4.1. Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn
4.1.2. Đặc điểm hệ thực vật rừng
a) Đa dạng về họ thực vật
Để thấy được tính đa dạng hệ thực vật Pù Hu, với 10 họ đa dạng nhất (từ 19 đến 47 loài) chiếm 6,99% tổng số họ nhưng với 274 loài (chiếm 30,65%) tổng số 894 lồi. Các họ điển hình là họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), 47 loài, họ Cỏ (Poaceae) 35 loài, họ Long não (Lauraceae) 33 loài, họ Cúc (Asteraceae) 26 loài.
Qua phụ lục 5 cho thấy, trong 10 họ đa dạng nhất ở Khu BTTN Pù Hu thì ít nhất mỗi họ cũng có 19 lồi trở lên. Mặc dù chỉ chiếm 7% tổng số họ của tồn hệ thực vật nhưng lại có số lồi chiếm tới 30,38% tổng số loài của Khu bảo tồn thiên nhiên.
b) Đa dạng về dạng sống
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như các hệ sinh thái khác. Khi phân tích phổ dạng sống của hệ thực Pù Hu, áp dụng có biến đổi hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (Raukiaer, 1934) với 13 kiểu dạng sống thuộc 5 nhóm chính là nhóm cây chồi trên (Ph), nhóm cây chồi mặt đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm), nhóm cây chồi ẩn (Cr), nhóm cây thân thảo (Th), kết quả được thể hiện ở phụ lục 6
e) Đa dạng về giá trị sử dụng
Trong tổng số 894 loài thực vật ở Pù Hu, đã thống kê được 355 lồi có một cơng dụng (chiếm 39,71%), số lồi có hai cơng dụng là 205 loài (chiếm 22,93%). Một số loài đại diện như: Màng tang (litsea cubeba), Sui (Antiaris toxicaria),… Đặc biệt là số lồi có nhiều hơn hai cơng dụng có tới 86 lồi (chiếm 9,62%) với các đại diện như: Sến mật (Madhuca pasquieri), Sảng nhung (Sterculia lanceolata), Hu đay (Trema orientaris), Củ nâu (Dioscorea
cirhosa),… với các công dụng như làm thuốc, lấy gỗ, làm thức ăn hay màu nhuộm…
+ Tài nguyên cây thuốc: Khu BTTN Pù Hu có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú với 398 lồi (chiếm 44,52% tổng số lồi) trong đó có nhiều lồi cây thuốc quý và đươc sử dụng rộng rãi như: Cốt toái bổ (Drynaria portunei), Ngũ gia bì (Schefflera sp.), Hồng bì rừng (Clausena excavata), được sử dụng như một vị thuốc tăng lực đối với sức khoẻ con người và đóng vai trị quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế cộng đồng.
+ Tài ngun lâm sản ngồi gỗ: gồm các lồi có giá trị về ăn quả, lương thực, thức ăn cho người hoặc gia súc, cây làm cảnh, cây lấy sợi, cây độc, cây lấy tinh dầu…
Chi tiết phụ lục 7
f) Các loài thực vật quý hiếm
Dựa vào sách đỏ Việt Nam (Phần Thực vật) (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007), IUCN 2009, NĐ32-CP (Nghị định 32 Chính phủ, 2006), Hệ thực vật Khu BTTN Pù Hu, Thanh Hố có 43 lồi thực vật q hiếm chiếm 4,92% tổng số loài.
4.1.3. Đặc điểm hệ động vật rừng
Hệ động vật không những phong phú về chủng lồi mà một số lồi cịn
tập trung với mật độ cao (Phụ lục 9). Theo cơng trình nghiên cứu của Đỗ
Tước và Lê Trọng Trải, 1998 cho thấy, Lớp thú có 08 bộ, 20 họ, 62 lồi; Lớp chim có 13 bộ, 41 họ, 162 lồi; Lớp lưỡng thê có 01 bộ, 04 họ, 14 lồi và lớp bị sát có 02 bộ, 14 họ và 28 lồi. Những lồi động vật q hiếm như: Chó sói (Cuon alpinus), Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai (P. pardus), Báo gấm (P.nebulosa), Beo lửa (Catopuma temminckii), Bị tót (Bos gaurus),
Khỉ mặt đỏ (Macaca artoides), Gấu ngựa (Ursus malayanus), Cu li nhỏ (Nycticebus bengalensis), Sơn dương (Nuemorhedus sumatraensis).
Đến năm 2010, Nguyễn Kim Tiến cùng cộng sự - trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa đã nghiên cứu khu hệ bò sát, ếch nhái Khu BTTN Pù Hu, kết quả tổng hợp cho thấy có 78 lồi, thuộc 22 họ, 4 bộ được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu. Như vậy, so sánh với kết quả tổng hợp từ nghiên cứu của Đỗ Tước, Lê Trọng Trải, cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Kim Tiến cùng cộng sự đã bổ sung thêm 41 loài, 5 họ.
Bảng 4.2: So sánh các loài động vật tại các khu rừng ở tỉnh Thanh Hóa
TT Tên khu rừng đặc
dụng
Động vật Thực vật
Số loài SL quý hiếm Số loài SL quý
hiếm 1 Vườn QG Bến En 1.004 93 1.357 33 2 Khu BTTN Pù Luông 598 51 1.109 39 3 Khu BTTN Pù Hu 301 47 894 43 4 Khu BTTN Xuân Liên 387 43 752 38 5 Vườn QG Cúc Phương 621 94 1063 118
( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa)
Từ bảng so sánh các loài động thực vật tại các khu rừng đặc dụng trong tỉnh Thanh Hóa cho thấy mức độ đa dạng các thành phần loài động thực vật của Khu BTTN Pù Hu tuy số lượng loài thấp hơn các khu bảo tồn khác trong tỉnh song số lượng quý hiếm lại chiếm % cao hơn các khu rừng đặc dụng khác.