Các nguồn lực tham gia hoạt động GDHN cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Các nguồn lực tham gia hoạt động GDHN cho học sinh THPT

Nguồn lực tham gia HĐGDHN ngoài đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường còn có các nguồn lực xã hội (tổ chức xã hội, doanh nghiệm, gia đình... Đây là yếu tố hết sức quan trọng quyết định chất lượng HĐGDHN ở trường THPT, đặc biệt là đội ngũ cán bộ GV - những người trực tiếp làm công tác này. Vì thế, phải chú trọng đến việc nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực hiện HĐGDHN của họ. Hiện nay, đội ngũ này hầu hết chưa được đào tạo bài bản về GDHN, mới chỉ qua tập huấn ngắn ngày ở sở Giáo dục, chưa đủ mạnh để đảm đương hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy mới xảy ra tình trạng làm theo kiểu đối phó là chỉnh, dẫn đến chất lượng HĐGDHN chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

1.4. Quản hoạt động gi o dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT

1.4.1. Quản lý kế hoạch tổ chức hoạt động GDHN tại các trường THPT

Nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu trưởng là làm thế nào để GV, NV biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường.

Kế hoạch HĐGDHN bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình, xác định từng bước thực hiện, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ HĐGDHN. Việc xây dựng kế hoạch HĐGDHN giúp HT tập trung chú ý vào mục tiêu HĐGDHN, dự kiến khả năng ứng phó với những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả HĐGDHN trong trường. Đồng thời, tạo điều kiện cho HT dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động GDHN.

Thực tế cho thấy hiện nay, một trong những khâu quan trọng của việc QLHĐGDHN chính là tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN

các trường THPT. Việc cụ thể hóa kế hoạch, chương trình thực hiện theo từng thời điểm nhất định, phân công trách nhiệm từng thành viên và việc thực hiện kế hoạch đến đâu, hiệu quả ra sao đều phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN của HT. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN, có thể xảy ra những tình huống ngoài dự kiến của kế hoạch, cần có sự điều chỉnh kịp thời để đạt đến mục tiêu.

- Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban hướng nghiệp vào đầu năm học, xác định vấn đề và lựa chọn phương án hành động HN, chọn thành viên trong ban có tri thức và kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch HN, truyền đạt quyết định HN đến các thành viên trong trường.

- Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch hoạt động GDHN vào đầu năm học, phát hiện vấn đề và ra nhiệm vụ HN, đề ra nhiệm vụ HN một cách chính thức, dự kiến các phương án HN thay thế, so sánh các phương án dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả HN đã xác định.

- Lập kế hoạch thực hiện quyết định HN, thực hiện dạy hướng nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao.

- Tổng kết việc thực hiện quyết định HN, nhận x t, đánh giá, rút kinh nghiệm.

1.4.2. Quản lý nội dung GDHN tại các trường THPT

Bản chất của công việc HN là một hệ thống các tác động giúp HS chọn nghề một cách phù hợp. Hệ thống bao gồm:

- Các chủ thể tác động: nhà trường, gia đình, các cơ quan nhà nước (trong đó có cả các cơ sở sản xuất, xí nghiệp...), các tổ chức xã hội,...;

- Các phương tiện và PP tác động: HĐGDHN trong nhà trường, sự GD của gia đình, thông tin định hướng về các nghề nghiệp của các cơ quan chuyên môn của Nhà nước, tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, dự luận nhóm và dư luận xã hội, HĐ tư vấn nghề nghiệp của các trung tâm tư vấn nghề nghiệp:

- Đối tượng tắc động: Các động cơ và định hướng giá trị của HS;

Kết quả tác động: Sự s n sàng nghề nghiệp của HS; cụ thể là chuẩn bị cho HS có khả năng chọn nghề, trường nghề phù hợp với đòi hỏi của nghề nghiệp đúng với khả năng, nguyện vọng của mình và phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Nội dung cơ bản của HĐGDHN hiện nay trong trường THPT gồm:

- Từng bước giới thiệu cho HS các ngành nghề của địa phương và trong xã hội (thông tin nghề nghiệp); làm cho HS hiểu rõ ý nghĩa của việc lựa chọn nghề; trang bị cho HS những kiến thức sơ bộ, những hiểu biết cần thiết về các nghề chủ yếu, đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm làm ra các yêu cầu của nghề đối với lao động, yêu cầu về thái độ, phẩm chất, sức khỏe triển vọng của từng nghề; chú ý quan

tâm đến những nghề của xã hội và của địa phương có triển vọng phát triển trong những năm sắp tới;

- Tạo điều kiện tổ chức cho HS lao động, thực hành kỹ thuật để HS được tập được, thử sức, làm bộc lộ ở HS những đặc điểm về nhân cách, về tâm lý, sức khỏe, từ đó giúp các em định hướng và lực chọn ngành, nghề sau nay;

- Tổ chức hướng dẫn HS trong khâu chọn nghề dựa vào năng lực, sở trường của HS đã được bộc lộ, có đối chiếu với sự phân công lao động xã hội, đồng thời điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết và giúp đỡ cho HS học tập và rèn luyện theo ngành, nghề đã chọn qua các HĐGDHN trong nhà trường;

- Tạo điều kiện và giúp đỡ, bố trí công việc cho HS phù hợp với ngành, nghề mà HS đã chọn và đã được rèn luyện trong nhà trường. Để đảm bảo được điều này, người QL phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ sở sản xuất ngay từ khâu đầu tiên và trong cả quá trình HN cho HS. Trường học sẽ cung cấp cho các trường đào tạo, các cơ sở sản xuất về đặc điểm nhân cách của từng HS và tạo điều kiện tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp, tuyển chọn người lao động được thuận lợi, chính xác và phù hợp.

Như vậy, công tác QL nội dung GDHN trong nhà trường THPT hiện nay, đòi hỏi phải xuất phát từ những quan điểm xây dựng nội dung nêu trên để có sự chỉ đạo thực hiện đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu của GDHN đã đề ra.

1.4.3. Quản lý các hình thức tổ chức hoạt động GDHN ở trường THPT

Là QL việc thực hiện các hình thức tổ chức GDHN cho HS. Trong chương trình HĐGDHN, quan điểm xây dựng chương trình coi HS là chủ thể của HĐ chọn nghề và tổ chức các HĐ cho HS được thể hiện rõ. Đó là HĐ học tập theo các chủ đề của HN, HĐ thực hành tìm hiểu nghề, HĐGD nghề được thể hiện rõ ở chỗ: thầy tổ chức cho các em giao lưu với các cơ sở sản xuất, tổ chức tham quan, tổ chức các HĐ trải nghiệm sáng tạo, tổ chức các buổi hội thảo tranh luận ở lớp, ở nhóm,... Như vậy, ở đây thầy đóng vai trò là người tổ chức, định hướng, điều khiển các HĐ của HS, còn HS phải tự mình tìm hiểu, thu thập các thông tin về nghề, về trường đào tạo, về sự phát triển kinh tế ở địa phương, về cơ sở sản xuất. Tóm lại, “thấy là người thiết kế, còn trò là người thi công”, đó chính là cách tiếp cận mới trong PPDH GDHN.

GV dạy GDHN cần quán triệt nguyên tắc này bằng cách: Thông qua việc giới thiệu cho HS những nghề cụ thể trong xu thể vận động, phát triển, đổi mới liên tục về nội dung và PP lao động... Mặt khác, cũng cần GD cho HS ý thức không trông chờ vào biên chế của Nhà nước, không dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác, phải không ngừng hoàn thiện tính về mọi mặt để có thể tự mình tạo lấy việc làm cho mình.

- GDHN là một HĐ chuẩn bị cho HS đi vào lao động nghề nghiệp. Thông qua HĐGDHN, HS thấy được những phẩm chất tâm lý - nghề nghiệp cần hình thành, từ đó các em có kế hoạch phấn đấu, tu dưỡng để cố được những phẩm chất nhân cách của người lao động trong nghề mà mình yêu thích. Mặt khác, các em cũng thấy được các chống chỉ định về y học của từng nghỉ để cân nhắc mình có thể theo đuổi nghề đó được hay không.

- Sự phù hợp nghề trong một nhóm nghề,

Trên thực tế có nhiều nghề gần giống nhau về nội dung và tính chất lao động. Vì vậy, thông qua GDHN, GV cần chi trả cho HS chọn được một nghề và có thể phù hợp với một nhóm nghề; giúp HS nếu không chọn được nghề này thì chọn được nghề khác cùng nhóm mà vẫn có thể thỏa mãn những hứng thú và vẫn phát huy được những năng lực của mình.

- Thông qua GDHN, mỗi HS có thể thấy được xu thế phát triển được các nghề trong xã hội để định hướng chọn nghề không trái với xu thế đó.

Giáo dục hướng nghiệp là một quá trình điều chỉnh liên tục và lựa chọn nghề của HS, GDHS về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trước yêu cầu phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.

1.4.4. Quản lý các nguồn lực tham gia hoạt động GDHN ở trường THPT

Đội ngũ tham gia HĐGDHN là chủ thể của quá trình HĐ, bao gồm nhiều nguồn lực tham gia, trong đó giữ vai trò quan trọng hơn hết là đội ngũ GV bộ môn và GV chủ nhiệm, đặc biệt là GV chuyên trách công tác GDHN.

Để thực hiện tốt HĐGDHN, trong nhà trường THPT hiện nay nhất thiết phải xây dựng được các lực lượng chuyên trách có đủ đức, đủ tài, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về GDHN để thực hiện các nhiệm vụ GDMIN.

Chú trọng QL tốt công tác xây dựng, phát triển đội ngũ GV làm công tác GDHN, hằng năm nhà trường cần có kế hoạch tự bồi dưỡng tại chỗ và cử lực luợng này tham gia các chương trình tập huấn về chuyên môn nghiệm vụ do ngành tổ chức

Tham gia HĐGDHN còn có các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Công đoàn... Đây là lực lượng có số lượng đông đảo và hùng hậu trong các HĐ phong trào. Vì vậy, nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này HĐ, tuy nhiên phải xây dựng được quy chế phối hợp để đưa được các nội dung của HĐGDHN vào trong chương trình HĐ của họ.

Ngoài ra, do HĐGDHN là một hệ thống các biện pháp GD của nhà trường, gia đình và xã hội, vì vậy chủ thể tham gia H ĐGDHN còn có nhiều nguồn lực khác như Hội CMHS và các tổ chức xã hội khác. Nhà trường cần phải quan tâm đến việc xây

dựng mối quan hệ để phối hợp chặt chẽ với các nguồn lực nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác GD của nhà trường nói chung và công tác GDHN nói riêng.

Tóm lại, nội dung mà lãnh đạo nhà trường cần quan tâm trong việc QL. các nguồn lực tham gia HĐGDHN đó là xác định được các nhiệm vụ chung, nhiệm vụ riêng cho từng bộ phận, cá nhân tham gia HĐGDHN; quy chế phối hợp và những giao ước ràng buộc để mỗi tác nhân GDHN thể hiện đầy đủ trách nhiệm, chủ động và linh hoạt trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được giao.

1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động GDHN

Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục hướng nghiệp. Đánh giá không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục hướng nghiệp.

Thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá như trên, việc kiểm tra, đánh giá sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã đề ra. Như vậy, muốn HĐGDHN có hiệu quả cao thì nhà quản lý trước hết phải xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá HĐGDHN; đánh giá HĐGDHN một cách thường xuyên và theo định kỳ; thông qua đánh giá của giáo viên tham gia HĐGDH; phối hợp các phương pháp đánh giá HĐGDHN.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá HĐGDHN bằng cách các thành viên trong ban hoạt động giáo dục hướng nghiệp tổng kết sổ đầu bài, các bảng theo dõi về nề nếp, hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh theo hằng tuần, báo cáo lãnh đạo trường hằng tuần để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.

- Đánh giá HĐGDHN một cách thường xuyên và theo định kỳ: hoạt động giáo dục hướng nghiệp phải được đánh giá một cách thường xuyên như đánh giá hàng tuần hoặc hàng tháng để rút kinh nghiệm về những gì đã, sẽ và chưa làm được. Như thế mới nâng cao chất lượng cho hoạt động này.

- Thông qua đánh giá của giáo viên tham gia HĐGDH: Giáo viên là một lực lượng quan trọng vì chính họ là người tổ chức, là người tư vấn và cũng chính lực lượng này rất gần gũi với các em. Họ hiểu được nguyện vọng và nhu cầu về nghề nghiệp của các em.

1.5. C c yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động GDHN cho học sinh THPT

1.5.1. Về quan điểm chỉ đạo và tình hình kinh tế xã hội của địa phương

Chỉ đạo là sự tác động giúp cho tập thể và cá nhân làm GDHN một cách tích cực nhằm đạt mục tiêu GDHN. Nhờ có sự chỉ đạo, CBQL bảo đảm được kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động GDHN. Mặt khác, CBQL hướng nghiệp hướng dẫn, động viên người

tham gia hướng nghiệp phát huy khả năng nhằm hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Nội dung cơ bản chức năng chỉ đạo, đó là: sử dụng quyền hạn để thực hiện quyền điều hành; đôn đốc, động viên mọc người thực hiện; giám sát điều chỉnh khi cần; ra các quyết định quản lý.

Kinh tế xã hội có tác động rất lớn vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của địa phương. Từ đó, nâng cao năng suất lao động của xã hội. Hướng nghiệp là đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy được hết năng lực, sở trường lao động, phát triển cao những hứng thú nghề nghiệp, làm nảy nở óc sáng tạo trong lao động là vịệc làm hết sức quan trọng đối với hướng nghiệp. Như vậy, nghề nghiệp không phải là nơi kiếm sống, mà là nơi thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng xã hội. Trường phổ thông phải gắn mục tiêu đào tạo với những mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, đi vào sự phân công lao động trong phạm vi cả nước và từng địa phương. Để điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bố lực lượng dân cư. Khi xã hội gặp khó khăn trong việc tìm kiếm “công ăn, việc làm” cho thanh thiếu niên, thì hướng nghiệp kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất và dạy nghề có tác dụng làm ổn định đời sống xã hội. Nó góp phần tạo điều kiện để xã hội sử dụng có hiệu quả lực lượng học sinh phổ thông ra trường trong lĩnh vực kinh tế, kể cả kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và kinh tế gia đình. Chúng ta biết rằng, thanh thiếu niên không tham gia lao động nghề nghiệp, không có việc làm sẽ gây ra nhiều tiêu cực cho xã hội. Điều này không chỉ gây lo âu cho người lớn, mà nguy hiểm hơn là tạo ra những thói hư, tật xấu ở tuổi trẻ. Từ đó dẫn đến tình trạng suy thoái nhân cách của lớp người mới lớn. Hướng dẫn thanh thiếu niên chọn nghề, hình thành tại các em tinh thần yêu thích lao động, thái độ s n sàng tham

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)