2.5.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Các địa điểm nghiên cứu được lựa chọn sau khi khảo sát sơ bộ một số xã vùng đệm KBT, trao đổi với cán bộ KBT, Hạt kiểm lâm. Địa điểm xã nghiên cứu được lựa chọn cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Có địa bàn hành chính nằm trong ranh giới vùng đệm KBTTN Pù Hu - Người dân có sử dụng tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế
- Có cộng đồng người dân tộc Thái sinh sống Lựa chọn thôn/bản nghiên cứu:
- Những thơn/bản sống gần rừng
- Thơn có đầy đủ các loại kinh tế hộ: Hộ khá; hộ trung bình; hộ nghèo
2.5.2. Phương pháp xác định đối tượng điều tra 2.5.2.1. Xác định dung lượng mẫu điều tra 2.5.2.1. Xác định dung lượng mẫu điều tra
Trong đó:
+ n: Số hộ cần điều tra
+ N: Tổng số hộ của thôn/bản điều tra + d: Sai số mẫu (10%)
+ u: Hệ số tin cậy của phân bố chuẩn (u=1,96) + : Phương sai mẫu (
Căn cứ theo cơng thức trên ta có kết quả sau:
- Tổng số hộ dân của Bản Yên xã Hiền Chung: 99 hộ. Như vậy, theo công thức trên số hộ điều tra ở bản Yên là: 48 hộ
- Tổng số hộ của bản Chiềng xã Phú Sơn: 61 hộ. Số hộ điều tra sẽ là: 37 hộ
- Tổng số hộ của bản Khang II xã Nam Tiến: 73 hộ. Số hộ điều tra sẽ là: 41 hộ
2.5.2.2. Phương pháp chọn hộ gia đình phỏng vấn
Việc chọn lựa hộ gia đình phỏng vấn đáp ứng các tiêu chí sau:
- Đại diện cho các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo (Tiêu chí phân loại nhóm hộ khá, trung bình, nghèo được kế thừa theo danh sách phân loại nhóm hộ của Ban quản lý thôn/bản và của UBND xã).
- Đại diện cho các dân tộc chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu: Thái, Kinh Các hộ gia đình được lựa chọn trên cơ sở phân loại hộ gia đình, sau đó rút ngẫu nhiên lấy đủ số hộ đại diện cho nhóm dân tộc rồi phỏng vấn.
Đề tài tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình, cán bộ chính quyền địa phương.Công cụ điều tra chủ yếu là bảng câu hỏi phỏng vấn.
Đề tài thực hiện phỏng vấn 3 thôn thuộc 3 xã Hiền Chung, Phú Sơn, Nam Tiến.
2.5.3. Phương pháp thu thập thông tin 2.5.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 2.5.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến:
- Những tài liệu liên quan đến khí hậu thủy văn, động vật, thực vật, đất đai, thổ nhưỡng, dân số và lao động, điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu;
- Các tài liệu, bản đồ liên quan đến hiện trạng tài nguyên rừng, và công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu BTTN Pù Hu.
- Số liệu phân chia trạng thái và trữ lượng theo các trạng thái rừng hiện có - Các báo cáo tổng kết năm của KBT và các xã nghiên cứu
- Báo cáo tổng hợp các vụ vi phạm trên địa bàn trong năm 2014-2015 - Những kết quả nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng tại địa phương - Những tài liệu về kinh nghiệm quản lý rừng của các nước, những nguyên tắc và tiêu chuẩn quản lý bảo vệ rừng của các tổ chức quốc tế.
2.5.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
- Phỏng vấn hộ gia đình để xác định sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế và các vấn đề cần thu thập trong nội dung nghiên cứu.
- Điều tra phỏng vấn hộ bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và ghi chép sổ, chụp ảnh tư liệu. Điều tra nhằm thu thập thông tin về hộ, công tác tham gia quản lý tài nguyên rừng, nguồn lao động trong nông nghiệp, vật nuôi,
nguồn và mức độ thu nhập, các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân trong vùng dự án.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với cán bộ chính quyền, các ban ngành của địa phương cùng cán bộ Khu bảo tồn, Hạt kiểm lâm. Nguồn số liệu thứ cấp cũng được chú trọng thu thập từ những người lãnh đạo xã, thơn/bản.
(Chi tiết bảng câu hỏi phỏng vấn có phụ lục 10 kèm theo) 2.5.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Sử dụng phần mêm Excel 2007 để phân tích hiện trạng tài nguyên rừng và phân tích sự phụ thuộc vào tài nguyên, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế của người dân.
- Phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
Công cụ SWOT được phân tích dưới dạng ma trận 2*2 (2 hàng, 2 cột) và chia làm 4 thành phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats). Bên trong Hiện tại Bên ngoài Tương lai Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
Cơ hội (Opportunities) S-O W-O
Thách thức (Threats) S-T W-T
- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong Khu bảo tồn mang tính tích cực hoặc có lợi giúp nâng cao hiệu quả quản lý rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn - Điểm yếu là những tác nhân bên ngoài Khu bảo tồn mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn
- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài Khu bảo tồn (xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp đạt được mục tiêu đề ra
- Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài Khu bảo tồn (xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt mục tiêu
Phần 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU