Thay đổi những suy nghĩ tiêu cực

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY (NLP) (Trang 38 - 39)

Bạn có khuyến khích và thúc đẩy bản thân như một nhà huấn luyện lãnh đạo thực thụ? Hay là bạn lại tự ép buộc, tự trừng phạt, tự trách cứ chính mình? Điều gì xảy ra khi bạn gặp phải một thử thách trong công việc? Bạn là người tiêu cực hay là tích cực?

Con người tiêu cực sẽ đưa ra một mục tiêu và sau đó nghĩ thế này: “Mình khơng đủ giỏi để hồn thành nó” hay: “Rồi việc này cũng sẽ thất bại thôi.” Sau đây là một công cụ tuyệt vời để thay đổi những suy nghĩ thiếu tính xây dựng như vậy:

Hãy hình dung suy nghĩ tiêu cực của bạn giống như một hình ảnh.

Hình ảnh đó sáng hay tối, có khung hay khơng có khung, nhỏ hay lớn, chuyển động hay đứng yên, có màu hay đen trắng? Bạn có ở trong bức tranh đó khơng?

Hãy thay đổi bức tranh tiêu cực ấy. Làm cho hình ảnh nhỏ hơn và tối đi, rồi đẩy nó ra xa khỏi bạn, nếu nó có khung hãy vứt khung đi hay ngược lại. Hãy thử nghiệm nhiều cách.

Bạn sẽ thấy mình có những cảm xúc khác nhau về cùng một suy nghĩ tiêu cực khi bạn thay đổi cách nó được lưu trữ trong bộ nhớ tiềm thức. Việc làm một hình ảnh tiêu cực nhỏ đi, tối hơn và đẩy nó ra xa là một cách khá hiệu quả với nhiều người, giúp giảm sức ảnh hưởng của suy nghĩ đó.

Hãy làm điều ngược lại với những suy nghĩ tích cực. Hãy tạo ra trong tâm trí mình một hình ảnh cho suy nghĩ: “Tơi ln làm được những gì mình muốn. Tơi có thể làm được.” Làm cho bức tranh trở nên lớn hơn, sáng sủa hơn và kéo nó lại gần phía bạn, bỏ khung hoặc thêm khung, thay đổi sắc màu, làm cho nó trở nên ấm áp và thân thiện hơn. Điều đó có hiệu quả không? Bạn đang cảm thấy thế nào?

“Với những ai biết tin, chẳng cần có bất kì chứng cớ nào. Với những người khơng chịu tin, chẳng có nổi bất kì chứng cớ nào”.

Stuart Chase, nhà kinh tế học

Giảm tới mức tối thiểu những hình ảnh tiêu cực trong đầu bạn. Tình huống:

Eleanor cho hay: “Tơi ln có một giọng nói ở trong đầu mình mỗi khi phải đứng lên và phát biểu trong cuộc họp của công ty. Trước kia tôi rất dễ hồi hộp. Rồi tơi nhận ra rằng sự ‘tự nói với mình’ thực sự là rất tàn nhẫn. Tơi nói với bản thân mình những điều kiểu như: “Mày chẳng hề giỏi trong việc này và mọi người thì đang cười vào mũi mày đấy.” Tơi tìm cách thay đổi điều này bằng cách trước hết là vặn nhỏ âm thanh xuống. Sau đó tơi thay đổi giọng nói ấy nữa, sao cho nó nghe hơi ngu xuẩn một chút, giống như một nhân vật hoạt hình đang nói vậy. Tơi tăng tốc độ của nó lên cho đến lúc khơng thể cảm thấy nghiêm túc nổi nữa, và dần dần biến giọng nói ấy trở nên thân thiện hơn. Giọng nói ấy trước kia nghe như thể nó vọng từ phía não bên trái, vậy nên tơi chuyển thành nó vang lên từ ngón chân cái của mình. Giờ thì tơi chỉ cười mỗi khi nó định cất lời với tôi!”

5.4

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY (NLP) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)