Sự phối hợp giữa Khu BTTN Pù Hu với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 63 - 67)

4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng

4.2.3. Sự phối hợp giữa Khu BTTN Pù Hu với chính quyền địa phương

Khu BTTN Pù Hu thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương thơng qua việc thực hiện chức năng tham mưu về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; ký kết các chương trình phối hợp với các lực lượng vũ trang, các cơ quan, các đoàn thể trên địa bàn; hàng tháng, hàng quý có kế hoạch làm việc, giao ban để trao đổi, chia sẽ thơng tin, tìm giải pháp thực hiên cơng tác bảo tồn và quản lý bảo vệ rừng cho từng địa bàn; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đối thoại giữa khu bảo tồn với người dân vùng đệm. Tuy nhiên, trong một số thời điểm và một số việc cụ thể việc phối hợp chưa thật sự kịp thời như việc thu hồi súng săn, quản lý cưa xăng; ở cấp xã thường chưa có kế hoạch và phân cơng cụ thể cho các thành viên trong từng công việc phối hợp cụ thể; kỹ năng tổng hợp, truyền thông của cán bộ chính quyền dịa phương cịn hạn chế nên thường bị động trong công tác phối hợp, triển khai thực hiện. Trong xử lý vi phạm chính quyền cấp cơ sở cịn nể nang, né tránh.

Vốn đầu tư được quản lý, sử dụng đúng mục đích; giải ngân đúng tiến độ, đúng đối tượng; khơng thất thốt; chấp hành đúng quy định quản lý tài chính Nhà nước quy định.

4.2.4. Tổ chức công tác bảo vệ rừng

Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hu hoạt động theo Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; được trang cấp các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác bảo vệ rừng.

- Cơ bản hình thành hệ thống lực lượng bảo vệ rừng từ cấp Hạt đến cơ sở: Cấp Hạt có Lãnh đạo Hạt và các cán bộ tham mưu (Cán bộ tổng hợp, pháp chế và tổ cơ động); hệ thống các Tổ, Trạm Kiểm lâm ở các xã (có 6 trạm và 1 tổ chốt); các tổ đội bảo vệ rừng cấp thôn (bản) và cán bộ hợp đồng bảo vệ rừng thời vụ.

- Lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng: Lực lượng chuyên trách của Khu bảo tồn là 22/42 cán bộ; 53 tổ đội bảo vệ rừng. Đã bố trí ổn định, đủ kiểm lâm phụ trách 39 tiểu khu rừng đặc dụng gắn với phụ trách các thôn (bản) vùng đệm và chỉ đạo các tổ đội bảo vệ rừng. Lực lượng bảo vệ rừng đã được tham gia đào tạo, tập huấn các kỹ năng điều tra, xử lý, pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, khuyến lâm, khuyến nông và truyền thông cộng đồng.

- Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng: giải quyết cơ bản ranh giới các rừng đặc dụng trên địa giới hành chính các xã; hạn chế tối đa các hoạt động xâm hại tới tài ngun rừng đặc dụng; khơng có điểm nóng về khai thác lâm sản trái phép, khơng có cháy rừng xảy ra trong rừng đặc dụng; khơng có phá rừng … huy động được lực lượng người dân vùng đệm tham gia bảo vệ rừng đặc dụng. Các biến động về rừng và đất lâm nghiệp được cập nhật thường xuyên thông qua việc cập nhật thông tin vào hồ sơ tiểu khu. Trách nhiệm của lực lượng bảo vệ rừng ngày càng đươc nâng lên: yên tâm công tác, thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, tiểu khu được giao quản lý; bám dân, bám rừng, cài cắm thông tin để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm xâm hại đến rừng bảo tồn.

- Tồn tại, nguyên nhân: Hiệu quả phối hợp của một số chương trình, chun đề cụ thể cịn chưa hiệu quả. Cơng tác điều tra, xử lý vi phạm một số vụ còn chưa kiên quyết. Tình hình vi phạm về khai thác, săn bắn vẫn chưa được kiểm soát, ngăn chặn triệt để; một số vụ vi phạm vẫn chậm được phát hiện. Đội ngũ lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách vẫn còn thiếu so với diện tích rừng được giao quản lý; địa bàn rộng, địa hình dốc và chia cắt; hiệu quản hoạt động của các tổ đội bảo vệ rừng thôn (bản) chưa cao; sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong một số chương trình cịn hình thức, né tránh.

Cơng tác quản lý bảo vệ rừng 6 tháng đầu năm 2015: Về công tác tuyên truyền:

Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã tổ chức phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa và các ban ngành có liên quan thực hiện được 62 cuộc họp tuyên truyền thơng qua hình thức họp dân với trên 3.443 lượt người tham gia. Nội dung tuyên truyền tập trung các văn bản: Luật BVR & PTR năm 2004; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về PCCCR; Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Quyết định số 07/2012/QĐ- TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020; Các văn bản chỉ đạo của tỉnh về tăng cường các biện pháp cấp bách về công tác quản lý BVR & PCCCR năm 2015 và các văn bản khác liên quan đến công tác bảo tồn thiên nhiên, BVR & PCCCR, công tác quản lý cưa xăng, nuôi nhốt động vật hoang dã, thu hồi súng săn của các ban, ngành trên địa bàn huyện Quan Hóa và huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.

Cơng tác tuần tra, kiểm tra rừng:

Trong 6 tháng đầu năm 2015 đơn vị đã tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra rừng cả về thời lượng và số lần kiểm tra để ngăn chặn hành vi khai thác, vận chuyển gỗ trái phép trên các địa bàn; quản lý phát rẫy trái phép, PCCCR, giám sát thu hồi gỗ. Áp dụng triệt để, nghiêm túc ứng dụng GPS trong tuần tra, kiểm tra rừng ở tất cả các tổ, trạm kiểm lâm trực thuộc.

Các trạm, Kiểm lâm viên phụ trách tiểu khu cùng với tổ đội bảo vệ rừng tại các thôn bản gần rừng đặc dụng tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng tại các tiểu khu được giao phụ trách, tập trung chủ yếu vào các tiểu khu cịn giàu tài ngun, có nguy cơ xảy ra khai thác, cháy rừng cao, cụ thể: tổ chức được tổ chức được 327 lần tuần tra, kiểm tra rừng tại các tiểu khu 70, 92, 66, 56, 43, 72 , 94, 97, 98,

130, 119, 120, 102, 71, 76b, 40, 49, 55, 54, 93, 29, 42, 123, 82, 83, 16, 24, 111, 112, 142, 146, 76b, 51.

Công tác quản lý cưa máy và thu hồi súng săn:

- Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo các Tổ, Trạm Kiểm lâm, Kiểm lâm viên khu bảo tồn trực thuộc tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương các xã vùng đệm và Kiểm lâm địa bàn, thống kê và theo dõi tình hình sử dụng cưa xăng của các chủ cưa; kiểm tra, ngăn chặn việc mang vác cưa xăng vào rừng bảo tồn. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2015, ở các bản vùng đệm khơng có hộ nào mua mới cưa xăng, đã vận động quản lý tập trung tại xã và bản được 25 cưa máy.

- Phối hợp với chính quyền các xã vùng đệm tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp và tổ chức thu hồi súng săn bảo vệ ĐVHD. Kết quả, trong quý II/2015 đã thu giữ được 04 khẩu súng săn tự chế.

Công tác PCCCR và quản lý nương rẫy:

- Phân công và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc trực cháy rừng tại các xã giáp ranh rừng đặc dụng và Văn phòng Ban, thường xuyên cập nhật các thông tin vào sổ trực cháy và diễn biến, dự báo cháy qua vệ tinh. Chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm và Kiểm lâm viên khu bảo tồn phối hợp với Kiểm lâm viên địa bàn, các tổ đội BVR, PCCCR ở bản tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng, canh gác lửa rừng, kiểm sốt người khơng có nhiệm vụ vào rừng ở các vùng trọng điểm cháy, đặc biệt vào những ngày nắng nóng có nguy cơ cháy rừng từ cấp IV trở lên, phát hiện sớm đám cháy để kịp thời dập tắt ngay khi đám cháy mới phát sinh.

- Rà soát và đánh giá các vùng trọng điểm cháy rừng bao gồm: Tiểu khu 70, 93, 92 xã Trung Lý huyện Mường Lát; tiểu khu 111, 112 xã Hiền Kiệt; tiểu khu 119, 97, 98 xã Hiền Chung; tiểu khu 51, 83, 94 xã Phú Sơn; tiểu khu 43, 72 xã Trung Thành; tiểu khu 24 xã Trung Sơn; tiểu khu 113, 95 xã Thanh Xuân; tiểu khu 146, 124 xã Nam Tiến. (Chủ yếu là các khu vực

rừng giáp với khu sản xuất nương rẫy của nhân dân, vùng có diện tích trảng cỏ tranh, lau lách và khu vực nứa khuy). Bổ sung và triển khai thực hiện Phương án vùng trọng điểm cháy trên địa bàn do đơn vị quản lý.

- Tiếp tục triển khai đường dây nóng (sử dụng số máy bàn, di động của Giám đốc - Hạt trưởng) về Bảo vệ rừng và PCCCR thông báo đến tận các bản giáp ranh rừng đặc dụng.

- Tổ chức cho 115 hộ gia đình có diện tích nương rẫy giáp ranh rừng đặc dụng ký cam kết không phát nương làm rẫy trái phép vào rừng đặc dụng và không để xảy ra cháy rừng.

Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn bộ diện tích rừng do đơn vị quản lý khơng xảy ra tình trạng phá rừng đặc dụng làm nương rẫy trái phép, không xảy ra cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN pù hu tỉnh thanh hóa​ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)