Cẩn thận với từ “nhưng”!

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY (NLP) (Trang 62 - 64)

Sau đây là một lời nhắc nhở thêm nữa về những cụm từ có sức mạnh, hãy để tâm rằng từ “nhưng” là một từ có sắc thái tiêu cực lớn và rất cần phải tránh. Rất nhiều người sử dụng liên hồi “nhưng” và “nhưng” trong khi lẽ ra chúng ta nên dùng từ “và”, nhất là khi đang muốn bán hàng.

“Việc làm ăn của bạn xem ra có vẻ rất thuận lợi nhưng tôi muốn xem xét kỹ hơn các con số.” “Cơng việc làm ăn của bạn xem ra có vẻ rất thuận lợi, và tôi muốn xem xét kỹ hơn các con số.” Hai câu nói này khác nhau rất nhiều phải vậy không? Từ “nhưng” trong câu đầu tiên ngay lập tức đánh chuông báo động.

Một từ tuy bé nhỏ nhưng lại tạo được ảnh hưởng lớn tới mức độ như vậy đấy. Sau đây là một vài ví dụ khác:

“Tơi muốn được mua sản phẩm của bạn, nhưng tôi muốn được thử cầm nó trước đã.”

“Bạn đã làm rất tốt trong việc đảm bảo dự án thành cơng, thế nhưng tơi muốn nhìn thêm lại kết quả”

“Cảm ơn vì đã đến dự buổi phỏng vấn. Bạn có rất nhiều kỹ năng thế nhưng…”

Mỗi khi nghe từ “nhưng” bạn biết rằng điều sắp đến sẽ đưa ta đi xa khỏi cụm từ được đặt trước nó. Mặt khác, khi bạn nghe từ “và”, cụm từ phía sau sẽ bổ trợ cho phía trước. Đây là một ví dụ nữa:

“Bạn đã làm rất tốt trong việc bảo đảm dự án thành cơng và tơi muốn nhìn thêm lại kết quả.” Hãy cẩn thận với những gì bạn nói khi bán hàng (hay trong bất cứ cuộc trị chuyện

nào). Ngay lúc bạn thấy mình đang dùng từ “nhưng”, bạn sẽ thấy khách hàng của bạn cảm thấy được chiều hướng tiêu cực. Nếu bạn dùng “nhưng” quá nhiều, bạn sẽ gây uổng phí bao nỗ lực trong vụ bán hàng mà bạn đã bỏ ra.

“Ngơn từ có một sức mạnh to lớn, nếu như bạn khơng trói q nhiều chúng lại với nhau.”

Josh Billings, nhà văn châm biếm người Mỹ thế kỷ 19

Một phút suy ngẫm:

Trong bí quyết 2.2, chúng ta đã bàn luận về các vấn đề với từ “cố gắng”. Bạn cũng cần nhớ rằng khi bạn thêm từ “cố gắng” vào từ “nhưng”, bạn sẽ gặp phải vấn đề rất lớn

đấy. “Tơi sẽ cố gắng tìm cái giá rẻ hơn cho ngài, thế nhưng…” Bạn sẽ chẳng thể bán được hàng với một câu như vậy trong vốn từ thương thuyết của mình.

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY (NLP) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)