7. Cấu trúc luận văn
2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát
Nhập dữ liêu thô bằng chương trình bảng tính Excel, mỗi mục con một cột. Mỗi cột theo các giá trị: 0, 1, 2, 3, 4, 5, ... theo thang mức độ. Dùng hàm COUNTIF đếm số người chọn theo các giá trị trong từng mục.
Sau khi kiểm tra, sắp xếp câu hỏi, chúng tôi dùng bảng tính Excel để xử lý thống kê số liệu, tính điểm trung bình, tỷ lệ phần trăm của từng nội dung câu hỏi khảo sát.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các công thức:
- Tính trung bình cộng:
- Tính tỷ lệ phần trăm (%):
Dùng tổng điểm từng tiêu chí để so sánh các lựa chọn của tổng khách thể được nghiên cứu. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần hoặc tăng dần để dễ nhìn thấy.
Dùng tỷ lệ phần trăm của các đối tượng điều tra khác nhau để so sánh và vẽ biểu đồ các mục điều tra giống nhau.
2.3. Thực trạng hoạt động GDHN tại c c trƣờng THPT trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh học sinh về hoạt động GDHN cho học sinh THPT động GDHN cho học sinh THPT
Tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, mối quan tâm hàng đầu của cán bộ quản lí, GV và phụ huynh học sinh là làm thế nào để HS học giỏi, chăm ngoan, đạt giải cao trong các kỳ thi HS giỏi tỉnh, HS giỏi quốc gia, đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học. Việc sau khi tốt nghiệp các em làm gì, học gì chưa được chú ý và quan tâm đúng mức.
Tuy vậy, HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã có sự quan tâm đến việc chọn nghề, đã cân nhắc đến sự định hướng của gia đình, người thân và sở thích, năng lực bản thân. Tuy nhiên, hầu hết các em không biết rõ về công việc mình sẽ làm khi theo học ngành học đó và cảm thấy mơ hồ về công việc trong tương lai.
a. Nhận thức của cán bộ quản lí và GV
Với đặc thù khác nhau của các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một là cán bộ quản lí nhà trường có rất nhiều việc phải quản lí. Bởi thế cán bộ quản lí chưa quan tâm nhiều đến công tác HN, phần vì không có thời gian, nhân lực và tài chính, phần vì chưa thấy được tầm quan trọng của công tác GDHN trong mối quan hệ với các nhiệm vụ khác mà nhà trường phải thực hiện. Do đó, cán bộ quản lí nhà trường chưa chủ động trong việc cải tiến các hình thức hoạt động GDHN khác ngoài bốn hình thức GDHN đã đưa ra nên công tác giáo dục ở nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế.
Đội ngũ GV thực hiện nhiệm vụ HN trong nhà trường còn thiếu và ít quan tâm đến việc đổi mới hình thức hoạt động. Ở trường, các GV làm nhiệm vụ GDHN chủ yếu là GV kiêm nhiệm, thiếu hẳn đội ngũ GV chuyên trách. Đôi khi, nhiệm vụ GDHN được giao luôn cho GV chủ nhiệm lớp.
Việc tích hợp nội dung GDHN qua các môn học theo hướng dẫn phải được các thầy cô bộ môn thực hiện khi lên lớp giảng dạy. Tuy nhiên ban giám hiệu khó kiểm tra và đánh giá kết quả cụ thể và chính xác. Do đó chưa thể đánh giá hiệu quả đạt được của hoạt động này đối với lợi ích HN cho HS. GV chủ nhiệm từng lớp chưa có đủ năng lực HN một cách bài bản, chưa có đủ các thông tin liên quan đến HN, chỉ tiến hành công việc qua kinh nghiệm bản thân là chính. Mặt khác nhiều GV cho rằng trách nhiệm của GV là làm sao để HS ngoan, học giỏi, kết quả thi tốt nghiệp và tỉ lệ đỗ đại học cao. Còn lựa chọn và định hướng cho HS đi theo ngành nghề nào là việc của HS và gia đình, việc nghề có phù hợp với HS hay không, khả năng tìm việc sau khi tốt nghiệp đại học có cao không, xã hội có cần nhân lực ở ngành nghề đó hay không…không phải việc của GV THPT mà là việc của bản thân HS và của xã hội.
Qua khảo sát 132 GV về hoạt động GDHN trong nhà trường, chúng tôi nhận được kết quả sau:
100% cán bộ GV đều thể hiện có quan tâm đến hoạt động GDHN, tuy nhiên mức độ quan tâm khác nhau: chỉ có 25 người (chiếm tỉ lệ 19%) thể hiện là rất quan tâm đến hoạt động GDHN, 40 người (chiếm tỉ lệ 30%) thể hiện thái độ quan tâm và 67 người (chiếm tỉ lệ 51%) thể hiện thái độ ít quan tâm tới hoạt động GDHN.
Chỉ có khoảng 18% GV thường xuyên tiến hành GDHN cho HS, 62% GV thỉnh thoảng mới tiến hành GDHN cho HS và 20% GV chưa bao giờ HN cho HS.
Các GV cũng không được đào tạo về GDHN. Trong số 132 GV được khảo sát, chỉ có 7 (chiếm tỉ lệ 5%) GV được đào tạo GDHN thường xuyên, 21 GV (chiếm tỉ lệ 16%) thỉnh thoảng được tham dự các lớp tập huấn về GDHN và có đến 104 GV (chiếm tỉ lệ 79%) chưa từng được tham gia bất cứ khoá học hay tập huấn nào về GDHN.
Có nhiều ý kiến cho rằng việc chọn nghề phụ thuộc vào các yếu tố truyền thống gia đình, sở thích của HS, năng lực của HS, nhu cầu nhân lực của xã hội, khả năng xin được việc làm có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp… Điều này cho thấy GV đã đi đúng hướng khi HN cho HS.
Tuy nhiên đa số GV cho rằng trách nhiệm GDHN thuộc về phụ huynh HS (100%), cán bộ quản lí nhà trường (100%), chính quyền địa phương (100%), GV chủ nhiệm (70%), GV bộ môn (30%). GV cũng cho rằng nhà trường cần có một bộ phận chuyên trách về HN và chịu trách nhiệm GDHN vì chỉ khi đó hoạt động GDHN mới mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả mới thu được cao.
Các GV cũng cho rằng hoạt động GDHN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nên được thực hiện thông qua 4 con đường: tích hợp nội dung GDHN với dạy các môn văn hoá, thông qua môn công nghệ, thông qua sinh hoạt HN và thông qua các hoạt động ngoại khoá khác. Tuy nhiên mức độ ủng hộ đối với từng hình thức là khác nhau. 100% GV cho rằng nên tăng cường hoạt động GDHN thông qua sinh hoạt HN và thông qua các hoạt động ngoại khoá, 50% cho rằng nên thông qua môn công nghệ và chỉ 20% cho rằng nên dạy tích hợp trong các môn văn hoá. Ngoài ra các GV cũng đề xuất tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nên có một bộ phận chuyên trách, tư vấn HN, tư vấn du học cho HS nhà trường. Có thể tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm HS tình nguyện tổ chức các hoạt động định hướng, tư vấn nghề nghiệp. Các câu lạc bộ, nhóm hoạt động một cách khoa học, hệ thống, có tổ chức và phải thông qua chương trình hành động với cán bộ chuyên trách của nhà trường.
Các GV cũng đánh giá là nhìn chung, công tác GDHN trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một chưa được đầu tư quan tâm, việc tổ chức GDHN cho HS chưa tốt và chưa mang lại hiệu quả cao.
Qua phân tích trên chúng tôi nhận thấy có một bộ phận cán bộ quản lí, GV chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động GDHN trong nhà trường, chưa có nhận thức về định hướng phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
b. Nhận thức của phụ huynh HS
Phụ huynh HS khi cho con vào học các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đều mong muốn con của mình sẽ tốt nghiệp THPT và thi đậu vào các trường đại học. Do đó, để tìm hiểu nhận thức của phụ huynh HS trường về vấn đề HN, chúng tôi đã khảo sát 600 phụ huynh và kết quả thu được như sau.
Phụ huynh HS rất quan tâm tới vấn đề chọn nghề cho con em mình (398 phụ huynh, chiếm tỉ lệ 66,3%). Có 530 phụ huynh (chiếm tỉ lệ 88,4%) hướng cho con đến các nghề dễ xin việc sau khi ra trường, điều kiện làm việc không vất vả nhưng mang
lại thu nhập cao. Số phụ huynh lựa chọn nghề nghiệp cho con dựa trên cơ sở năng lực, sở thích và sự phù hợp của con mình với nghề chưa nhiều (185 phụ huynh, chiếm tỉ lệ 30,8%). Việc định hướng nghề nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân và tham khảo lời khuyên của những người xung quanh (490 phụ huynh, chiếm tỉ lệ 81,6%).
Phần lớn phụ huynh đều cho rằng nhà trường chưa quan tâm nhiều đến HN cho HS (450 phụ huynh, chiếm tỉ lệ 75%), việc lựa chọn nghề nghiệp cho con em họ hầu như không có ảnh hưởng nào từ các công tác HN tại nhà trường.
Thực tế cho thấy, đa số phụ huynh HS tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một là tầng lớp trí thức, họ làm việc chủ yếu trong các cơ quan đơn vị Nhà nước và các doanh nghiệp. Họ có thái độ nghiêm túc đối với việc HN cho con em mình. Tuy nhiên, sự hiểu biết về HN của phụ huynh chưa sâu sắc, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và truyền thống gia đình. Tìm hiểu về nghề nghiệp chủ yếu qua internet, qua bạn bè, những người sống xung quanh. Họ thiếu một kênh thông tin cung cấp những kiến thức đầy đủ, toàn diện, chính xác về nghề nghiệp, về các phẩm chất mà nghề nghiệp đòi hỏi, về nhu cầu của xã hội đối với nghề đó… chính vì thế, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải có các nhà tư vấn chuyên nghiệp để phụ huynh có thêm một nguồn thông tin chính xác và khoa học.
2.3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến việc lựa chọn ngành nghề của HS tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một HS tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một
Bảng 2.1.Thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến việc lựa chọn ngành nghề của HS tại các trường THPT
STT Những yếu tố ảnh hƣởng CBQL GV PHSH HS
1 Môi trường giáo dục gia đình 68,7 66,5 79,6 79,0 2 Môi trường giáo dục nhà trường 76,0 71,5 79,5 77,6 3 Năng lực cá nhân 84,3 73,2 84,7 86,2
4 Định hướng giá trị nghề nghiệp
của cá nhân 59,3 64,8 70,5 75,6 5 Cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp 67,7 55,7 71,2 72,4 6 Giá trị xã hội của nghề nghiệp 67,7 64,0 73,6 74,5 7 Nhu cầu nghề nghiệp của xã hội 76,0 65,7 74,1 73,2 8 Chính sách phát triển KT-XH 59,3 67,3 81,3 73,0
9 Vị thế xã hội của bố/ mẹ/ anh/
STT Những yếu tố ảnh hƣởng CBQL GV PHSH HS
10 Lợi ích kinh tế do nghề nghiệp
của bố mẹ đem lại 51,0 69,0 70,4 70,4 11 Nguyện vọng của bố mẹ 42,7 72,3 77,6 48,5 12 Thầy cô giáo 67,7 64,0 76,1 48,4
13 Bạn bè 76,0 64,8 74,5 46,8
14 Tuyền thông đại chúng 42,7 60,7 48,8 46,7
15 Tuyên tuyền tư vấn nghề nghiệp
về các tổ chức xã hội 59,3 64,0 62,4 70,2 16 Các môn học 59,3 59,0 53,6 55,3 17 Học nghề phổ thông 51,0 58,2 59,6 51,9 18 Môn công nghệ 51,0 53,2 59,2 53,6 19 Hoạt động ngoài giờ lên lớp 42,7 39,8 48,8 45,2 20 Các yếu tố khác 67,7 58,2 62,5 66,8
Trong số 20 yếu tố được khảo sát từ CBQL và GV, hầu hết các yếu tố đều ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp tương lai các em, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là “năng lực cá nhân”, “môi trường giáo dục nhà trường”, “môi trường giáo dục gia đình”, cụ thể: 84,3% CBQL; 73,2% GV; 84,7% PHHS về yếu tố “Năng lực cá nhân”. 76,0% CBQL; 71,5% GV; 79,5% PHHS về yếu tố “môi trường giáo dục nhà trường”. Có 68,7% CBQL; 66,5% GV; 79,6% PHHS về yếu tố “môi trường giáo dục gia đình”.
Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp: đó là các nhóm thuộc về nhóm tuyên truyền và nhóm các môn học, đặc biệt là yếu tố “dạy nghề phổ thông” chưa có tầm ảnh hưởng thiết thực đến hiệu quả GDHN. Cụ thể: 42,7% CBQL; 60,7% GV; 48,8% PHHS về yếu tố “Truyền thông đại chúng”. 51,0% CBQL; 58,2% GV; 61,6% PHHS về yếu tố “Học nghề phổ thông”. Có 51,0% CBQL; 53,2% GV; 61,2% PHHS về yếu tố “Môn học công nghệ”.
Có 42,7% CBQL; 39,8% GV; 48,8% PHHS về yếu tố “Hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Khảo sát HS cho thấy thấy các yếu tố đều có liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em.
Có sự thống nhất tương đối giữa CBQL, GV và PHHS về các yếu tố ảnh hưởng cao như: môi trường giáo dục gia đình (79,6%), môi trường giáo dục nhà trường (79,5%) và năng lực cá nhân (84,7%) (theo bản khảo sát dưới đây).
Nhóm yếu tố có ảnh hưởng thấp: do tác động theo nguyện vọng của bố, mẹ (48,5%); do tác động của họ hàng, dòng tộc (46,8%), do tác động của thầy cô giáo (48,4%), nhóm các môn học cũng ảnh hưởng thấp: học nghề phổ thông (51,9%); môn công nghệ (53,6%), hoạt động ngoài giờ lên lớp (45,2%).
Nhận xét: Từ khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến GDHN, ta thấy xã hội vẫn đề cao môi trường giáo dục từ phía nhà trường, gia đình và năng lực bản thân HS là chính, còn các tác động khác ảnh hưởng không cao.
2.3.3. Thực trạng các phương pháp hình thức tổ chức hoạt động GDHN ở trường THPT trường THPT
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát cán bộ, giáo viên về các phương pháp hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
STT Nội dung
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
4 3 2 1 X 4 3 2 1 X 1 Quy định các tiêu chuẩn, PP KTĐG TS 2 47 57 28 0 32 69 33 1,99 % 1.49 35.07 42.54 20.90 2,17 0.00 23.88 51.49 24.63 2 ĐG HĐ GDHN thường xuyên và theo định kỳ TS 0 27 76 31 1,97 0 23 76 35 1,91 % 0.00 20.15 56.72 23.13 0.00 17.16 56.72 26.12 3 Thông qua ĐG của GV tham gia HĐ GDHN TS 11 82 33 8 2,72 12 69 45 8 2,63 % 8.21 61.19 24.63 5.97 8.96 51.49 33.58 5.97 4 Phối hợp các PP đánh giá HĐGDHN TS 0 16 65 53 1,72 0 12 67 55 1,68 % 0.00 11.94 48.51 39.55 0.00 8.96 50.00 41.04
Kết quả thống kê qua bảng 2.2 cho thấy; HĐGDHN qua các môn học cơ bản còn chưa được chú trọng. Nguyên nhân là do GV dạy các môn văn hóa thiếu kiến thức về HN, hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng về GDHN yêu cầu về kiến thức, kỹ năng liên hệ giữa nội dung bài học với nội dung lao động của nghề nghiệp tương lai không được nằm trong nội dung kiểm tra giáo án; việc triển khai tích hợp kiến thức HN chưa đồng bộ giữa các trường. Việc HN thông qua các môn Công nghệ, lao động chưa được thực hiện một cách thường xuyên dẫn đến HS chưa thấy được giá trị của thành quả lao động. HĐGDHN chính khóa hàng tháng vẫn còn trường chưa thục hiện thường xuyên, không đầy đủ. Con đường hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp còn chưa được quan tâm đúng mức.
Qua khảo sát cũng cho thấy, các hình thức hoạt động GDHN của các trường chưa được phong phú, đa dạng và thiết thực. Việc tổ chức cho HS tham quan các làng nghề truyền thống vẫn chưa được quan tâm, chưa tổ chức giao lưu với trường bạn để cùng học tập và trao đổi kinh nghiệm GDHN, chưa hình thành các câu lạc bộ hướng nghiệp và các trung tâm tư vấn nghề để hướng nghiệp kịp thời và tạo sân chơi bổ ích cho HS trong việc chọn ngành, chọn nghề; chưa tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa về hoạt động GDHN, việc kết hợp các lực lượng giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong vấn đề hướng nghiệp cho HS chưa thực hiện tốt, chưa phát huy công tác xã hội hóa trong hoạt động GDHN.
2.3.4. Thực trạng các nguồn lực tham gia hoạt động GDHN cho học sinh THPT
Bảng 2.3. Thực trạng các nguồn lực tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp
STT Nội dung
Nhóm đ nh gi TBC
CBQL GV HS (%)
TS % TS % TS %
1 Ban giám hiệu 2 12.5 23 16.9 129 21.5 17.0
2 GV chủ nhiệm 8 50.0 65 47.8 269 44.8 47.5
3 GV chuyên trách HN 5 31.3 33 24.3 161 26.8 27.4
4 GV của các trường kỹ
thuật tổng hợp 1 6.3 15 11.0 41 6.8 8.0
Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 ta nhận thấy cả ba nhóm khảo sát CBQL, GV và HS đều chọn nhiều ở hai lực lượng tham gia hoạt động GDHN chính là lực lượng GVCN lớp (TBC đạt 47,5%) và lực lượng HN, bao gồm GV chuyên trách HN - thực tế chưa
có GVHN được đào tạo chuẩn (TBC đạt 27,4%). Vì vậy, nhà trường THPT cần chú ý