Sử dụng những câu chuyện

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY (NLP) (Trang 48 - 49)

Một cậu bé muốn trở thành vận động viên trượt tuyết. Thế nhưng cậu bé lại sống ở một đảo sa mạc, vì thế, một ngày nọ, cậu quyết định ra khơi trên một chiếc thuyền tự tạo. Sau nhiều tuần liền, cậu dạt tới một vùng đất bao la rộng lớn với những ngọn núi tuyết phủ trắng. Và trong lúc nằm nghỉ trên bãi biển, cậu gặp một cụ già, ông cụ đã kể cho cậu bí quyết làm thế nào để đạt được ước mơ…

Tiềm thức của chúng ta rất yêu những câu chuyện. Chúng ta thường thực sự chuyên tâm lắng nghe những câu chuyện và rồi có được cảm giác ấm áp và giúp gợi lên những ý tưởng. Lấy ví dụ, chỉ với câu chuyện ngắn phía trên thơi, bạn đã bắt đầu tự hỏi xem bí quyết mà ơng cụ sắp nói ra là gì. Bộ não của bạn bắt đầu tạo lập những hình ảnh.

Thay vì cho chiếu những trang PowerPoint dài dằng dặc với vô số thông tin, hãy sử dụng một vài câu chuyện để minh họa cho các luận điểm hay ý tưởng của bạn. Khán giả sẽ trở nên cởi mở hơn để đón nhận thơng điệp mà bạn muốn nói. Truyện kể vượt qua được rào cản là bởi vì nó tác động vào vùng não bên phải: phần não cảm thụ nghệ thuật. Não phải u thích hình ảnh và biểu tưởng. Bằng cách kể chuyện, chúng ta bỏ qua logic thông thường – nằm ở bán cầu não trái – và thay vì đó, sử dụng trí tưởng tượng.

Tìm các ví dụ. Nếu nhìn vào những người thầy, những nhà hùng biện hay triết gia vĩ đại, bạn sẽ

thấy họ đều sử dụng các câu chuyện để thu hút được khán giả và truyền tải thông điệp càng đơn giản càng tốt. Hãy nghĩ về những câu chuyện cổ tích nổi tiếng từ thời thơ ấu của bạn.

Một câu chuyện có thể vơ cùng đơn giản. Một ý tưởng quen thuộc trong kinh doanh là những

cuộc cạnh tranh khốc liệt hoặc vượt qua khó khăn để thành cơng hay giành phần thắng trong một cuộc đua. Hãy nghĩ đến một câu chuyện có thật, hay đơn giản là sáng tác ra.

Có một cốt truyện và nhân vật mang tính thuyết phục. Câu chuyện bạn kể không nhất thiết phải

hứng thú. Chiều hướng của truyện cần phải phản ánh được chiều hướng mà bạn muốn khán giả nghĩ tới và có một kết cục phù hợp với kết quả mà bạn muốn khán giả chấp nhận. Một câu chuyện hay có thể khiến khán giả của bạn nhìn nhận một tình huống hay ý tưởng theo một cách khác.

Một phút suy ngẫm:

Hãy chọn một câu chuyện với chủ đề và nhân vật chính mà khán giả của bạn có thể liên hệ với chính họ. Liên kết các phần ý tưởng của bạn với những chi tiết trong câu chuyện. Sử dụng nhiều chi tiết gợi hình để kích thích trí tưởng tượng. Hãy giữ cho ngơn ngữ tươi sáng, tích cực, và sử dụng đa dạng các từ về thị giác, thính giác hay xúc

giác để có thể thu hút được nhiều kiểu đối tượng.

Vận dụng những câu chuyện để kích thích trí tưởng tượng và truyền đạt thông tin của bạn tới người nghe.

6.3

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY (NLP) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)