7. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Các hình thức tổ chức hoạt động GDH Nở trườngTHPT
Hướng nghiệp và hoạt động trải nghiệm Hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường được quy định trong chương trình giáo dục THPT năm 2018 và được bắt buột cho các trường THPT và triển khai thực hiện từ năm 2022 - 2023 giúp học sinh hình thành các phẩm chất quan trọng và năng lực cốt lõi như: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, khám phá bản thân. Ở cấp THPT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện với mục tiêu giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS để có khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; biết tổ chức cuộc sống, công việc và quản lý bản thân trở thành người công dân có ích.
GDHN cho HS được tiến hành dưới nhiều hình thức ở gia đình, nhà trường và XH, trong đó các HTGDHN ở trường phổ thông giữ vai trò chủ đạo. Những HTGDHN cơ bản trong trường phổ thông có tính hệ thống, liên quan chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.
a. Hướng nghiệp thông qua các môn học
Việc chọn nghề của HS phụ thuộc vào sự hiểu biết chung về hệ thống nghề nghiệp và phụ thuộc vào những tri thức khoa học khác, vào kỹ năng, kỹ xảo được hình thành. Bởi vậy cần phải cố gắng dạy các môn học theo tinh thần GD kỹ thuật tổng hợp – HN. Những môn khoa học tự nhiên có khả năng HN rất lớn. Qua mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung các môn học với hoạt động lao động sản xuất của ngành kỹ thuật, HS sẽ thấy những tri thức về toán, lý, hoá, sinh vật được dùng trong những ngành sản xuất nào? Việc nắm những tri thức sẽ mở đường đi vào những nghề gì?
Việc dạy và học các môn khoa học XH có nhiều ý nghĩa chuẩn bị cho HS đi vào các lĩnh vực XH như: công tác GD, công tác Đoàn - Đội, công tác báo trí, thư viện, xuất bản, công tác trong lĩnh vực điều khiển, QL, lãnh đạo. Các môn văn học có khả
năng hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho công tác viết văn bản, sách báo, thông tin…
b. Hướng nghiệp thông qua học tập lao động kỹ thuật và lao động sản xuất
Việc dạy môn kỹ thuật và lao động sản xuất nhằm trang bị những tri thức về các nguyên lý kỹ thuật, QL sản xuất, tổ chức lao động và hình thành một số kỹ năng, kỹ xảo lao động, kỹ thuật với một số công cụ kỹ thuật phổ biến. Như vậy có nghĩa là phải đảm bảo tinh thần GD kỹ thuật tổng hợp – HN qua dạy lao động kỹ thuật cho HS. Việc tổ chức lao động tạo ra của cải vật chất cũng được coi là hoạt động dạy và học theo tinh thần GD kỹ thuật tổng hợp – HN. Khi tổ chức cho HS tham gia lao động với nông dân, công dân cần có kế hoạch tỉ mỉ, tổ chức chặt chẽ, lao động khoa học, được tiếp xúc với kỹ thuật mới để đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt và hình thành những hiểu biết mới trong lao động, gây cho các em có hứng thú với lao động sản xuất công, nông nghiệp.
c.Giới thiệu các ngành, nghề và hướng dẫn chọn nghề dưới hình thức các buổi GD hướng nghiệp.
Theo quy định của Bộ GD, để giúp cho HS hiểu biết các ngành, các nghề, các trường tạm thời sử dụng mỗi tháng một buổi lao động để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành, nghề. Chương trình sinh hoạt HN có tính hệ thống, liên tục chặt chẽ nhằm cung cấp cho HS biểu biết về:
- Cách lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
- Tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế, nghề nghiệp của đất nước và của địa phương trong thời gian tới.
- Đặc điểm, yêu cầu tâm - sinh lý của hệ thống nghề cơ bản trong XH và địa phương.
- Hệ thống trường, lớp DN của Trung Ương và của địa phương đối với khu vực kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể và nhân dân.
- Các hướng đi của HS sau khi ra trường.
d.Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá
Có rất nhiều hoạt động ngoại khoá về GDHN như: - Cho HS tham quan các CSSX, các trường học nghề.
- Tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ kinh tế, kỹ thuật, những người lao động giỏi, HSPT đã ra trường đang lao động sản xuất hay đang học tập trong các trường học nghề, trường chuyên nghiệp.
- Phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo tường để tranh luận về lựa chọn nghề nghiệp.
- Tổ chức các nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp mà mình thích thú.
- Tổ chức đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển.
Các con đường HN nêu trên có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau vì thế cần phải tiến hành đồng bộ, trong đó hoạt động GDHN là con đường chính, có tầm quan trọng đặc biệt vì:
+ Cung cấp cho HS những thông tin nghề nghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, có chủ đích.
+ HS biết được về năng lực cá nhân, điều kiện và truyền thống gia đình để định hướng lựa chọn nghề trong thế giới nghề nghiệp, chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp một cách có ý thức, có cơ sở khoa học.