Giải pháp về khoa học – công nghệ, kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 77 - 79)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thường xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng chống cháy rừng.

Sử dụng công nghệ thông tin, internet để quảng bá giá trị đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan của Khu bảo tồn nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới và khu vực.

Ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào để gây giống đặc biệt là các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng đệm nhằm nâng cao đời sống của người dân giải áp lực cho Khu BTTN Pù Hu.

Áp dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất cây giống, con giống phục vụ nhu cầu trồng rừng, nhân giống động vật hoang dã; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật cải tạo rừng nghèo, trồng rừng bằng các loài cây bản địa.

Tiếp cận các đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm đặc sản, cây thuốc giai đoạn 2013-2020 để phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng.

Xây dựng hệ thống ô định vị sinh thái để theo dõi và thu nhập số kiệu làm cở sở khoa học đánh giá đặc điểm số lượng và chất lượng của các nguồn tài nguyên rừng

Về kỹ thuật:

- Tiến hành qui hoạch sử dụng đất và giao đất theo phương thức có sự tham gia của cộng đồng: dựa trên kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của khu, tiến hành qui hoạch đất và giao đất có sự tham gia của cộng đồng và được sự thoả thuận của tất cá các bên hữu quan

- Thiết kế mô hình QLRDVCĐ có sự tham gia của cộng đồng : Mô hình cần bao gồm các hợp phần sau :

+ Các Tổ bảo vệ rừng bản được thành lập và tập huấn về kỹ thuật bảo vệ rừng. Hiện nay, các Tổ bảo vệ rừng bản đã được thành lập ở hầu hết các thôn bản vùng đệm, nhưng các thành viên chưa được tập huấn.

+ Trồng rừng sản xuất : Những địa phương còn đất tiếp tục thực hiện trồng rừng theo chương trình 147

+ Làm giàu rừng sản xuất (trồng bổ sung): các khu rừng sản xuất nghèo kiệt hiện có có thể làm giàu thêm thông qua việc trồng bổ sung các loài cây chọn lọc mà các hộ có thể khai thác sau này.

+ LSNG: việc giao đất sẽ kèm theo giao rừng để quản lý và khai thác các LSNG.

Mặc dù cộng đồng địa phương có nhiều kiến thức về tài nguyên rừng, nhưng vẫn cần thiết lập các qui chế khai thác bền vững cho các nguồn tài nguyên chính. Điều này có thể đạt được thông qua việc diều tra đánh giá trữ lượng nguồn tài nguyên và sau đó xây dựng qui chế khai thác bền vững.

- Thực hiện các dịch vụ khuyến lâm và đào tạo nâng cao năng lực cho các hộ gia đình: hoạt động khuyến lâm bao gồm: kỹ thuật xây dựng vườn ươn giống; kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ cây rừng; tham quan học tâp tại các cơ sở sản xuất cây con; tham quan học tập các mô hình bảo vệ rừng và trồng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)