Ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến quản lý tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 71 - 72)

4.3. Đánh giá những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên

4.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến quản lý tài nguyên rừng

Bên cạnh những yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế thì yếu tố xã hội cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rừng ở Khu BTTN Pù Hu.

Tập quán đốt nương làm rẫy của người dân tộc Thái, Mường, H’mông; săn bắt động vật rừng; sử dụng lửa để thu lượm các sản phẩm từ rừng (mật ong…) sử dụng gỗ để làm nhà… cụ thể: bản Khang II (Nam Tiến) chiếm

56,1%; bản Chiềng (Phú Sơn) chiếm 45,95%; bản Yên (Hiền Chung) chiếm 58,33%, Các tập quán này ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý bảo vệ rừng. Các tập quán này đã hình thành từ rất lâu đời khó có thể thay đổi. Mặc dù, người dân hiểu được thói quen của họ gây tổn hại đến tài nguyên rừng nhưng để loại bỏ được thói quen này cũng cần một khoảng thời gian không nhỏ.

Hoạt động chăn thả gia súc cũng là một vấn đề gây trở ngại cho tài nguyên rừng trong thời điểm hiện nay. Tình trạng thả rơng gia súc trong rừng vẫn cịn tồn tại. Điều này gây khó khăn cho cơng tác quản lý bảo vệ, và ảnh hưởng đến công tác bảo tồn do nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa vật nuôi và động vật hoang dã, kể cả nguy cơ lai tạp giống cũng có thể xảy ra.

Yếu tố dư thừa lao động trong lúc nông nhàn cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên rừng. Người dân có thể sẽ vào rừng để tìm kiếm các sản phẩm từ rừng như củi, mật ong, nấm… Điều này sẽ tăng nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra.

Trên địa bàn huyện Quan Hóa đang thực hiện xây dựng 02 đập thủy điện, vì vậy việc di dân tự do từ các khu vực khác đến địa bàn đã mang lại khó khăn cho việc sắp xếp dân cư ổn định. Cũng chính từ đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ rừng đặc biệt là thịt thú rừng, gỗ quý, dược liệu cao sẽ là nguyên nhân để người dân khai thác bất chấp các quy định của nhà nước và các cam kết cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)