Tập quán sinh hoạt và sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 39 - 42)

3.2. Đánh giá về chất lượng, quy mô, cơ cấu dân số và lao động

3.2.4. Tập quán sinh hoạt và sản xuất

Tập quán sinh hoạt giữa các bản làng có sự khác biệt, mỗi dân tộc mang đậm bản sắc của dân tộc mình, như dân tộc Thái có tập tục sinh hoạt khác với dân tộc Mường, dân tộc Mông…

Tập quán canh tác cịn lạc hậu, cơng cụ lao động còn đơn điệu, thủ cơng giữa các dân tộc cịn có sự khác biệt, người Thái, Mường tập trung canh tác chủ yếu là khai hoang lúa nước, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm và thu

hái lâm sản… người Mông ở bản suối Tôn xã Phú Sơn và các bản người Mông ở xã Trung Lý chủ yếu làm nương rãy và thu hái lâm sản.

3.2.4.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp

Do đặc thù của các xã vùng đệm Khu BTTN chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nên sản xuất chủ yếu là làm nơng nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn ni. Ngồi ra nhân dân thu hái lâm sản phụ, săn bắt chim thú, nhận khoán bảo vệ rừng của các đơn vị lâm nghiệp để có việc làm tăng thêm thu nhập kinh tế hộ.

Trồng trọt

Các loại cây trồng chính trong khu vực chủ yếu lúa nước, lúa nương rẫy, ngô, sắn, việc canh tác chủ yếu mang tính quảng canh, năng suất cây trồng vật ni cịn thấp, năng suất trung bình đạt khoảng 4,7-5,2 tấn/ha đối với lúa nước, lúa nương 1,1 tấn/ha, ngô đạt 1,9 tấn/ha, sắn 6,2 tấn/ha. Tổng sản lượng cây trồng chính năm 2011 đạt 15.584 tấn, (trong đó lúa đạt 5.729,5 tấn) bình qn lương thực trên đầu người đạt 289,4 kg/người/năm, (trong đó thóc đạt 172,6 kg/người/năm). Sự thiếu hụt về lương thực (gạo) chủ yếu trông vào các hoạt động chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp (cây luồng) và khai thác trái phép những lâm sản phụ trong Khu BTTN Pù Hu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao cuộc sống của người nơng dân cịn phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên rừng trong khu bảo tồn.

Chăn ni

Các lồi gia súc, gia cầm được ni trong vùng là trâu, bị, dê, lợn, ngan, vịt, gà và chủ yếu là các loài giống địa phương, tuy chất lượng ngon nhưng năng suất, sản lượng thịt khơng cao, bình qn hộ gia đình ni các loại gia súc từ 3-4 con/hộ.

Tổng số đàn gia súc, gia cầm như sau: Trâu 4.432 con, bò 8.747 con, dê 2.166 con, đàn lợn 12.667 con và gia cầm, thủy cầm 72.838 con.

Ngồi ra, trong vùng cịn có một số hộ gia đình đang phát triển chăn ni nhím, chuột khoang… nhưng do đặc điểm xa các trung tâm tiêu thụ, giá cả bấp bênh, kinh nghiệm chăn ni cịn mới nên chưa thành sản phẩm hàng hóa.

3.2.4.2. Sản xuất Lâm nghiệp Trồng rừng

Công tác trồng rừng trên địa bàn được thực hiện nhiều năm nay. Những năm gần đây được sự đầu tư của các dự án 661, dự án trồng rừng sản xuất..., diện tích rừng trồng được nâng lên rõ rệt. Đến nay, toàn vùng đã có 14.486,68 ha rừng trồng, gồm các lồi cây Keo, Luồng, Xoan ta.

Nhìn chung chất lượng rừng trồng thấp, trữ lượng rừng không cao, một số diện tích chưa đảm bảo mật độ. Đối với rừng phịng hộ, cơ cấu loài cây chưa đáp ứng mục tiêu phục hồi sinh thái ở vùng đệm. Đối với rừng sản xuất, hiệu quả kinh tế từ rừng chưa cao chính sách đầu tư vốn, giải quyết đầu ra chưa hấp dẫn người trồng rừng.

Giao đất giao rừng

Công tác giao đất giao rừng theo Nghị định 02/NĐ-CP, Nghị định 163/ND-CP được tiến hành nhiều năm nay. Phần lớn diện tích đất đã có chủ do vậy rừng được bảo vệ, khoanh ni, trồng rừng ,xây dựng trang trại ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, công tác giao đất giao rừng tồn tại một số bất cập, ranh giới giao đất khơng rõ ràng, vẫn cịn tranh chấp đất đai, sử dụng khơng đúng quy hoạch và mục đích trên đất được giao.

Khai thác và chế biến lâm sản

+ Hiện nay diện tích rừng khai thác chủ yếu là rừng Luồng, hàng năm khai thác trong khu vực khoảng 300.000 cây Luồng. Các xã Thiên Phủ, Hiền Chung, Nam Tiến, Phú Thanh, Trung Thành... là những địa phương có diện tích rừng Luồng lớn.

+ Chế biến: Trên địa bàn hiện có 6 cơ sở sản xuất đũa (Hồi Xuân, Xuân Phú, Phú Lệ, Phú Thanh), ngồi ra cịn một số tổ mộc tại gia. Sản phẩm gồm gỗ xẻ, ván sàn, cốt pha, đồ mộc gia dụng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)