7. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Quản lý nội dung GDHN tại các trườngTHPT
Bản chất của công việc HN là một hệ thống các tác động giúp HS chọn nghề một cách phù hợp. Hệ thống bao gồm:
- Các chủ thể tác động: nhà trường, gia đình, các cơ quan nhà nước (trong đó có cả các cơ sở sản xuất, xí nghiệp...), các tổ chức xã hội,...;
- Các phương tiện và PP tác động: HĐGDHN trong nhà trường, sự GD của gia đình, thông tin định hướng về các nghề nghiệp của các cơ quan chuyên môn của Nhà nước, tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, dự luận nhóm và dư luận xã hội, HĐ tư vấn nghề nghiệp của các trung tâm tư vấn nghề nghiệp:
- Đối tượng tắc động: Các động cơ và định hướng giá trị của HS;
Kết quả tác động: Sự s n sàng nghề nghiệp của HS; cụ thể là chuẩn bị cho HS có khả năng chọn nghề, trường nghề phù hợp với đòi hỏi của nghề nghiệp đúng với khả năng, nguyện vọng của mình và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Nội dung cơ bản của HĐGDHN hiện nay trong trường THPT gồm:
- Từng bước giới thiệu cho HS các ngành nghề của địa phương và trong xã hội (thông tin nghề nghiệp); làm cho HS hiểu rõ ý nghĩa của việc lựa chọn nghề; trang bị cho HS những kiến thức sơ bộ, những hiểu biết cần thiết về các nghề chủ yếu, đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm làm ra các yêu cầu của nghề đối với lao động, yêu cầu về thái độ, phẩm chất, sức khỏe triển vọng của từng nghề; chú ý quan
tâm đến những nghề của xã hội và của địa phương có triển vọng phát triển trong những năm sắp tới;
- Tạo điều kiện tổ chức cho HS lao động, thực hành kỹ thuật để HS được tập được, thử sức, làm bộc lộ ở HS những đặc điểm về nhân cách, về tâm lý, sức khỏe, từ đó giúp các em định hướng và lực chọn ngành, nghề sau nay;
- Tổ chức hướng dẫn HS trong khâu chọn nghề dựa vào năng lực, sở trường của HS đã được bộc lộ, có đối chiếu với sự phân công lao động xã hội, đồng thời điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết và giúp đỡ cho HS học tập và rèn luyện theo ngành, nghề đã chọn qua các HĐGDHN trong nhà trường;
- Tạo điều kiện và giúp đỡ, bố trí công việc cho HS phù hợp với ngành, nghề mà HS đã chọn và đã được rèn luyện trong nhà trường. Để đảm bảo được điều này, người QL phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ sở sản xuất ngay từ khâu đầu tiên và trong cả quá trình HN cho HS. Trường học sẽ cung cấp cho các trường đào tạo, các cơ sở sản xuất về đặc điểm nhân cách của từng HS và tạo điều kiện tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp, tuyển chọn người lao động được thuận lợi, chính xác và phù hợp.
Như vậy, công tác QL nội dung GDHN trong nhà trường THPT hiện nay, đòi hỏi phải xuất phát từ những quan điểm xây dựng nội dung nêu trên để có sự chỉ đạo thực hiện đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu của GDHN đã đề ra.