Đặc điểm kinh tế xã hội và GD-ĐT của Thành phố phố Thủ Dầu Một, tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 43 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và GD-ĐT của Thành phố phố Thủ Dầu Một, tỉnh

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và GD-ĐT của Thành phố phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng tỉnh Bình Dƣơng

2.1.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Dương

Vị trí địa lý: Thành phố Thủ Dầu Một nằm ở phía tây nam tỉnh Bình Dương,

có sơng Sài Gịn chảy men theo ở phía tây và có vị trí địa lý: Phía đơng giáp thị xã Tân Uyên và huyện Nam Tân Uyên Phía tây giáp huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Phía nam giáp thành phố Thuận An

Phía bắc giáp thị xã Bến Cát.

Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,67 km² và 351.893 người[4]

có đăng ký cư trú (thống kê năm 2020), dân số quy đổi bao gồm cả người không đăng ký cư trú khi nâng cấp lên đô thị loại I năm 2017 là 502.976 người.[5]

Đất đai, khí hậu:

+ Đất xám trên phù sa cổ, nâu vàng Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Thủ Dầu Một, Bình Dương từ 26oC

-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC

và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Thủ Dầu Một đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm

Tài nguyên khống sản: Có nhiều đất cao lanh, đất s t trắng, đất s t màu, sạn

trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

Thành phố Thủ Dầu Một cùng với thành phố Dĩ An và Thuận An là những đơ thị nằm ở phía Nam của tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh nhất. Tổng thu ngân sách nhà nước của thành phố năm 2020 đạt hơn 7.000 tỷ đồng[16], là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có mức thu ngân sách hàng năm trong top đầu cả nước.

Về phát triển công nghiệp: thành phố Thủ Dầu Một hiện có 07 khu cơng nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 gần 36.000 tỷ đồng[16], các khu công nghiệp này tập trung chủ yếu ở phía Bắc của thành phố và nằm trong Khu liên hợp công nghiệp –

dịch vụ – đơ thị Bình Dương gồm: VSIP II, Sóng Thần 3, Phú Tân, Kim Huy, Đại Đăng, Đồng An 2, Mapletree Bình Dương.

Trong giai đoạn 2021-2025, thành phố Thủ Dầu Một tiếp tục xây dựng các tiêu chí “thành phố xanh”, “thành phố công viên” và “các tuyến hẻm văn minh đơ thị”. Phấn đấu hồn thành chỉ tiêu là thành phố có 120 cơng viên, hoa viên; có ít nhất 9 phường đạt chuẩn văn minh đô thị; tỷ lệ khu phố văn hóa đạt 97%, gia đình văn hóa đạt 98%, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của tỉnh cịn dưới 1%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom đạt 100%, tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt 100%, 100% các tuyến hẻm được mặt trận và đoàn thể phụ trách thực hiện tiêu chí tuyến hẻm văn minh

2.1.3. Đặc điểm về xã hội

Dân số, lao động:

Tổng số dân tại thành phố Thủ Dầu Một là: 351.893, thành thị 100%, mật độ 2.965 người/km²

Giáo dục, đào tạo: Thành phố Thủ Dầu Một là nơi đặt nhiều trường Đại học, Cao

đẳng, THPT, trường quốc tế, trong đó có 01 trường chuyên duy nhất của tỉnh Bình Dương là trường chuyên Hùng Vương và các trường đại học như: đại học Bình Dương, Thủ Dầu Một, Việt Đức…

An ninh trật tự: Luôn đảm bảo cho các doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh.

2.1.4 Tình hình giáo dục tại thành phố Thủ Dầu Một

Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một luôn phát triển không ngừng với truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tích cực đổi mới. Nhờ vậy, ln là ngọn cờ đầu của Tỉnh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giúp thành phố ngày một phát triển, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một số thành tựu nổi bật là:

Một số định hướng phát triển trong thời gian tới: Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo

Tiếp tục phân cấp quản lý giáo dục, mạnh mẽ giao quyền tự chủ cho các đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát. Sử dụng hệ thống kiểm định chất lượng quốc tế để kiểm định chất lượng đào tạo các chương trình tiên tiến; trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, giáo viên và học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục ngoại khóa, lồng gh p, tích hợp các mơn xã hội, học ở mơi trường thiên nhiên, địa danh lịch sử, văn hóa thành phố; gắn chặt lý thuyết với thực hành, ứng dụng thực tiễn tại địa phương.

thể chất, chăm sóc sức khoẻ; tăng cường quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn trường học. - Giáo dục trung học phổ thông

THPT chuyên Hùng Vương, phường Hiệp Thành. THPT Võ Minh Đức, phường Chánh Nghĩa. THPT Nguyễn Đình Chiểu, phường Hiệp Thành. THPT Bình Phú, phường Định Hịa.

THPT An Mỹ, phường Phú Mỹ.

Trường TH-THCS-THPT Ngơ Thời Nhiệm, phường Hịa Phú.

Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thơng Nguyễn Khuyến, phường Hịa Phú.

Trường TH-THCS-THPT Việt Anh, phường Phú Cương.

Về mạng lưới trường lớp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch hệ thống, thành lập mới, điều chỉnh và bố trí các điểm trường trong tồn thành phố. Đến nay, tồn thành phố có 8 trường THPT (trong đó có 1 trường THPT Chuyên, 4 trường ngồi cơng lập) với 8689 học sinh và 239 lớp, tỉ lệ học sinh/lớp là 36.36.

Hệ thống trường cấp THPT của thành phố được mở rộng tương đối hợp lý, bình qn 2 phường đều có 1 trường THPT, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Về đầu tư cơ sở vật chất: Quán triệt sâu sắc quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”, chính quyền và nhân dân đã tích cực huy động các nguồn lực, kết hợp linh hoạt các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đến nay số lượng phòng học kiên cố là 237/239 đạt 99%.

Các trường có đủ diện tích, khn viên trường học tương đối khang trang; từng bước được đầu tư chuẩn hoá và hiện đại các phòng học bộ mơn; 100% trường có phịng vi tính phục vụ tốt công tác quản lý, dạy và học.

Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Trong những năm

qua, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trên toàn thành phố thường xuyên được sở giáo dục bổ sung, kiện tồn.

Tính đến hết năm học 2019-2020, cấp THPT tồn thành phố có 3786 người (CBQL: 80, GV: 3781), 100% GV và CBQL đạt chuẩn trở lên (trong đó có 11,58% đạt trên chuẩn). Nhìn chung, năng lực, trình độ của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong toàn tỉnh hiện nay đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Về chất lượng giáo dục 2 mặt: Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng

tâm, xuyên suốt của toàn ngành giáo dục. Kết quả chất lượng 2 mặt trong 3 năm 2017- 2018, 2018-2019, 2019-2020 như sau:

Bảng 1.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm Năm học Tổng số học sinh Tốt Khá TB Yếu SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 2018-2019 8111 6019 74.20 1461 18.01 612 7.54 19 0.23 2019-2020 9761 8185 83.85 1444 14.79 100 1.02 32 0.32

Nguồn: Các trường THPT trên địa bàn thành phố Bảng 1.2. Kết quả xếp loại học lực Năm học Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2018-2019 8111 1819 22.42 1992 24.55 2999 36.97 1223 15.07 78 0.97 2019-2020 9761 2185 22.38 2527 25.89 3717 38.08 1126 11.53 206 2.12

Nguồn: Các trường THPT trên địa bàn thành phố

Với tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt chiếm tỉ lệ trên 97%; tỉ lệ học sinh khá, giỏi luôn đạt trên 70% cho thấy chất lượng giáo dục phổ thơng ngày càng chuyển biến tích cực, đi vào thực chất và ngày càng nâng cao rõ rệt.

Kết quả đạt được trên là thành công của việc thực hiện đồng bộ các giải pháp giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống mà trong những năm qua ngành giáo dục đã thực hiện.

Bên cạnh đảm bảo chất lượng giáo dục đại trà, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu k m cũng được chú trọng.

- Về tài chính: Chi ngân sách nhà nước cho GD-ĐT cấp THPT được quan tâm.

Công tác xã hội hóa giáo dục cũng được chú trọng, người dân chăm lo nhiều hơn đến việc học hành của con cái, cùng với Nhà nước hiến đất mở rộng diện tích trường học, huy động nguồn lực để CSVC trường học phát triển theo hướng Xanh - Sạch - Đẹp, chuẩn hóa và hiện đại.

Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục trên địa bàn Thành phố: thực hiện chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình giáo dục, đào tạo. Cùng với đó, hồn thiện cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngồi.

Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục tại Thủ Dầu Một.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)