4.1. Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm từ bản đồ rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Spot5 và kết quả phúc tra ngoài thực địa tháng 11/2012 [3], cho thấy hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng Khu BTTN Pù Hu như sau:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là; 22.688,37 ha.
+Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (BVNN): 10.635,07 ha. +Phân khu Phục hồi sinh thái (PHST): 11.945,52 ha. + Phân khu dịch vụ hành chính (DVHC):107,78 ha.
(Tổng diện tích đất rừng đặc dụng giao cho BQL khu BTTN Pù Hu quản lý là 22.688,37 ha, so với Kế hoạch số 54/KH-UBND. Tăng 7,78 ha, do bổ sung thêm diện tích khu Văn phịng BQL và các trạm Kiểm lâm).
Hiện trạng sử dụng đất ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu được thể hiện trong bảng 4.1 và hình 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1. Diện tích các loại đất rừng TT Hạng Mục Diện tích TT Hạng Mục Diện tích (ha) Tỷ lệ % Ghi chú I Đất có rừng 21500.26 94.76% 1.1 Rừng gỗ 15698.85 69.19% - Rừng giàu 373.28 1.65% Rừng giàu có ở 1 xã Trung Lý
- Rừng trung bình 5355.64 23.61% - Rừng nghèo 6653.27 29.32% Rừng nghèo có ở tất cả các xã (11 xã) - Rừng phục hồi 3316.66 14.62% 1.2 Tre nứa 1564.87 6.90% 1.3 Rừng hỗn giao 3698.25 16.30% 1.4 Rừng núi đá 266.9 1.18% 1.5 Rừng trồng 271.39 1.20% II Đất chưa có rừng 1180.33 5.20% 2.1 Đất trống trảng cỏ 141.75 0.62% 2.2 Đất trống cây bụi 607.12 2.68% 2.3 Đất trống có cây gỗ rải rác 431.46 1.90% III Đất khác 7.78 0.03% Tổng cộng 22688.37
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện diện tích các loại rừng Qua số liệu ở bảng 4.1, hình 4.1 và phụ lục 3 cho thấy: Qua số liệu ở bảng 4.1, hình 4.1 và phụ lục 3 cho thấy:
Diện tích đất lâm nghiệp Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn 11 xã và không đồng đều. Xã có diện tích lớn nhất là xã Trung Lý 4.414,2 ha, chiếm 19,5% diện tích khu BTTN Pù Hu, tiếp theo là xã Trung Thành 4.216,04 ha, chiếm 18,6% diện tích;… xã Phú Xuân 81,09 ha, chiếm 0,4% diện tích.
Rừng giàu được chỉ có ở xã Trung Lý là khu vực vùng sâu vùng xa, đường xá đi lại khó khăn.
Khu BTTN Pù Hu có diện tích rừng tự nhiên cịn chiếm tỷ lệ lớn. Và đây là môi trường sống thuận lợi để bảo tồn một số loài động vật tự nhiên trong đó có các lồi động vật q hiếm. Điều đó cho thấy diện tích KBTTN Pù Hu đáp ứng được mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững.
Diện tích các loại rừng ở 03 xã điều tra được thể hiện trong hình 4.2 dưới đây:
Hình 4.2. Diện tích các loại rừng ở 03 xã điều tra
Qua biểu đồ trên ta thấy: Diện tích đất có rừng ở xã Phú Sơn là cao nhất trong 03 xã với tổng diện tích đất có rừng là 3195 ha (chiếm 14,86%). Tuy nhiên, 03 xã này vẫn là những xã có diện tích rừng chiếm diện tích lớn nhất (Nam Tiến chiếm 13,88% và Hiền Chung chiếm 14,38%) trong số 11 xã thuộc khu bảo tồn.
Khu BTTN Pù Hu có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 22.680,59 ha, nằm trên 39 tiểu khu phân bố trên 11 xã . Trong Khu BTTN Pù Hu phổ biến có 2 hệ sinh thái đặc trưng là hệ sinh thái núi đất đai cao và hệ sinh thái núi đá vôi. Hệ sinh thái núi đá vơi chiếm 0,97% tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý, với kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa ít bị tác động trên đai cao phân bố rãi rác tại các tiểu khu 29, 120, 73, 123. Còn ở các tiểu khu còn lại về cơ bản là hệ sinh thái núi đất đai cao.
Diện tích rừng giàu tài nguyên (IIIa3, IIIa2, Gỗ - Nu) tập trung ở các tiểu khu thuộc phân khu BVNN, xa dân cư, địa hình dốc và chia cắt tại các tiểu khu: 102, 98, 97, 94, 56, 72, 71 và một số diện tích tại các tiểu khu 120, 40, 49, 29.
Các tiểu khu thuộc phân khu PHST, tiếp giáp với đất rừng sản xuất của cộng đồng dân cư vùng đệm của Khu BTTN Pù Hu như tiểu khu 82, 51, 24, 28, 16, 23, 42, 43, 113, 123, 95, 146, 124, 119, 142, 130, 111, 92, 93 … thường có trạng thái rừng nghèo kiệt (IIIa1, IIb); rừng non tái sinh; rừng nứa (do bị tàn phá, khai thác, nương rẫy cũ trước khi quy hoạch Khu bảo tồn và đã có thời gian phục hồi).
Trong các tiểu khu 111, 112, 82, 113, 76b còn hiện trạng đất trống (Ic, lau lách …), các diện tích này hầu hết là diện tích đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trước đây của các bản đồng bào người H’mông, sau khi thành lập Khu BTTN đã di dời các bản này ra khỏi Khu BTTN Pù Hu.
a, Đất có rừng
Khu BTTN Pù Hu diện tích đất có rừng 21.500,26 ha, độ che phủ là 94,7%, chủ yếu là rừng tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị để bảo tồn, là nơi có các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cư trú và mơi trường sống của các lồi động vật rừng, những sinh cảnh cần được bảo tồn.
- Rừng giàu: diện tích 373,28 ha (bằng 1,6% diện tích của Khu BTTN) (ở xã Trung Lý).
- Rừng trung bình: diện tích 5355,64 ha (chiếm 23,6%) (ở các xã: Hiền Chung, Hiền Kiệt, Nam Tiến, Phú Sơn, Phú Thanh, Trung Thành, Trung Lý, Phú Xuân)
- Rừng nghèo 6653,27 ha (chiếm 29,3%) (ở các xã: Hiền Chung, Hiền Kiệt, Nam Tiến, Phú Sơn, Phú Thanh, Trung Thành, Trung Lý, Phú Xuân, Thanh Xuân, Thiên Phủ, Trung Sơn)
- Rừng phục hồi 3316,66 ha (chiếm 14,6%) (ở các xã: Hiền Chung, Hiền Kiệt, Nam Tiến, Phú Sơn, Phú Thanh, Trung Thành, Trung Lý, Thanh Xuân, Trung Sơn)
- Rừng hỗn giao gỗ nứa: 3698,25 ha (chiếm 16,3%) (ở các xã: Hiền Chung, Hiền Kiệt, Nam Tiến, Phú Sơn, Trung Thành, Trung Lý, Thanh Xuân,
Thiên Phủ, Trung Sơn)
- Rừng tre nứa: 1564,87 ha. (chiếm 6,8%) (ở các xã: Hiền Chung, Hiền Kiệt, Nam Tiến, Phú Sơn, Trung Thành, Trung Lý, Thanh Xuân, Thiên Phủ, Trung Sơn)
- Rừng trồng: 271,39 ha (chiếm 1,2%) (ở các xã: (ở các xã: Nam Tiến, Phú Thanh, Hiền Chung, Thanh Sơn, Trung Sơn, Trung Thành)
- Rừng núi đá: 266,9 ha (chiếm 1,1%) (ở các xã: Nam Tiến, Phú Thanh) b, Đất chưa có rừng và đất khác
Diện tích đất chưa có rừng 1.180,33 ha (chiếm 6,6%). Gồm đất trảng cỏ (IA), đất trống có cây gỗ mộc rải rác, (IB, IC). Phần diện tích đất chưa có rừng thuộc các xã bao gồm:
- Đất trống trảng cỏ (141,75 ha) ở các xã: Hiền Chung, Hiền Kiệt, Phú Sơn, Thanh Xuân, Trung Lý.
- Đất trống cây bụi (607,12 ha) ở các xã: Hiền Kiệt, Thanh Xuân, Phú Sơn, Trung Sơn, Trung Lý.
- Đất trống có cây gỗ rải rác (431,46 ha) ở các xã: Hiền Chung, Phú Sơn, Thanh Xuân, Trung Thành, Trung Lý.
Tuy khơng có rừng, nhưng nhóm đất này là nơi kiếm ăn của các lồi thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc và nơi cư trú của Gà rừng và một số lồi thú nhỏ khác.
Diện tích 7,78 ha, gồm diện tích khu Văn phịng ban ở bản Khằm và các trạm Kiểm lâm tại các xã Trung Lý, Phú Sơn, Trung Thành, Nam Tiến.