3.3.1. Giao thông
Trên địa bàn Khu BTTN Pù Hu có các tuyến giao thơng nối với các xã vùng đệm đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa trong những năm qua, cơ bản giải quyết được tình trạng giao thơng, song chất lượng các tuyến đường do xây dựng đã lâu nên đã xuống cấp. Trong vùng có các tuyến đường chính như:
- Tuyến Quốc lộ 15A nối từ Ngọc Lặc đi qua huyện Quan Hóa đến Mai Châu tỉnh Hịa Bình
- Tuyến tỉnh lộ 520 nối từ ngã 3 Hồi Xuân đi qua các xã Nam Tiến, Thiên Phủ, Hiền Chung, Hiền Kiệt và xã Trung Lý.
Tuyến đường liên thơn trên địa bàn các xã vùng đệm vẫn cịn những bản đường đất đi lại gặp nhiều khó khăn.
3.3.2. Thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi các xã trong vùng đệm hiện tại có 42 đập thủy lợi nhỏ, 28 kênh mương với chiều dài 59,1 km phục vụ tưới tiêu trên 180 ha lúa nước, tại các bản đều có khe, suối chảy qua; người dân sử dụng nguồn nước này đưa vào các kênh dẫn. Một phần tưới tiêu cho đồng ruộng, một phần dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
Trong những năm qua, do nhu cầu về tưới tiêu, nhân dân và chính quyền địa phương các xã đã tự đầu tư, tu sửa và làm mới các cơng trình thuỷ lợi sẵn có trên địa bàn. Để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của các xã trong thời gian tới, cần phải đầu tư xây dựng thêm một số cơng trình thuỷ lợi, củng cố đập cũ, bê tơng hoá các kênh đầu mối trên địa bàn từng thôn bản trong từng xã.
3.3.3. Nước sạch
Trong những năm gần đây, hệ thống nước sạch đã được phát triển nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, tỉ lệ dân cư dùng nước sạch trong vùng cịn thấp, ngun nhân chính là do dân cư phân bố rải rác. Hiện tại, phần lớn các hộ gia đình trong vùng dùng nguồn nước tự chảy từ các khe suối làm nước sinh hoạt. Các cơng trình cung cấp nước sinh hoạt ở các xã Hiền Chung, Phú Sơn, Nam Tiến, Trung Thành...được sự hỗ trợ của nhà nước (chương trình 135), dự án Phát triển vùng Quan Hóa kết hợp với khu bảo tồn Pù Hu và một phần đóng góp của nhân dân trong vùng đến nay đã đầu tư 29/61 thơn, hiện tại đã bị xuống cấp. Tuy nhiên cịn các bản ở xã Trung Lý, huyện Mường Lát mới có các cơng trình nước tự chảy hợp vệ sinh, các cơng trình này đã bị xuống cấp, hiệu quả sử dụng rất thấp, về mùa khô phần lớn các thôn thường bị thiếu nước sinh hoạt.
3.3.4. Giáo dục
Trên địa bàn của 11 xã thuộc vùng đệm khu bảo tồn, mạng lưới giáo dục phổ thơng hiện đã có 3 cấp học: Mầm non, tiểu hoc, trung học cơ sở. Tồn vùng hiện có 121 lớp mầm non với 2.313 cháu, cấp tiểu học cơ sở có 191 lớp với 3.320 học sinh, cấp trung học cơ sở có 65 lớp 1.790 học sinh. Sau khi tốt nghiệp hết cấp, các học sinh này có nhu cầu học trung học Phổ thơng thì thường phải ra trung tâm của 2 huyện học tập.
Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người địa phương, đã được đào tạo cơ bản, số lượng giáo viên đã đáp ứng được công tác giảng dạy cho con em địa phương. 3.3.5. Y tế
Hiện tại tồn vùng đệm 11/11 xã có trạm y tế, thường nằm ở gần trung tâm xã, số giường bệnh là 88 gường, số cán bộ y tế là 63 người, trong đó; bác sỹ 6, y sỹ 48 và y tá 6 người. Nhìn chung tình hình cơ sở, trang thiết bị, thuốc
men, đội ngũ cán bộ y tế xã bước đầu đáp ứng được công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định như cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, xuống cấp, thiếu phòng; trang thiết bị chưa đồng bộ, thuốc men, cán bộ y tế còn thiếu, chưa chuyên sâu, đây cũng là những khó khăn chung của huyện cũng như của tỉnh hiện nay.
3.4. Đánh giá chung
3.4.1. Những thuận lợi
Điều kiện tự nhiên Khu BTTN Pù Hu chủ yếu là núi đất có sự kết hợp với núi đá và có dịng sơng Mã, sơng Luồng bao quanh, tạo điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái. Địa hình chủ yếu là núi đất đai cao, độ dốc lớn, hệ sinh thái rừng có nhiều loại quý hiếm đặc trưng cho hệ sinh thái vùng Bắc Trung Bộ đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây các xã trong vùng đệm Khu BTTN đã và đang được Trung ương và tỉnh đặc biệt ưu tiên với nhiều chương trình như chương trình 135, 30A, 147... Đây là cơ hội và cũng là động lực lớn tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đệm Khu BTTN Pù Hu.
Tiềm năng đất đai trong vùng còn lớn, điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp, nhất là cây luồng, nhiều mơ hình nơng – lâm mới đang hình thành (mơ hình ni gà dưới tán rừng luồng, mơ hình ni nhím, ni chuột khoang…).
Nhận thức của đại bộ phận người dân sống gần khu bảo tồn đã có hiểu biết nhất định về quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng sản xuất…, bên cạnh đó các cấp chính quyền, các cơ quan chun mơn luôn sát sao, bám dân, cán bộ kiểm lâm của ban quản lý, của hạt kiểm lâm huyện thường xuyên tuần tra rừng, gần gũi với dân.
Nguồn nhân lực, chủ yếu là lao động nông nghiệp của vùng khá dồi dào, cùng với tinh thần đồn kết phấn đấu vượt qua đói nghèo, là yếu tố lợi thế quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Các xã vùng đệm Khu BTTN Pù Hu có lực lượng lao động khoảng 18.356 lao động, có thể thu hút họ tham gia thực hiện các chương trình quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, các dự án bảo tồn và phát triển Khu BTTN Pù Hu.
Trong vùng lõi của khu BTTN cơ bản đã di dân ra khỏi khu BTTN Pù Hu. Đây là một trong những khu BTTN khơng có dân cư trong vùng lõi, so với các khu bảo tồn khác của tỉnh Thanh Hóa.
Công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn vùng đệm kịp thời và đồng bộ, rừng đã có chủ thực sự, cơng tác bảo vệ rừng theo hướng xã hội hóa đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả, phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng phát triển mạnh trong nhân dân.
Thông qua các chương trình dự án, xác định được tập đoàn cây lâm nghiệp phù hợp cho địa bàn Quan Hóa, Mường Lát đem lại hiệu quả cao như: Xoan ta, Lát hoa, Keo, Luồng đã thực sự khẳng định kỹ thuật kinh nghiệm trồng và chăm sóc trên những điều kiện lập địa khác nhau.
Một số dự án của chương trình Nơng thơn mới đang triển khai trên địa bàn; các cơng trình dịch vụ, du lịch, các dự án hạ tầng kỹ thuật, sẽ tạo ra cục diện phát triển mới, đồng thời tạo cơ hội cho phát triển rừng bền vững.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc. Người dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, yên tâm sản xuất phát triển kinh tế
3.4.2. Những khó khăn
Là vùng miền núi, xa trung tâm văn hóa lớn, địa hình chia cắt mạnh, kết cấu hạ tầng cơ sở vẫn còn yếu kém, đặc biệt là mạng lưới giao thơng đi lại cịn khó khăn, dân trí khơng đồng đều, trình độ canh tác cịn lạc hậu. Số hộ nghèo còn khá cao, hầu hết các hộ thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản
xuất, cơ cấu cây trồng vật ni cịn đơn giản. Đây là trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cần được quan tâm, đầu tư thỏa đáng.
Tài nguyên thiên nhiên của Khu BTTN Pù Hu, tuy đa dạng nhưng nhìn chung chưa được khai thác hợp lý: tài nguyên rừng bị tác động; tài nguyên cảnh quan chưa được quan tâm khai thác.
3.4.3. Những thách thức
Những thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm hệ sinh thái rừng Pù Hu đó là: Hoạt động di dân tự do, đặc biệt là việc du canh du cư của người Mông trong vùng, kéo theo các hoạt động đốt nương làm rẫy và săn bắn động vật, khai thác gỗ trái phép, thu lâm sản phụ, chăm thả gia súc, xâm lấn rừng lấy đất canh tác, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, sức ép lớn từ gia tăng dân số vùng đệm, sự nghèo đói, tác động từ nền kinh tế thị trường, nhận thức của cộng đồng còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu và hiệu lực thi hành pháp luật chưa cao.
Địa bàn rộng, đường ranh giới dài, lực lượng kiểm lâm tại các trạm có số lượng mỏng, tài nguyên rừng phong phú và đa dạng có nhiều lồi động, thực vật rừng có giá trị cao, đã kích thích cho một số đối tượng bất chấp pháp luật xâm hại đến tài nguyên rừng Khu BTTN vì nguồn lợi lớn; do vậy việc kiểm sốt nguồn tài ngun rất khó khăn.
Các đe dọa do các tác động về kinh tế - xã hội của cộng đồng đối với tài nguyên rừng vẫn còn diễn ra như:
+ Săn bắt và buôn bán động vật, ếch nhái hoang dã, khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức (song mây, đót, dây máu chó, thiên niên kiện, củ cu ly, măng nứa...); Thị trường buôn bán và sử dụng các sản phẩm trên còn diễn ra.
+ Chăn thả gia súc tự do trong Khu BTTN; Xung đột giữa người và động vật hoang dã của Khu BTTN; Nguy cơ cháy rừng... có nguy cơ làm hủy hoại và làm suy thoái các sinh cảnh.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU