TT Tên khu rừng đặc
dụng
Động vật Thực vật
Số loài SL quý hiếm Số loài SL quý
hiếm 1 Vườn QG Bến En 1.004 93 1.357 33 2 Khu BTTN Pù Luông 598 51 1.109 39 3 Khu BTTN Pù Hu 301 47 894 43 4 Khu BTTN Xuân Liên 387 43 752 38 5 Vườn QG Cúc Phương 621 94 1063 118
( Nguồn: Cổng thơng tin điện tử Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa)
Từ bảng so sánh các loài động thực vật tại các khu rừng đặc dụng trong tỉnh Thanh Hóa cho thấy mức độ đa dạng các thành phần loài động thực vật của Khu BTTN Pù Hu tuy số lượng loài thấp hơn các khu bảo tồn khác trong tỉnh song số lượng quý hiếm lại chiếm % cao hơn các khu rừng đặc dụng khác.
4.1.4. Đánh giá chung về mức độ đa dạng sinh học Khu BTTN Pù Hu
Khu BTTN Pù Hu có mức độ đa dạng sinh học vào loại trung bình so với các Khu BTTN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, diện tích đất có rừng chiếm trên 90% diện tích khu bảo tồn, hệ sinh thái rừng núi đất đai cao đặc trưng cho vùng chuyển tiếp từ Tây Bắc đến Bắc Trung Bộ, các loài động thực vật quý hiếm như Bị Tót, Hổ, Báo gấm, Gấu; thực vật có Sến mật, Vàng tâm, Ngũ gia bì gai, Lan kim tuyến... Tuy đã bị tác động trong một thời gian dài một số loài động vật như Bị tót, Hổ khơng cịn thấy xuất hiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên; hệ động vật và thực vật của Khu BTTN Pù Hu vẫn giữ được mức độ phong phú với nhiều lồi q hiếm có tính đa dạng sinh học cao cần được bảo tồn gìn giữ.
4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng
4.2.1. Tổ chức và quản lý
Bộ máy quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu được thể hiện trong hình 4.4 dưới đây:
Hình 4.4: Hiện trạng hệ thống tổ chức Khu BTTN Pù Hu
Hiện nay khu bảo tồn có 42 người, trong đó: biên chế: 28 người và hợp đồng: 14 người, chi tiết được thể hiện tại bảng 2.1.