Diện tích các loại cây nơng nghiệp chủ yếu ở3 xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 69)

Hạng mục Xã Phú Sơn (ha) Xã Nam Tiến (ha) Xã Hiền Chung (ha) Lúa nước 102,26 128 180 Lúa nương 30 Ngô 120 44 30 Sắn 170 62 30 Khoai các loại 15 2 Rau đậu 10 18 28

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của 03 xã Phú Sơn,

Nam Tiến, Hiền Chung)

Lúa nước là cây lương thực chủ yếu ở 3 xã. Phát triển diện tích trồng lúa nước nhằm đưa quá trình sản xuất nơng nghiệp vào ổn định, tăng thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống của người dân, giảm áp lực lên tài nguyên rừng.

Cây ngắn ngày ở 3 xã chủ yếu là cây sắn, ngô, được trồng ở nương rẫy là chủ yếu. Người dân trồng chủ yếu để cung cấp cho chăn nuôi và một phần bán nhà nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Đồng Tâm, Bá Thước. Đây cũng là công việc mang lại thu nhập cho người dân.

Ngồi các cây nơng nghiệp, cây Luồng đã được người dân trồng từ lâu và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhu cầu sử dụng Luồng cung cấp cho các cơ sở chế biến tăm hương, đũa tăng mạnh nên đã góp phần lớn vào việc cải thiện điều kiện kinh tế cho người dân. Có thể nói cây Luồng là cây chủ lực trong phát triển kinh tế cho người dân tại 03 xã.

4.3.2.2. Ảnh hưởng của cơ cấu vật nuôi

Số lượng vật nuôi ở 03 xã điều tra được thể hiện trong bảng 4.7 và hình 4.6: Bảng 4.7: Số lượng vật nuôi ở 3 xã Hạng mục Xã Phú Sơn (con) Xã Nam Tiến (con) Xã Hiền Chung (con) Trâu 299 540 468 Bò 765 805 696 Lợn 942 3255 1062 Dê 400 385 121 Nhím 87 42 178 Gia cầm 6209 13250 7500 Chó, mèo 549 450

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014; mục tieu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của 03 xã Phú Sơn,

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện số lượng vật nuôi ở 3 xã

Chăn nuôi là là ngành đem lại nguồn thu nhập quan trong cho người dân địa phương. Tuy nhiên, hoạt động chăn ni trong vùng cịn chậm và kém phát triển. Hình thức chăn ni chủ yếu phát triển theo hướng chăn ni hộ gia đình.

Tình trạng chăn ni gia súc thả rông ở 3 xã là khá phổ biến bản Khang II (Nam Tiến) chiếm 60,98%; bản Chiềng (Phú Sơn) chiếm 54,05%; bản Yên (Hiền Chung) chiếm 66,67%, một số các hộ dân còn thả bị vào rừng gây khó khăn cho cơng tác quản lý bảo vệ, dễ gây ra cháy rừng vào mua khô. Ngồi ra, việc thả rơng vật ni cịn ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa vật nuôi và động vật hoang dã, kể cả nguy cơ lai tạp giống cũng có thể xảy ra.

4.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến quản lý tài nguyên rừng

Bên cạnh những yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế thì yếu tố xã hội cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rừng ở Khu BTTN Pù Hu.

Tập quán đốt nương làm rẫy của người dân tộc Thái, Mường, H’mông; săn bắt động vật rừng; sử dụng lửa để thu lượm các sản phẩm từ rừng (mật ong…) sử dụng gỗ để làm nhà… cụ thể: bản Khang II (Nam Tiến) chiếm

56,1%; bản Chiềng (Phú Sơn) chiếm 45,95%; bản Yên (Hiền Chung) chiếm 58,33%, Các tập quán này ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý bảo vệ rừng. Các tập quán này đã hình thành từ rất lâu đời khó có thể thay đổi. Mặc dù, người dân hiểu được thói quen của họ gây tổn hại đến tài nguyên rừng nhưng để loại bỏ được thói quen này cũng cần một khoảng thời gian không nhỏ.

Hoạt động chăn thả gia súc cũng là một vấn đề gây trở ngại cho tài nguyên rừng trong thời điểm hiện nay. Tình trạng thả rơng gia súc trong rừng vẫn cịn tồn tại. Điều này gây khó khăn cho cơng tác quản lý bảo vệ, và ảnh hưởng đến công tác bảo tồn do nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa vật nuôi và động vật hoang dã, kể cả nguy cơ lai tạp giống cũng có thể xảy ra.

Yếu tố dư thừa lao động trong lúc nông nhàn cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên rừng. Người dân có thể sẽ vào rừng để tìm kiếm các sản phẩm từ rừng như củi, mật ong, nấm… Điều này sẽ tăng nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra.

Trên địa bàn huyện Quan Hóa đang thực hiện xây dựng 02 đập thủy điện, vì vậy việc di dân tự do từ các khu vực khác đến địa bàn đã mang lại khó khăn cho việc sắp xếp dân cư ổn định. Cũng chính từ đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ rừng đặc biệt là thịt thú rừng, gỗ quý, dược liệu cao sẽ là nguyên nhân để người dân khai thác bất chấp các quy định của nhà nước và các cam kết cộng đồng.

4.3.4. Ảnh hưởng của một số chính sách liên quan đến quản lý TNR

Trong thời gian qua, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đã nhận được nhiều chương trình hỗ trợ từ phía nhà nước. Các chương trình ảnh hưởng đến đời sống người dân như: Chương trình 147, 661, chương trình hỗ trợ sinh kế cho người dân… Tuy nhiên một số chương trình vẫn tiếp tục nhưng người dân không cịn đất để tham gia thực hiện như chương trình trồng rừng 147.

Đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp nói chung và Khu bảo tồn nói riêng cịn nhiều bất cập, nguồn vốn đầu tư mang tính hỗ trợ khơng được bền vững (Hỗ trợ thì thực hiện, cịn khơng hỗ trợ thì dừng các hoạt động). Chế độ đãi ngộ đối với người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng cịn nhiều hạn chế.

Chính sách chia sẻ lợi ích cộng đồng dân cư thơng qua cơng tác quản lý bảo vệ rừng chưa được thực hiện đồng bộ. Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng đã bắt đầu được thực hiện ở 18 xã, thị trấn [21] Tổng số tiền chi trả trên địa bàn huyện Quan Hóa cho 18 xã, thị trấn trong năm 2013 và 2014 là: 741.536.000 đồng.

Qua kết quả phỏng vấn người dân ở 03 xã cho thấy: Hiền Chung (81,25%), Nam Tiến (65,85%), Phú Sơn (75,68%) người dân rất hào hứng với chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng. Đây chính là cơ hội để người giúp Khu BTTN Pù Hu có thể nâng cao hiệu quả hiệu quả quản lý rừng trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Chính sách hỗ trợ người dân vùng đệm phát triển đời sống mới được thực hiện ở 2 xã điểm xã Trung Sơn thuộc huyện Quan Hóa và xã Mường Lý thuộc huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa, với mức hỗ trợ 40 triệu/bản/năm.

Danh sách các xã chi trả dịch vụ môi trường rừng (phụ lục 11)

4.3.5. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác quản lý rừng tại Khu BTTN Pù Hu quản lý rừng tại Khu BTTN Pù Hu

Điểm mạnh Điểm yếu

- Có lực lượng tuần tra bảo vệ rừng - Có phong tục, tập quán, kiến thức, hương ước bản địa tích cực trong bảo vệ rừng, chấp hành các quy định của pháp luật và quy ước bảo vệ rừng

- Một số diện tích rừng ở xa khu dân cư, địa hình đi lại khó khăn gây ảnh hưởng đến việc tuần tra, bảo vệ rừng - Thiếu chuyên môn nghiệp vụ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ

- Người dân được nhận giao khoán rừng để bảo vệ và hưởng lợi theo quy định

- Có chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước như: Các luật, nghị định, thông tư, chỉ thị… liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng

- Sự chỉ đạo xuyên xuốt của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương - Có hệ thống cơ sở vật chất, con người đảm bảo cho việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Người dân thích thú và hào hứng với chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng

rừng

- Trình độ dân trí thấp, hiểu biết chấp hành các quy định về bảo vệ rừng còn hạn chế

- Đa số là cộng đồng người dân tộc Thái, Mường, H’mơng có cuộc sống cịn khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tham gia bảo vệ rừng còn hạn chế - Trình độ canh tác cịn lạc hậu

- Chưa có chế tài cụ thể để giải quyết triệt để việc khai thác trái phép các sản phẩm từ rừng

- Sự phối hợp hoạt động giữa Khu bảo tồn với các chính quyền địa phương chưa bộ và chưa phát huy được vai trò

- Người dân chưa được tiếp cận với các nguồn vốn, tín dụng để hỗ trợ phát triển sản xuất.

Cơ hội Thách thức

- Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng đem lại nhiều cơ hội để phát triển dân sinh kinh tế xã hội trong vùng đệm như triển khai thực hiện một số chương trình dự án như 661,147 và các dự án nhỏ về tạo

- Sinh sống xung quang khu bảo tồn có 53 thơn (bản) với khoảng trên 20.000 người, thuộc vùng đặc biệt khó khăn của cả nước (thuộc Chương trình 30a của Chính phủ) đây là thách thức rất lớn trong công tác quản lý

sinh kế cho người dân

- Thực hiện chi trả dịch vụ mơi trường rừng, cơ chế chia sẽ lợi ích từ rừng (người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng cộng đồng)

- Phát triển các ngành nghề truyền thống, tham gia các hoạt động du lịch (hướng dẫn, đưa đón, chỉ đường cho khách du lịch; bán các sản phẩm truyền thống, cho thuê chỗ nghỉ ...) - Nâng cấp và xây mới các cơng trình cơ sở hạ tầng; đầu tư các cơng trình thủy lợi, nước sạch; được đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất ....

- Hệ thống chính sách và pháp luật của nhà nước ngày càng được hồn thiện, đặc biệt là chính sách đầu tư và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLBVR

bảo vệ và phát triển khu bảo tồn - Dân số đông; tỷ lệ hộ nghèo cao, đất sản xuất bạc mầu, năng suất cây trồng thấp, không ổn định; cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng nên luôn gây sức ép lớn đến an ninh rừng đặc dụng như xâm canh rừng đặc dụng để sản xuất nông nghiệp; khai thác, thu hái lâm sản; săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã; lấy củi, lâm đặc sản ... gây ra cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển động vật hoang dã ...). - Tình trạng di dân tự do khó kiểm sốt

- Thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác bảo vệ rừng - Thói quen sử dụng sản phẩm từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản khác, động vật…) làm nhà…

- Một phần diện tích rừng ở KBTTN Pù Hu bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Trung Sơn. Vì vậy, việc kiểm soát các khai thác lâm sản trái phép sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức.

4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

4.4.1. Giải pháp về xã hội

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cần lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án đầu tư của các ngành để tập trung vốn cho bảo vệ và phát triển rừng Khu bảo tồn và vùng đệm như: Đề án “Về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020” theo Quyết định 2370/2008/QĐ-BNN-KL; Chương trình trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/QQĐ-TTg; chương trình Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; chương trình xây dựng nơng thơn mới và các chương trình dự án khác trên địa bàn…

Hướng dẫn, giúp đỡ người dân được tiếp cận với các nguồn vốn, tín dụng. Vay vốn để sản xuất nông lâm nghiệp.

4.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

- Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cân xây dựng thêm 01 Trạm QLBVR dọc bờ phải Sông Mã đoạn đối diện tuyến cơng trình Thủy điện Trung Son cho KBTTN Pù Hu để kiểm soát việc khai thác lâm sản trái phép.

- Cắm bổ sung hệ thống cột mốc làm rõ ranh giới Khu BTTN dọc tuyến cơng trình thủy điện Trung Sơn

- Trang bị dụng cụ, phương tiện tuần tra, kiểm sốt (GPS, ống nhịm, máy ảnh ) ; Trang bị xe máy, thuyền máy và bộ đàm phục vụ hoạt động tuần tra và thi hành luật cho BQL của KBTTN Pù Hu ; Trang bị dụng cụ phòng chống, chữa cháy rừng (máy bơm nước, ống xịt nước, bình xịt chống cháy,...)

4.4.3. Giải pháp tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng, lồng ghép trong các cuộc họp của thôn/bản hoặc tổ chức các buổi tuyên truyền riêng.

- Sử dụng áp phích, tranh ảnh… tuyên truyền rộng rãi ở những nơi công cộng về công tác bảo vệ rừng.

- Lồng ghép nội dung tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng trong các buổi học ngoại khóa trong trường học.

- Tổ chức các cuộc thi cấp thôn/bản, cấp huyện về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường để người dân ý thức được trách nhiệm của mình đối với rừng, mơi trường.

- Trang bị hệ thống loa phát thanh cho 06 Trạm kiểm lâm. Mỗi buổi sáng và chiều ở mỗi Trạm kiểm lâm sẽ phát các bản tin liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng.

4.4.4. Giải pháp về tổ chức lực lượng

- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng khoán, bảo vệ rừng đặc dụng cho người dân (Tổ tuần tra bảo vệ rừng tại bản – Trưởng thôn/bản làm Tổ trưởng) thực hiện tuần tra định kỳ 2 lần/tháng và khi có sự yêu cầu của KBT.

- Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ Khu BTTN Pù Hu kỹ năng và thiết bị làm SMART để giám sát DDSH. SMART là kỹ thuật ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh và bản đồ số vào thực tế khi đi tuần tra hiện trường rừng đang được Vụ BTTN của Tổng cục LN khuyến khích áp dụng trong các khu bảo tồn. Cơng cụ này giúp cho việc theo dõi, ghi chép số liệu được thực hiện một cách thường xuyên, chính xác từ đó tập hợp được các thong tin một cách hệ thống, phục vụ công tác quản lý và bảo vệ cũng như nghiên cứu khoa học tại khu bảo tồn. Việc tập huấn này xuất phát từ nhu cầu của các cán bộ khu bảo tồn khi mà các kiến thức và kỹ năng cần thiết này còn đang khá hạn chế đối với họ, đồng thời cũng là để nâng cao hiệu quả trong quản lý bảo vệ rừng.

- Tiếp tục thực hiện việc giao khoán rừng cho người dân quản lý, bảo vệ. Cam kết bảo vệ rừng đến từng hộ dân

4.4.5. Giải pháp về khoa học – công nghệ, kỹ thuật

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thường xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phịng chống cháy rừng.

Sử dụng cơng nghệ thông tin, internet để quảng bá giá trị đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan của Khu bảo tồn nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới và khu vực.

Ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào để gây giống đặc biệt là các lồi cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng đệm nhằm nâng cao đời sống của người dân giải áp lực cho Khu BTTN Pù Hu.

Áp dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất cây giống, con giống phục vụ nhu cầu trồng rừng, nhân giống động vật hoang dã; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật cải tạo rừng nghèo, trồng rừng bằng các loài cây bản địa.

Tiếp cận các đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm đặc sản, cây thuốc giai đoạn 2013-2020 để phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)