Học từ những bậc thầy

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY (NLP) (Trang 47 - 48)

Có thể bạn quen biết ai đó có khả năng diễn thuyết tốt: có lẽ là một người bạn hay một đồng nghiệp. Hay có thể có ai đó trong lĩnh vực kinh doanh nói chung của bạn hay trong cộng đồng mà bạn cảm thấy ngưỡng mộ. Những người này đã làm gì mà khiến họ trở thành những nhà diễn thuyết tài ba?

Bất kỳ là ai mà bạn nghĩ tới, có lẽ họ cũng sẽ có nhiều điểm tương đồng với những nhà diễn thuyết xuất sắc khác. Bằng cách học một vài kĩ thuật cơ bản mà tất cả các nhà diễn thuyết đã sử dụng, dù họ có ý thức được mình đang sử dụng điều đó hay khơng, bạn cũng có thể học cách tạo dựng được ấn tượng tốt trước một nhóm đồng nghiệp nhỏ trong một buổi họp hay tại một hội nghị trước hàng nghìn người, hay ở bất cứ tình huống nào khác.

1. Trước hết hãy xác định rõ ràng những gì bạn muốn nói và tại sao bạn muốn trình bày chúng. Nói cách khác, hãy suy nghĩ dựa trên kết quả mà bạn muốn có.

2. Hãy đảm bảo rằng bạn biết lý do tại sao khán giả lại tham dự và bạn cần phải tập trung vào điều mà họ muốn.

3. Hãy có trách nhiệm trong việc truyền tải thông điệp của bạn. Nhiệm vụ của bạn là chắc chắn rằng khán giả đã hiểu được thơng điệp đó.

4. Điều khiển trạng thái tinh thần sao cho bạn có những tư tưởng và cảm xúc tích cực khi đứng lên phát biểu.

5. Hãy ý thức được phương pháp giao tiếp của bạn, cả về mặt ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cơ thể) trong mọi lúc, cũng như phương pháp giao tiếp của khán giả.

6. Hãy chắc chắn rằng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với ngôn từ của bạn.

7. Hãy giao tiếp linh hoạt. Tập trung vào những loại ngôn ngữ (bằng hình ảnh, âm thanh, xúc giác), các hệ giá trị, niềm tin, và những động lực thúc đẩy của khán giả của bạn.

8. Biến mình trở nên tương đồng với họ để tạo nên sự ăn ý. Hãy nhận thức được và chú ý xem có ‘người lệch pha’ trong đám đông khán giả không.

9. Hãy giữ cho bản thân sự hiếu kỳ về con người, giữ sự say mê với chủ đề của bạn và tỏ ra hào hứng khi nói cho người khác những gì mà bạn biết.

Một phút suy ngẫm:

Một nhà diễn thuyết giỏi luôn luôn để ý tới sự phản hồi của người nghe và luôn cởi mở với những thông tin mới. Một niềm tin hữu dụng đáng để bạn học tập là, “Mình ln có thể học được điều gì đó từ tất cả mọi người mình gặp gỡ trong cơng việc.” Niềm tin này giúp cho não bộ trở nên hoạt bát, mềm mỏng hơn và có nghĩa là người

thuyết trình đó có thể học tập cũng như tiếp thu những ý tưởng mới vào trong cách

ứng xử của mình.

Tập trung vào lý do mà khán giả của bạn có mặt và thỏa mãn nhu cầu của họ.

6.2

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY (NLP) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)