Về sản xuất nông nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển tiếp các cây nông nghiệp hiện có, chủ động phát triển, khai thác một số giống mới chất
lượng cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương để canh tác.
Đối với cây lương thực: Thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống, giữ vững và mở rộng thêm diện tích lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực ở địa phương. Xây dựng các mô hình thâm canh lúa mới. Đối với các loại cây sắn, ngô cần chú trọng về kỹ thuật, tìm kiếm các
giống cho năng suất cao. Tăng cường kiểm tra, dự báo tình hình sâu bệnh trên xảy ra trên địa bàn xã để nâng cao sản xuất nông nghiệp.
Đối với cây rau màu: Mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng rau màu để cung cấp tại chỗ và cung cấp cho các vùng lân cận
Ngoài ra, UBND các xã cần tập trung chỉ đạo người dân thực hiện trồng cỏ nuôi bò, chuối, chăn nuôi… nhằm lấy ngắn nuôi dài dể xóa đói giảm nghèo trong địa bàn xã
Khai thác và sử dụng các loại giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương.
Quản lý dịch bệnh hại cây trồng vật nuôi theo hướng an toàn sinh học và bảo vệ môi trường bằng các sử dụng các chế phẩm sinh học, thiên địch...
Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như: làm đất bằng máy cày, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bằng máy phun thuốc… nhằm tăng năng suất lao động góp phần tăng hiệu quả sản xuất.
Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, tham quan, hội thảo đầu bờ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, chăn nuôi… Xây dựng các mô hình trình diễn thành công và nhân rộng các mô hình đó như: thâm canh lúa nước theo phương pháp cải tiến SRI, mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc…
Về sản xuất lâm nghiệp
Chuyển đổi diện tích đất rừng nghèo kiệt sang trồng rừng sản xuất. Lựa chọn loài cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên ở địa phương để mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong khu vực.
03 xã Phú Sơn, Hiền Chung, Nam Tiến xác định cây Luồng vẫn là cây kinh tế mũi nhọn và là nguồn thu nhập chính cho người dân. Ngoài ra các xã cần tiếp tục , đẩy mạnh công tác trồng rừng (Theo dự án 147).
Xác định khu vực khai thác, phương thức khai thác, phát triển cụ thể cho từng loài
Thực hiện các mô hình Nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc nhằm giảm thiểu các tác động có hại từ thời tiết và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho người dân địa phương.
Ưu tiên kinh phí cho các chương trình, dự án của nhà nước để đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng và phát triển kinh tế xã hội cho các xã ở vùng đệm.
Về chăn nuôi
Tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn các xã, khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển mô hình nuôi lợn thịt, trâu, bò và các loại gia cầm thả vườn theo hướng chăn nuôi trang trại.
Tổ chức các khóa tập huấn chăm sóc vật nuôi theo áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình chăn nuôi. Phát các tờ rơi quy trình kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn dễ hiểu để người dân có thể áp dụng được.
Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra, kiểm soát thú y, vệ sinh chuồng trại để đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển ổn định.
Khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài khu vực như: Hiện nay trên địa bàn huyện Quan Hóa đang xây dựng 02 nhà máy thủy điện Trung Sơn và Hồi Xuân. Với số lượng công nhân lớn, nhu cầu sử dụng thực phẩm cao. Đây chính là thị trường tiêu thụ tiềm năng để người dân khai thác.
Về phát triển các ngành nghề nông thôn
Tổ chức các lớp đào tạo các ngành nghề cho lao động nông thôn theo các chương trình giảm nghèo của huyện, xã về các ngành nghề như: Trồng trọt, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm, cơ khí, thợ mộc…
02 nhà máy thủy điện đang được xây dựng trên địa bàn huyện có nhu cầu tuyển dụng công nhân với số lượng lớn. Đây chính là cơ hội việc làm rất tốt cho người dân tiếp cận với ngành nghề mới ngoài sản xuất nông nghiệp.
4.4.7. Giải pháp về chính sách - Chính sách về đất đai:
Tổ chức thực hiện tốt pháp luật, chính sách về đất đai phù hợp với chủ trương phát triển rừng đặc dụng của tỉnh.
Về sử dụng đất trong Khu BTTN Pù Hu, thực hiện theo điều 13, khoản 2 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011- 2020: “Được sử dụng diện tích đất để xây dựng cơ sở hạ tầng có tỷ lệ nhỏ hơn 5% diện tích rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng đặc dụng làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất một lần cho toàn bộ các hạng mục sử dụng đất sau khi hoàn thành đầu tư dự án hoặc cùng với kỳ quy hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
- Chính sách về đầu tư
Đầu tư trong rừng đặc dụng được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường. Ngoài ra các dự án đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch được duyệt được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ.
Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ban hành có ghi rõ:
+ Ban quản lý VQG, khu Bảo tồn thiên nhiên được cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái. Giá thuê môi trường rừng do cấp có thẩm quyền quyết định; hoặc giá thuê được quyết định thông qua đấu giá. Giá thuê xác định ban đầu được hai bên cùng thỏa thuận điều chỉnh 5 năm một lần nhưng không quá 2% doanh thu.
+ Thời gian cho thuê môi trường rừng không quá 50 năm, sau mỗi chu kỳ 10 năm xem xét đánh giá tác động môi trường và điều chỉnh hoạt động.
+ Nghiêm cấm các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng rừng và xâm hại tài nguyên thiên nhiên trên và dưới đất rừng được thuê.
Phần 5
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, nhân văn, thực trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng, đề tài đi đến những kết luận sau:
1. Khu BTTN Pù Hu, Thanh Hoá thực sự có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học với có 43 loài thực vật quý hiếm và 47 loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam.
2. Những yếu tố thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên rừng ở Khu BTTN Pù Hu là:
Tiềm năng đất đai trong vùng còn lớn, điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp, nhất là cây luồng
Nguồn nhân lực, chủ yếu là lao động nông nghiệp của vùng khá dồi dào chỉ riêng Các xã vùng đệm Khu BTTN Pù Hu có lực lượng lao động khoảng 18.356 lao động
Công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn vùng đệm kịp thời và đồng bộ, công tác bảo vệ rừng theo hướng xã hội hóa đã phát huy hiệu quả
3. Những khó khăn trong công tác QLBVR ở Khu BTTN Pù Hu: - Một số diện tích rừng ở xa khu dân cư, địa hình đi lại khó khăn gây ảnh hưởng đến việc tuần tra, bảo vệ rừng
- Sự phối hợp hoạt động giữa Khu bảo tồn với các chính quyền địa phương chưa bộ và chưa phát huy được vai trò
- Người dân chưa được tiếp cận với các nguồn vốn, tín dụng để hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Sinh sống xung quang khu bảo tồn có 53 thôn (bản) với khoảng trên 20.000 người, thuộc vùng đặc biệt khó khăn của cả nước (thuộc Chương trình
30a của Chính phủ) đây là thách thức rất lớn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển khu bảo tồn
Hoạt động di dân tự do, đặc biệt là việc du canh du cư của người Mông trong vùng, kéo theo các hoạt động đốt nương làm rẫy và săn bắn động vật, khai thác gỗ trái phép hiệu lực thi hành pháp luật chưa cao.
4. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội, tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách tại khu vực nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quản quản lý sử dụng tài nguyên rừng:
Giải pháp về xã hội
Lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án đầu tư của các ngành để tập trung vốn cho bảo vệ và phát triển rừng Khu bảo tồn và vùng đệm
Hỗ trợ người dân vay vốn để sản xuất
Giải pháp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
- Xây dựng thêm 01 Trạm QLBVR dọc bờ phải Sông Mã đoạn đối diện tuyến công trình Thủy điện Trung Sơn
- Cắm bổ sung hệ thống cột mốc làm rõ ranh giới Khu BTTN dọc tuyến công trình TĐTS
- Trang bị dụng cụ, phương tiện tuần tra, bảo vệ rừng.
Giải pháp về tuyên truyền :
- Trang bị 06 loa phát thanh cho 06 trạm kiểm lâm của KBT
- Sử dụng áp phích, tranh ảnh… tuyên truyền rộng rãi ở những nơi công cộng về công tác bảo vệ rừng.
- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng khoán, bảo vệ rừng đặc dụng cho người dân (Tổ tuần tra bảo vệ rừng tại bản – Trưởng thôn/bản làm Tổ trưởng) thực hiện tuần tra định kỳ 2 lần/tháng và khi có sự yêu cầu của KBT.
- Tổ chức các khóa diễn tập, tập huấn, huấn luyện cho Tổ tuần tra bảo vệ rừng tại các thôn/bản.
Giải pháp về chính sách
Tiếp tục thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ. 5.2. Tồn tại
Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiệu về nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, nên đề tài còn một số tồn tại nhất định:
- Phương pháp kế thừa các nguồn tài liệu có sẵn của cơ quan, chưa đánh giá cụ thể được tính chính xác của các tài liệu này.
- Những số liệu thu thập được bằng phương pháp phỏng vấn còn thiếu một số chỉ tiêu định lượng để phân tích đánh giá.
- Chưa ước tính được hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi.
5.3. Kiến nghị
Để đánh giá được mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng cần có những điều tra, nghiên cứu sâu hơn về sinh kế của người dân và đề xuất các giải pháp nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân và phát triển sinh kế bền vững.
Đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, kiểm lâm thuộc Khu BTTN Pù Hu, chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng và trách nhiệm của người
dân đề đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực, trình độ và phát huy tối đa hiệu quả quản lý bảo vệ rừng từ các tổ chức, cá nhân đó.
Cần có những nghiên cứu mới tìm kiếm các phương thức cải thiện sinh kế cho người dân vùng đệm KBT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban QL Khu BTTN Pù Hu (2015) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ QLBVR quý II/2015 và phương hướng nhiệm vụ quý III/2015 của Ban quản lý khu BTTN Pù Hu
2. Ban QL Khu BTTN Pù Hu (2015) Báo cáo kết quả thực hiện công tác QLBVR 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015
3. Ban QL Khu BTTN Pù Hu, Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Pù Hu đến năm 2020
4. Ban QL Khu BTTN Pù Hu (2014) Báo cáo công tác xử lý vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn năm 2014
5. Ban QL Khu BTTN Pù Hu (2015) Báo cáo công tác xử lý vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn năm 2015
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009, ban hành theo quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày
9/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
7. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010, ban hành theo quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày
11/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
8.Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011, ban hành theo quyết định số2089/QĐ-BNN-TCLN ngày
30/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
9. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012, ban hành theo quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày
10. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013, ban hành theo quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày
28/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
11. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014, ban hành theo quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày
6/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
12. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng, ban hành theo thông tư số 99/2006/QDD-BNN
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007) Phê duyệt đề án hỗ trợ người dân cùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy giai đoạn 2008 – 2012, ban hành theo quyết định số
2945/QD/BNN-KL ngày 5/10/2007 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng, ban hành theo thông tư số
99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006.
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008) Phê duyệt đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008-2010, ban hành theo quyết
định số 2730/QD/BNN-KL ngày 5/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
16. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007) Đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007 – 2010, ban hành theo quyết định số
2740/QD/BNN-KL ngày 20/9/2007 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT.
17. Chính phủ (2001), Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, ban hành theo quyết định số 08/2001/QĐ-
18. Chính phủ (1999) Nghị định về việc giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, ban hành theo nghị định số 163/1999/ND-CP ngày
16/11/1999.
19. Chính phủ (2006) Quyết định về việc ban hành quy chế quản lý rừng, ban
hành theo quyết định số 186/2006/QD-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ