Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 67 - 69)

4.3. Đánh giá những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên

4.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

4.3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu được bao bọc bởi 11 xã thuộc 2 huyện Quan Hóa, Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa nên có những yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm

Khu BTTN Pù Hu nằm trên dãy núi đất ở phía Tây của vành đai núi đá vơi chạy theo hướng Tây – Nam từ khu Pù Luông tới Vườn Quốc gia Cúc Phương. Đỉnh cao nhất là đỉnh Pù Hu (1.468 m) nằm ở Tây Nam khu bảo tồn. Phía Tây Bắc có một số đỉnh núi cao như đỉnh Pù Học (1.424 m). Độ dốc trong khoảng từ 25 đến 30o. Địa hình bị chia cắt mạnh và có độ dốc lớn; địa hình có thể chia ra 2 vùng: vùng núi cao với độ dốc lớn và vùng núi thấp; chủ yếu là các dạng lập địa núi đất nhưng đá lộ đầu chiếm tỷ lệ diện tích lớn xen

kẽ là các hệ núi đá vơi. Do đặc điểm địa hình như trên gây những khó khăn trong cơng tác tuần tra bảo vệ rừng.

4.3.1.2. Khí hậu

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm khí hậu của vùng Tây Bắc Việt nam. Nhiệt độ bình quân năm biến động từ 200C - 250C, nhiệt độ tối cao là 390C, nhiệt độ tối thấp là 50C. Lượng mưa bình quân năm tương đối thấp, biến động từ 1400mm - 1600mm. Trong khu vực có hai loại gió chính đó là gió mùa Đơng nam và gió mùa Đông bắc. Do vùng dự án tiếp giáp với vùng Tây Bắc cho nên bão ảnh hưởng thông qua những trận mưa lớn và khơng có gió mạnh.

Lượng mưa thấp sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là gieo ươm giống cây trồng và nguy cơ cháy rừng cao. Do vậy, việc chọn chủng loại cây trồng, vật ni thích hợp với khí hậu ở địa phương là vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao sản xuất nông lâm nghiệp.

4.3.1.3. Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn tại đây có mạng lưới thuỷ văn với hệ thống suối dày đặc chảy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam (mỗi xã có 1 – 2 hệ thống suối lớn), lượng mưa được tập trung về các suối rồi đổ vào hai hệ thống sơng chính đó là sơng Mã và sông Luồng nên thường gây ra lũ lớn ở nhiều nơi trong vùng. Hệ thống sông suối dày đặc cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự biến động về tài nguyên rừng. Người dân sẽ lợi dụng các hệ thống sông suối để khai thác, vận chuyển gỗ củi trái phép dẫn đến nguồn tài nguyên dần cạn kiệt.

Mặt khác, với hệ thống thủy văn phức tạp với nhiều sơng suối, chia cắt địa hình cản trở việc di chuyển của các loài động vật trong khu bảo tồn và vùng giáp ranh.

Lượng mưa tập trung về các suối rồi đổ vào hai hệ thống sơng chính đó là sơng Mã và sông Luồng nên thường gây ra lũ lớn ở nhiều nơi trong vùng. Lũ lớn thường gây ô nhiễm nguồn nước, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến

tính ĐĐSH của Khu bảo tồn, đặc biệt là hệ sinh thái sông suối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)