chiếm 11% diện tích. Phân bố ở vùng núi cao và độ dốc <25 độ. Đất Feralit trên Granit. Tầng đất từ trung bình đến dày, hướng sử dụng vào bảo vệ đa dạng sinh học.
- Dạng lập địa T1IVFs; T1IVFa, chiếm 6,4% diện tích, dạng lập địa này phân bố trên vùng sườn suối và độ dốc khá lớn, đất Feralits màu đỏ vàng, hướng sử dụng cho mục đích lâm nghiệp.
- Dạng lập địa T1IIIFs; T1IIIFa, chiếm 5,2% diện tích, phân bố trên sườn, độ dốc vừa phải tầng đất dày đến trung bình, đất Feralit, hướng sử dụng cho mục đích lâm nghiệp.
- Dạng lập địa T1IIFs, chiếm 5% diện tích chúng phân bố ở các thung lũng hơi dốc, tầng đất dày. Đặc điểm đất cịn tốt và ẩm, hướng sử dụng nơng lâm nghiệp.
* Nhìn chung đất ở Khu BTTN Pù Hu khơng có gì đặc biệt, các đá tạo đất nghèo chất dinh dưỡng, chỉ có vài ba loại đá quen thuộc thường gặp ở các vùng núi như: Granit, Đá sét, Phiến thạch sét và đá Cát, các loại đất được hình thành trong khu vực thường nằm trên các địa hình có độ dốc cao từ 16-250 và từ 26-350, những năm trước đây rừng che phủ còn khá, chu kỳ nương rãy dài nên độ dày tầng đất thường ở cấp trung bình (30-80 cm).
3.1.6. Đặc điểm cơ bản tài nguyên rừng
3.1.6.1. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản đồ rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng. Cho thấy hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng Khu BTTN Pù Hu như sau:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là; 22.688,37 ha. +Phân khu BVNN: 10.635,07 ha.
+Phân khu PHST: 11.945,52 ha. + Phân khu DVHC:107,78 ha.
(Tổng diện tích đất rừng đặc dụng giao cho BQL khu BTTN Pù Hu quản lý là 22.688,37 ha, so với Kế hoạch số 54/KH-UBND. Tăng 7,78 ha, do bổ sung thêm diện tích khu Văn phịng BQL và các trạm Kiểm lâm).
Diện tích các loại đất loại rừng phân theo tiểu khu
Khu BTTN Pù Hu có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 22.680,59 ha, nằm trên 39 tiểu khu phân bố trên 11 xã được thể hiên qua phụ biểu 10c, (phần phụ lục). Trong Khu BTTN Pù Hu phổ biến có 2 hệ sinh thái đặc trưng là hệ sinh thái núi đất đai cao và hệ sinh thái núi đá vôi. Hệ sinh thái núi đá vôi chiếm 0,97% tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý, với kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít bị tác động trên đai cao phân bố rãi rác tại
các tiểu khu 29, 120, 73, 123. Còn ở các tiểu khu còn lại về cơ bản là hệ sinh thái núi đất đai cao.
Diện tích rừng giàu tài nguyên (IIIa3, IIIa2, Gỗ - Nu) tập trung ở các tiểu khu thuộc phân khu BVNN, xa dân cư, địa hình dốc và chia cắt tại các tiểu khu: 102, 98, 97, 94, 56, 72, 71 và một số diện tích tại các tiểu khu 120, 40, 49, 29.
Các tiểu khu thuộc phân khu PHST, tiếp giáp với đất rừng sản xuất của cộng đồng dân cư vùng đệm của Khu BTTN Pù Hu như tiểu khu 82, 51, 24, 28, 16, 23, 42, 43, 113, 123, 95, 146, 124, 119, 142, 130, 111, 92, 93 … thường có trạng thái rừng nghèo kiệt (IIIa1, IIb); rừng non tái sinh; rừng nứa (do bị tàn phá, khai thác, nương rẫy cũ trước khi quy hoạch Khu bảo tồn và đã có thời gian phục hồi).
Trong các tiểu khu 111, 112, 82, 113, 76b còn hiện trạng đất trống (Ic, lau lách …), các diện tích này hầu hết là diện tích đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trước đây của các bản đồng bào người H’mông, sau khi thành lập Khu BTTN đã di dời các bản này ra khỏi Khu BTTN Pù Hu.
3.1.6.2. Trữ lượng rừng
Sau khi xem xét, kế thừa có chọn lọc các tài liệu, báo cáo của KBT cho thấy tổng trữ lượng các loại rừng 1.452.094 m3; tre nứa 160.113 ngàn cây, trong đó; rừng giầu: 65.124 m3 bình quân 180 m3/ha; rừng trung bình 627.509 m3 bình quân 130 m3/ha; rừng nghèo 464.056m3 bình quân 70 m3/ha; rừng phục hồi 65m3/ha; rừng hỗn giao 295.045 m3, tre nứa 160.113 ngàn cây bình quân 50-60m3/ha, nứa 3000 cây/ha.
Từ những số liệu nêu trên cho thấy hệ sinh thái rừng trong khu vực có chất lượng khá tốt, tỷ lệ rừng giầu và rừng trung bình chiếm 22,5% diện tích khu bảo tồn.
Diện tích đất chưa có rừng 1.180,33 ha (chiếm 6,6%). Gồm đất trảng cỏ (IA), đất trống có cây gỗ mộc rải rác, (IB, IC). Tuy khơng có rừng, nhưng nhóm đất này là nơi kiếm ăn của các lồi thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc như Bị tót, Bị rừng, Nai, Heo rừng…và nơi cư trú của Gà rừng và một số loài thú nhỏ khác.
Diện tích 7,78 ha, gồm diện tích khu Văn phịng ban ở bản Khằm và các trạm Kiểm lâm tại các xã Trung Lý, Phú Sơn, Trung Thành, Nam Tiến. 3.2. Đánh giá về chất lượng, quy mô, cơ cấu dân số và lao động
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Phạm vi Khu BTTN Pù Hu nằm trong địa giới hành chính của 11 xã (2 huyện Quan Hóa và Mường Lát).
3.2.1.1.Dân số
Dân số có 33.910 người, 7.269 hộ. Mật độ trung bình là: 39 người/km2, mật độ cao nhất là xã Phú Xuân (mật độ là 75 người/km2) và thấp nhất xã Trung Lý là 29 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn khu vực là 1,1%.
3.2.1.2. Thành phần dân tộc
Trước chiến tranh chống Mỹ, người dân khu vực chủ yếu là người Thái, Mường. Sau chiến tranh chống Mỹ, có sự chuyển biến lớn về thành phần dân tộc, từ Sơn La, Yên Bái đồng bào H’mông di cư đến và thành lập các bản như; suối Tôn ở xã Phú Sơn, các bản ở Trung Lý, cùng với chương trình kinh tế mới người Kinh từ vùng đồng bằng ở các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa... đến đã làm cho thành phần dân tộc đa dạng hơn. Hiện nay trong khu vực khu bảo tồn có một số dân tộc chính sau: Dân tộc Thái 20.729 người chiếm 61,13%, dân tộc Mường 8.241 người chiếm 24,3%, dân tộc H’mông 4.055 người chiếm 11,96%, Kinh 885 người chiếm 2,6%.
3.2.1.3. Lao động
Tổng số lao động là 18.356 người, chiếm 55,3% tổng dân số. Trung bình mỗi hộ có khoảng 2,5 lao động. Lao động trong khu vực chủ yếu làm nông nghiệp (Chiếm trên 91,9%), còn lại là các ngành nghề khác như: Thương mại, dịch vụ, giáo viên, y tế, cán bộ viên chức làm việc tại các xã trong vùng.
(Chi tiết có phục lục kèm theo)
Trong tổng 11 xã vùng đệm, qua điều tra cho thấy trên địa bàn giáp ranh với khu bảo tồn có 61 bản thuộc vùng đệm với tổng số 3.855 hộ, và 19.329 khẩu, 8.928 lao động, trong đó huyện Quan Hóa có 45 bản thuộc 10 xã gồm: 3.186 hộ, 14.984 khẩu và 6.695 lao động; huyện Mường Lát có 1 xã Trung Lý có 16 bản với 609 hộ, 3.796 khẩu và 1.892 lao động.
3.2.2 Đặc điểm phân bố và đời sống dân cư. 3.2.2.1. Đặc điểm phân bố dân cư 3.2.2.1. Đặc điểm phân bố dân cư
Sự phân bố dân cư ở vùng đệm mang đậm nét đặc thù của một các xã miền núi với nhiều dân tộc sinh sống và phân bố rất không đều giữa các vùng, các khu vực. Mật độ dân số thường tập trung cao ở vùng thấp, cao nhất là ở xã Phú Xuân 75 người/km2, ngược lại ở các vùng cao dân cư rất thưa thớt, điển hình là xã Trung Lý, mật độ dân số chỉ có 29 người/km2. Người Thái và người Mường thường tập trung ở những nơi ven các thung lũng gần suối nước, có đất canh tác nơng nghiệp, ven đường giao thơng, có trình độ canh tác và nhận thức xã hội. Người H’mông sống tập trung từng bản ở trên các triền núi như bản suối Tôn xã Phú Sơn và các bản Cánh Cộng, Tà Cóm, suối Hộc… xã Trung Lý, huyện Mường Lát.
3.2.2.2. Đời sống dân cư
Theo số liệu thu thập các xã huyện Quan Hóa năm 2011 thu nhập bình quân chung các xã vùng đệm khoảng 6,9 triệu đồng/lao động/năm. Đến năm
2012 thu nhập bình quân trên 7 triệu đồng/lao động/năm (nguồn Chi cục thống kê huyện Quan Hóa). Theo số liệu thống kê của xã Trung Lý, huyện Mường Lát, năm 2011 thu nhập bình quân là 9,4 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2012 thu nhập bình quân 11 triệu đồng/người/năm.
Nhìn chung tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập đang cịn thấp.
Tỷ lệ hộ nghèo huyện Quan Hóa tính đến tháng 12/2012 là: 40,44%; xã Trung Lý, huyện Mường Lát tính đến 12/2012 khoảng 49,4%.
3.2.3. Văn hóa – xã hội
Những năm qua, do thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, trình độ dân trí khơng ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, do phần lớn dân cư trong vùng đệm là người dân tộc, lại sống rải rác ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, còn nhiều tập tục lạc hậu, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư nhìn chung thấp, các hủ tục mê tín dị đoan cịn nặng nề, bản sắc văn hóa chưa được phát huy, nạn tảo hơn vẫn cịn sảy ra, trình độ dân trí thấp, người dân chưa đủ kiến thức để tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ vào sản xuất.
Phong trào tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư được quan tâm. Đến nay đã có một số bản và hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá.
3.2.4. Tập quán sinh hoạt và sản xuất
Tập quán sinh hoạt giữa các bản làng có sự khác biệt, mỗi dân tộc mang đậm bản sắc của dân tộc mình, như dân tộc Thái có tập tục sinh hoạt khác với dân tộc Mường, dân tộc Mông…
Tập quán canh tác cịn lạc hậu, cơng cụ lao động còn đơn điệu, thủ cơng giữa các dân tộc cịn có sự khác biệt, người Thái, Mường tập trung canh tác chủ yếu là khai hoang lúa nước, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm và thu
hái lâm sản… người Mông ở bản suối Tôn xã Phú Sơn và các bản người