Bạn có uyển chuyển trong cách nói chuyện với mọi người khơng? Bạn có ý thức được bản thân nói nhanh hay chậm như thế nào khơng? Bạn ln nói chuyện theo cùng một kiểu, hay bạn nhận ra rằng bạn điều chỉnh cách nói khi gặp gỡ những người khác nhau? Thí dụ, liệu giọng nói của bạn có thể hiện cả sự thông cảm và lập trường vững chắc hay không?
Khi bạn nói chuyện với ai đó, hơn một phần ba ảnh hưởng bạn tạo nên là do giọng nói. Khi bạn truyền tải thơng tin và kể chuyện, ngồi việc nghe xem bạn nói gì, khán giả cũng để ý tới cách bạn nói ra sao.
Hãy chú ý tới những lúc bạn muốn giọng nói của mình mang tính quyền lực và khi bạn muốn hướng tới khán giả, có thể là để đặt một câu hỏi.
Câu hỏi. Giọng bạn lên cao vào cuối cụm từ hay cuối câu. Câu khẳng định. Giọng điệu đều trong suốt cả cụm từ hay câu.
Câu mệnh lệnh. Giọng bạn hạ xuống thấp vào cuối cụm từ hay cuối câu.
Bạn thường hay dùng dạng câu nào nhất? Mỗi loại câu lại khơi gợi những phản ứng khác nhau ở khán giả. Nếu bạn đang trình bày các thơng tin thực tế, sử dụng câu khẳng định sẽ phù hợp hơn. Khi bạn muốn khán giả đáp lại mình, có thể bạn sẽ dùng giọng điệu của câu hỏi. Còn nếu bạn muốn kết thúc một cuộc tranh luận, bạn có lẽ nên dùng tới câu mệnh lệnh. Hãy lắng nghe người khác khi họ nói chuyện. Họ sử dụng loại giọng điệu gì và phản ứng mà nó tạo ra là gì?
Nào giờ thì hãy bàn về các yếu tố khác trong giọng nói:
Nhịp độ, sắc thái, tốc độ, âm lượng và các tính chất chung khác (ví dụ như giọng bạn nghiêm trọng hay mềm mại như thế nào).
Hãy nhớ rằng, khi bạn muốn tạo được sự ăn ý với khán giả của mình, bạn cần chọn giọng điệu cũng như ngôn ngữ cơ thể phù hợp với họ.
Bạn cần phải làm gì nếu bạn có một lượng khán giả lớn? À, hãy đảm bảo rằng, cùng với việc sử dụng ngôn ngữ từ các hệ thống biểu trưng khác nhau (xem phần 1.4), bạn cũng cần thay đổi tốc độ giọng nói của mình. Khi bạn mới bắt đầu phát biểu, hãy lôi kéo sự tập trung của khán giả bằng cách nói tương đối nhanh và nhiệt tình. Nói chậm lại một chút và rồi chậm hơn nữa để có thể lơi kéo được tồn bộ khán giả, sau đó là biến đổi giọng nói của bạn trong suốt bài phát biểu.
Một phút suy ngẫm:
Hãy để ý tới nhịp thở của bạn để có cách giao tiếp linh hoạt hơn. Những người thiên về thị giác có xu hướng nói rất nhanh bởi họ thở từ vị trí cao phía trên lồng ngực. Những người thiên về thính giác thì nói chậm hơn một chút, thở ở khu vực giữa lồng ngực. Cịn những người thiên về xúc giác sẽ nói chậm nhất, họ thở sâu, lấy khí từ
bụng. Hãy luyện tập cả ba cách và xem xem giọng bạn biến chuyển như thế nào.
Luyện tập thay đổi giọng điệu của bạn để có thể trở nên linh hoạt trong giao tiếp.
6.4