7. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Thực trạng quản lý các hình thức tổ chức hoạt động GDH Nở trường
giáo dục hướng nghiệp đã được quản lý. Tuy nhiên, chưa có sự quản lý đồng bộ, tổng thể cho nội dung hướng nghiệp nói chung, mà mới chỉ quản lý ở từng mảng nhỏ. Có lẽ bởi vậy mà hoạt động hướng nghiệp diễn ra vẫn lẻ tẻ, không có sự phối hợp nhịp nhàng. Kết quả là có những nội dung được đề cập đến nhiều lần tại các hình thức giáo dục hướng nghiệp khác nhau, có những nội dung thì hoàn toàn không được đề cập dưới bất cứ hình thức nào.
Nội dung giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một trong nhiều năm qua cũng mới chỉ tập trung vào định hướng nghề nghiệp chứ chưa tập trung vào tư vấn nghề. Trong khi đó, các nội dung liên quan đến tư vấn nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng để học sinh lựa chọn được đúng đắn nghề nghiệp tương lai.
2.4.3. Thực trạng quản lý các hình thức tổ chức hoạt động GDHN ở trường THPT THPT
Kết quả điều tra thực trạng cho thấy thực hiện các phương pháp và hình thức HĐGDHN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một hiện nay cho thấy khâu tổ chức thực hiện các HĐ trong nhà trường nhằm thu hút sự hứng thú ở HS chưa được nhà trường quan tâm, đầu tư như: các hình thức HĐGDHN qua HĐ ngoại khóa, cho HS tham quan hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, tổ chức các HĐ trải nghiệm sáng tạo... các hình thức HĐGDHN thông qua các môn học và qua lao động sản xuất cũng ít được nhà trường chú trọng, thiếu sự hướng dẫn, thiếu sự kiểm tra việc thực hiện các hình thức này, chủ yếu nhà trường chi theo dõi phân công và việc thực hiện đủ số tiết một cách máy móc qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp được thể hiện trên KH hay số đầu bài, mặc cho việc giảng dạy như thế nào và thời lượng ra sao tùy GV tự sắp xếp miễn sao đủ số tiết quy định và đủ hết các chủ đề. Song, qua phỏng vấn các nhà QL, phần lớn đều cho rằng: hướng nghiệp thông qua các môn học còn có sự bất cập, thể hiện sự không đồng bộ, không khả thi ở chỗ GV bộ môn gặp khó khăn về mặt thời lượng, khó khăn về mặt kiến thức hướng nghiệp, nên GV thường không chịu khó đầu tư vào việc lồng gh p nội dung GDHN vào nội dung bài giảng. Hướng nghiệp thông qua lao động sản xuất thì các nhà trường chỉ tổ chức cho các em lao động vệ sinh trường, lớp, việc này không có tác dụng GDHN cho HS, còn HĐ lao động công ích thì nhà trường không có điều kiện tổ chức cho HS bởi thời gian và quỹ CVSC chưa đáp ứng.
Nhìn chung, công tác QL việc thực hiện các hình thức HĐGDHN trong các trường PT chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, các trường đã bỏ ngỏ các hình thức GDHN thực tiễn, sinh động. HĐ tổ chức, kiểm tra của các nhà QL chưa được thể hiện, hiệu quả GDHN chỉ thể hiện trên việc hoàn thành CT sinh hoạt hướng nghiệp. Vì vậy, theo đánh giá chung qua kết quả điều tra có 75% HS, trên 43% PHHS, trên 70% GV và CBQL đều cho rằng các hình thức HĐGDHN trong các nhà trường PT chưa đem lại hiệu quả trong việc lựa chọn ngành, nghề của các em HS. Để nâng cao hiệu quả HĐGDHN tại các trường, thì các nhà QL cần sớm đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn.