7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo định nghĩa trên, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể, đối tượng quản lý trong hoạt động gáo dục. Quản lý giáo dục là một dạng quản lý xã hội trong đó diễn ra quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực; các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục.
Do tính đặc thù của giáo dục mà những đặc điểm của quản lý có nội dung và hình thái thể hiện khác biệt với các dạng quản lý xã hội khác: tính chất quản lý Nhà nước được thể hiện rõ n t trong quản lý giáo dục ngay với quản lý tác nghiệp tại trường học và các cơ sở giáo dục; đối tượng chủ yếu của quản lý là con người, nhưng quản lý con người trong quản lý giáo dục còn có ý nghĩa sự huấn luyện, giáo dục con người, tạo cho họ có khả năng thích ứng được các vai trò xã hội mà họ đã và sẽ đảm nhận. Khi xem x t quản lý giáo dục với tư cách là hệ thống, có thể nhận thấy: Khách thể của QLGD tổng thể là hệ thống giáo dục quốc gia; đối tượng của QLGD tổng thể là tất cả những thành tố của hệ thống giáo dục như nhân sự, chương trình giáo dục, hoạt động giáo dục, người học, nguồn lực giáo dục, môi trường giáo dục, các quan hệ giáo dục....; mục tiêu của QLGD là phát triển các thành tố của hệ thống giáo dục trên các mặt quy mô, cơ cấu và chất lượng của chúng. Chủ thể của QLGD là Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ quan quản lý, là những người chịu trách nhiệm trước Nhà nước như các nhà giáo, các cán bộ giáo dục, người học.
Hình 1.1. Cấu trúc hoạt động quản lý trong nhà trường
Có thể nói, mỗi hoạt động giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mật thiết với nhau: mục tiêu GD, nội dung GD, phương pháp GD (hay cách thức tổ chức thực hiện), các lượng tham gia thực hiện quá trình giáo dục và các điều kiện, phương tiện giáo dục. Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường chính là quá trình triển khai nhiệm vụ giáo dục và vận hành các thành tố đó. Như vậy, tổ chức hoạt động giáo dục có thể được hiểu là sự xác định cấu trúc hợp lý các thành tố của hoạt động giáo dục, bao gồm: (1) xác định cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành và triển khai hoạt động giáo dục; (2) xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động, cách thức tổ chức thực hiện hoạt động và sự vận hành của các thành tố tham gia vào hoạt động giáo dục đó. Nội dung của việc tổ chức hoạt động giáo dục bao gồm: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý cho hoạt động giáo dục: xây dựng bộ máy điều hành, thực thi các nội dung hoạt động, bao gồm: đối tượng quản lý (giáo viên và học sinh), chủ thể quản lý (bộ máy quản lý và lãnh đạo).
Tóm lại, để tổ chức được một hoạt động giáo dục trong nhà trường có hiệu quả, trước hết, cần xác định rõ mục tiêu mà hoạt động đó cần đạt tới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, các nhà quản lý xây dựng những nội dung giáo dục phù hợp để đạt tới mục tiêu đó, đồng thời chỉ ra các cách thức thực hiện để triển khai các nội dung đã được xác định. Để đảm bảo cho quá trình triển khai đạt kết quả, cần phải chỉ nhân sự, về chương trình, tài liệu, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính là các điều kiện tiên quyết và việc đẩy mạnh XHH giáo dục sẽ là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt kết quả mong muốn. Cần nhận thức rõ giáo dục là một hoạt động có tổ chức. Vì
vậy, trong quá trình triển khai, cần phải đảm bảo tất cả các khâu của chu trình quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện và tổng kết, điều chỉnh.