Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một nội dung của quản lý trường học, là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp để đạt mục đích giáo dục hướng nghiệp.

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể QL tới GV, HS, các lực lượng trong và ngoài nhà trường, nhằm tận dụng các nguồn lực do Nhà nước đầu tư, do xã hội đóng góp và do nhà trường tạo ra để GD HS trong việc chọn nghề vừa đáp ưng nhu cầu của xã hội và yêu cầu của nghề, vừa phù hợp với nguyện vọng, hứng thú, năng lực, sở trường của bản thân.

 Ý nghĩa tổng quát của GDHN:

+ Đối với từng cá nhân HS: HN giúp HS có điều kiện nhìn nhận khả năng của bản thân, điều chỉnh xu hướng chọn nghề và chọn được nghề phù hợp với năng lực, hứng thú của mình.

+ Đối với XH: HN giúp vào việc phân công lao động XH, sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu, đào tạo một đội ngũ đồng bộ những người lao động phù hợp với cơ cấu lao động xã hội ở từng thời kỳ để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp “là quá trình tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến các đối tượng được quản lý nhằm đảm bảo quá trình hoạt động GDHN cho HS, đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường”.

1.3. L uận về hoạt động gi o dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT

1.3.1. Vai trò của GDHN đối với học sinh THPT

Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông nhằm dẫn dắt HS hòa nhập với đội ngũ lao động. Giáo dục hướng nghiệp là quá trình điều chỉnh hứng thú, nguyện vọng của HS trong việc chọn nghề, để tránh chọn nghề một cách tự phát. Giáo dục hướng nghiệp còn là việc cung cấp kiến thức, hình thành một số kỹ năng nghề nghiệp cho HS để các em có thể tiếp tục học tập và hành nghề trong tương lai. Đối với từng cá nhân HS, Giáo dục hướng nghiệp giúp các em nhìn nhận khả năng của bản thân, điều chỉnh xu hướng chọn nghề và chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và hứng thú của HS cũng như phù hợp với điều kiện tâm lý, phù hợp với điều kiện gia đình để các em có thể phát triển đến đỉnh cao của ngành nghề, cống hiến dược nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

1.3.2. Nội dung GDHN ở trường THPT

GDHN cho HSPT là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho HS, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong XH. Thông qua HĐGDHN, GV giúp HS điều chỉnh động cơ học ghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà XH đang có nhu cầu nhân lực. [10, tr. 10].Nội dung GDHN ở THPT gồm những mạch nội dung sau:

- Nhu cầu về thị trường lao động. - Thông tin nghề nghiệp và cơ sở ĐT.

- Năng lực bản thân, hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình. - Lập kế hoạch lựa chọn hướng đi và chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT.

Những nội dung được thể hiện thành những chủ đề trong chương trình. Trong một số chủ đề, HS phải lập kế hoạch lựa chọn hướng đi và chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT. Nội dung chương trình lớp 10, 11 giúp các em tìm hiểu thông tin nghề nghiệp cụ thể; nội dung chương trình lớp 12 tập trung vào tìm hiểu thông tin ĐT và hướng phát triển kinh tế nhằm giúp cho việc quyết định chọn nghề. [10, tr. 13]

1.3.3. Các hình thức tổ chức hoạt động GDHN ở trường THPT

Hướng nghiệp và hoạt động trải nghiệm Hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường được quy định trong chương trình giáo dục THPT năm 2018 và được bắt buột cho các trường THPT và triển khai thực hiện từ năm 2022 - 2023 giúp học sinh hình thành các phẩm chất quan trọng và năng lực cốt lõi như: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, khám phá bản thân. Ở cấp THPT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện với mục tiêu giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS để có khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; biết tổ chức cuộc sống, công việc và quản lý bản thân trở thành người công dân có ích.

GDHN cho HS được tiến hành dưới nhiều hình thức ở gia đình, nhà trường và XH, trong đó các HTGDHN ở trường phổ thông giữ vai trò chủ đạo. Những HTGDHN cơ bản trong trường phổ thông có tính hệ thống, liên quan chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.

a. Hướng nghiệp thông qua các môn học

Việc chọn nghề của HS phụ thuộc vào sự hiểu biết chung về hệ thống nghề nghiệp và phụ thuộc vào những tri thức khoa học khác, vào kỹ năng, kỹ xảo được hình thành. Bởi vậy cần phải cố gắng dạy các môn học theo tinh thần GD kỹ thuật tổng hợp – HN. Những môn khoa học tự nhiên có khả năng HN rất lớn. Qua mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung các môn học với hoạt động lao động sản xuất của ngành kỹ thuật, HS sẽ thấy những tri thức về toán, lý, hoá, sinh vật được dùng trong những ngành sản xuất nào? Việc nắm những tri thức sẽ mở đường đi vào những nghề gì?

Việc dạy và học các môn khoa học XH có nhiều ý nghĩa chuẩn bị cho HS đi vào các lĩnh vực XH như: công tác GD, công tác Đoàn - Đội, công tác báo trí, thư viện, xuất bản, công tác trong lĩnh vực điều khiển, QL, lãnh đạo. Các môn văn học có khả

năng hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho công tác viết văn bản, sách báo, thông tin…

b. Hướng nghiệp thông qua học tập lao động kỹ thuật và lao động sản xuất

Việc dạy môn kỹ thuật và lao động sản xuất nhằm trang bị những tri thức về các nguyên lý kỹ thuật, QL sản xuất, tổ chức lao động và hình thành một số kỹ năng, kỹ xảo lao động, kỹ thuật với một số công cụ kỹ thuật phổ biến. Như vậy có nghĩa là phải đảm bảo tinh thần GD kỹ thuật tổng hợp – HN qua dạy lao động kỹ thuật cho HS. Việc tổ chức lao động tạo ra của cải vật chất cũng được coi là hoạt động dạy và học theo tinh thần GD kỹ thuật tổng hợp – HN. Khi tổ chức cho HS tham gia lao động với nông dân, công dân cần có kế hoạch tỉ mỉ, tổ chức chặt chẽ, lao động khoa học, được tiếp xúc với kỹ thuật mới để đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt và hình thành những hiểu biết mới trong lao động, gây cho các em có hứng thú với lao động sản xuất công, nông nghiệp.

c.Giới thiệu các ngành, nghề và hướng dẫn chọn nghề dưới hình thức các buổi GD hướng nghiệp.

Theo quy định của Bộ GD, để giúp cho HS hiểu biết các ngành, các nghề, các trường tạm thời sử dụng mỗi tháng một buổi lao động để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành, nghề. Chương trình sinh hoạt HN có tính hệ thống, liên tục chặt chẽ nhằm cung cấp cho HS biểu biết về:

- Cách lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

- Tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế, nghề nghiệp của đất nước và của địa phương trong thời gian tới.

- Đặc điểm, yêu cầu tâm - sinh lý của hệ thống nghề cơ bản trong XH và địa phương.

- Hệ thống trường, lớp DN của Trung Ương và của địa phương đối với khu vực kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể và nhân dân.

- Các hướng đi của HS sau khi ra trường.

d.Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá

Có rất nhiều hoạt động ngoại khoá về GDHN như: - Cho HS tham quan các CSSX, các trường học nghề.

- Tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ kinh tế, kỹ thuật, những người lao động giỏi, HSPT đã ra trường đang lao động sản xuất hay đang học tập trong các trường học nghề, trường chuyên nghiệp.

- Phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo tường để tranh luận về lựa chọn nghề nghiệp.

- Tổ chức các nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp mà mình thích thú.

- Tổ chức đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển.

 Các con đường HN nêu trên có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau vì thế cần phải tiến hành đồng bộ, trong đó hoạt động GDHN là con đường chính, có tầm quan trọng đặc biệt vì:

+ Cung cấp cho HS những thông tin nghề nghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, có chủ đích.

+ HS biết được về năng lực cá nhân, điều kiện và truyền thống gia đình để định hướng lựa chọn nghề trong thế giới nghề nghiệp, chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp một cách có ý thức, có cơ sở khoa học.

1.3.4. Các nguồn lực tham gia hoạt động GDHN cho học sinh THPT

Nguồn lực tham gia HĐGDHN ngoài đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường còn có các nguồn lực xã hội (tổ chức xã hội, doanh nghiệm, gia đình... Đây là yếu tố hết sức quan trọng quyết định chất lượng HĐGDHN ở trường THPT, đặc biệt là đội ngũ cán bộ GV - những người trực tiếp làm công tác này. Vì thế, phải chú trọng đến việc nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực hiện HĐGDHN của họ. Hiện nay, đội ngũ này hầu hết chưa được đào tạo bài bản về GDHN, mới chỉ qua tập huấn ngắn ngày ở sở Giáo dục, chưa đủ mạnh để đảm đương hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy mới xảy ra tình trạng làm theo kiểu đối phó là chỉnh, dẫn đến chất lượng HĐGDHN chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

1.4. Quản hoạt động gi o dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT

1.4.1. Quản lý kế hoạch tổ chức hoạt động GDHN tại các trường THPT

Nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu trưởng là làm thế nào để GV, NV biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường.

Kế hoạch HĐGDHN bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình, xác định từng bước thực hiện, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định phục vụ HĐGDHN. Việc xây dựng kế hoạch HĐGDHN giúp HT tập trung chú ý vào mục tiêu HĐGDHN, dự kiến khả năng ứng phó với những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả HĐGDHN trong trường. Đồng thời, tạo điều kiện cho HT dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động GDHN.

Thực tế cho thấy hiện nay, một trong những khâu quan trọng của việc QLHĐGDHN chính là tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN

các trường THPT. Việc cụ thể hóa kế hoạch, chương trình thực hiện theo từng thời điểm nhất định, phân công trách nhiệm từng thành viên và việc thực hiện kế hoạch đến đâu, hiệu quả ra sao đều phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN của HT. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDHN, có thể xảy ra những tình huống ngoài dự kiến của kế hoạch, cần có sự điều chỉnh kịp thời để đạt đến mục tiêu.

- Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban hướng nghiệp vào đầu năm học, xác định vấn đề và lựa chọn phương án hành động HN, chọn thành viên trong ban có tri thức và kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch HN, truyền đạt quyết định HN đến các thành viên trong trường.

- Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch hoạt động GDHN vào đầu năm học, phát hiện vấn đề và ra nhiệm vụ HN, đề ra nhiệm vụ HN một cách chính thức, dự kiến các phương án HN thay thế, so sánh các phương án dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả HN đã xác định.

- Lập kế hoạch thực hiện quyết định HN, thực hiện dạy hướng nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao.

- Tổng kết việc thực hiện quyết định HN, nhận x t, đánh giá, rút kinh nghiệm.

1.4.2. Quản lý nội dung GDHN tại các trường THPT

Bản chất của công việc HN là một hệ thống các tác động giúp HS chọn nghề một cách phù hợp. Hệ thống bao gồm:

- Các chủ thể tác động: nhà trường, gia đình, các cơ quan nhà nước (trong đó có cả các cơ sở sản xuất, xí nghiệp...), các tổ chức xã hội,...;

- Các phương tiện và PP tác động: HĐGDHN trong nhà trường, sự GD của gia đình, thông tin định hướng về các nghề nghiệp của các cơ quan chuyên môn của Nhà nước, tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, dự luận nhóm và dư luận xã hội, HĐ tư vấn nghề nghiệp của các trung tâm tư vấn nghề nghiệp:

- Đối tượng tắc động: Các động cơ và định hướng giá trị của HS;

Kết quả tác động: Sự s n sàng nghề nghiệp của HS; cụ thể là chuẩn bị cho HS có khả năng chọn nghề, trường nghề phù hợp với đòi hỏi của nghề nghiệp đúng với khả năng, nguyện vọng của mình và phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Nội dung cơ bản của HĐGDHN hiện nay trong trường THPT gồm:

- Từng bước giới thiệu cho HS các ngành nghề của địa phương và trong xã hội (thông tin nghề nghiệp); làm cho HS hiểu rõ ý nghĩa của việc lựa chọn nghề; trang bị cho HS những kiến thức sơ bộ, những hiểu biết cần thiết về các nghề chủ yếu, đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm làm ra các yêu cầu của nghề đối với lao động, yêu cầu về thái độ, phẩm chất, sức khỏe triển vọng của từng nghề; chú ý quan

tâm đến những nghề của xã hội và của địa phương có triển vọng phát triển trong những năm sắp tới;

- Tạo điều kiện tổ chức cho HS lao động, thực hành kỹ thuật để HS được tập được, thử sức, làm bộc lộ ở HS những đặc điểm về nhân cách, về tâm lý, sức khỏe, từ đó giúp các em định hướng và lực chọn ngành, nghề sau nay;

- Tổ chức hướng dẫn HS trong khâu chọn nghề dựa vào năng lực, sở trường của HS đã được bộc lộ, có đối chiếu với sự phân công lao động xã hội, đồng thời điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết và giúp đỡ cho HS học tập và rèn luyện theo ngành, nghề đã chọn qua các HĐGDHN trong nhà trường;

- Tạo điều kiện và giúp đỡ, bố trí công việc cho HS phù hợp với ngành, nghề mà HS đã chọn và đã được rèn luyện trong nhà trường. Để đảm bảo được điều này, người QL phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ sở sản xuất ngay từ khâu đầu tiên và trong cả quá trình HN cho HS. Trường học sẽ cung cấp cho các trường đào tạo, các cơ sở sản xuất về đặc điểm nhân cách của từng HS và tạo điều kiện tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp, tuyển chọn người lao động được thuận lợi, chính xác và phù hợp.

Như vậy, công tác QL nội dung GDHN trong nhà trường THPT hiện nay, đòi hỏi phải xuất phát từ những quan điểm xây dựng nội dung nêu trên để có sự chỉ đạo thực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)